Phân tích môi trường nội bộ Điện lực Ba Đình

Một phần của tài liệu Phân tích và một số giải pháp chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Ba Định giai đoạn 2009 2015 (Trang 94 - 106)

2.2 Phân tích môi trường chiến lược của Điện lực Ba Đình

2.2.3 Phân tích môi trường nội bộ Điện lực Ba Đình

Con người là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất dẫn đến thành công của một doanh nghiệp, với nhận thức đó Điện lực đã luôn quan tâm đầu tư phát triển về quy mô cũng như chất lượng nguồn nhân lực của mình.

Đối với Điện lực Ba Đình, do đặc điểm đặc thù là cơ chế hạch toán phụ thuộc, các quyết định tuyển dụng nhân sự sẽ do công ty thực hiện sau đó phân bổ lại cho các Điện lực căn cứ vào định biên lao động hàng năm của mỗi Điện lực. Điều này có những thuận lợi và khó khăn nhất định cho Điện lực.

Theo số liệu tổng hợp cảu Phòng hành chính Tổ chức Điện lực Ba Đình, ta

có tổng hợp tình hình nhân sự của Điện lực trong các năm qua - bảng 2.7.

Bảng 2.8 – Tình trạng tổ chức nhân lực của Điện lực.

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Số lượng Năm

2006

Năm 2007

Năm 2008

Ước 2009

Tổng số lao động người 305 288 295 300

1 Theo nhu cầu sử dụng

- Lao động tham gia SXKD người 305 288 295 300

- Lao động dôi dư người

2 Theo trình độ

- Trên đại học người 2 2 2 2

- Đại học người 48 52 56 88

- Cao đẳng, Trung cấp người 44 38 37 213

3 Theo giới tính

- Nam người 190 182 181 180

- Nữ người 115 106 114 120

Nguồn: Phòng Hành chính Tổ chức Điện lực Ba Đình Phân tích nguồn nhân lực của Điện lực tại thời điểm năm 2008, ta thấy:

- Tỷ lệ lao động có trình độ trên Đại học chiếm 2/295 người tương đương 0,68% số lao động (trong đó có Giám đốc Điện lực và 1 Phó Phòng).

- Tỷ lệ lao động có trình độ Đại học chiếm 56/295 người tương đương 18,98%. Trong số này, 8/9 Trưởng phòng đều có trình độ Đại học.

- Tỷ lệ lao động có trình độ Cao đẳng, trung cấp chiếm 37/295 người tương đương 12,54%. Trong số các lao động này hầu hết làm việc tại các Phòng, Ban của Điện lực.

- Số lao động còn lại chiếm 67,8% đều là lao động kỹ thuật được đào tạo qua các trường nghề của ngành.

- Tỷ lệ lao động nam/ lao động nữ là 181/114 tương đương 61,36%/38,64%.

- Ngoài ra, thống kê các số liệu khác về độ tuổi lao động cũng cho ta kết quả:

+ Độ tuổi của CNV dưới 30 tuổi chiếm 62/295 người tương đương 21,02%.

+ Độ tuổi của CNV từ 30 - 39 tuổi chiếm 96/295 người tương đương 32,54%.

+ Độ tuổi của CNV từ 40 - 49 tuổi chiếm 94/295 người tương đương 31,86%.

+ Độ tuổi của CNV từ 50 - 59 tuổi chiếm 43/295 người tương đương 14,58%.

Ta tổng kết một số thuận lợi, khó khăn của Điện lực trong công tác nhân sự:

Thuận lợi:

- Bộ máy quản lý nhân sự là những người có trình độ, năng lực, được đào tạo bài bản thể hiện ở khía cạnh: Giám đốc đã có bằng Thác sỹ Quản trị kinh doanh, Kỹ sư chuyên ngành điện, 3 Phó Giám đốc có bằng kỹ sư chuyên ngành, 8/9 Trưởng Phòng chuyên môn đều có trình độ Đại học, 1 Trưởng Phòng có trình độ Cao đẳng.

Các Đội trưởng đội sản xuất đều là công nhân bậc cao 7/7, là những người đãn gắn bó nhiều năm trên địa bàn. Trong số các cán bộ quản lý, chỉ duy nhất có Trưởng Phòng hành chính tổ chức là chuẩn bị về hưu (58 tuổi), còn lại: 4/4 Giám đốc và Phó Giám đốc dưới 52 trong đó có 2 người dưới 40 tuổi, 8/9 Trưởng Phòng dưới 50 tuổi; 8/11 Đội trưởng sản xuất dưới 50 tuổi, 3/11 Đội trưởng sản xuất tuổi dưới 52.

Trong tất cả các Chánh, phó Giám đốc, Trưởng Phòng, Đội trưởng thì chỉ có duy nhất 1 người là nữ dưới 50 tuổi. Như vậy cơ cấu bộ máy quản lý của Điện lực có thuận lợi rất lớn: là những cán bộ trẻ, có năng lực, trình độ, được đào tạo chính qui bài bản.

- Đối với chất lượng cơ cấu của hệ thống nhân lực của Điện lực: Nhân lực có cơ cấu thuận lợi về độ tuổi (85,42% nhân lực dưới 50 tuổi, 14,58% còn lại trên 50 tuổi), thuận lợi về tay nghề trình độ (32,2% là có trình độ từ cử nhân trở lên đến thạc sỹ, 67,8% số còn lại là lao động kỹ thuật đã được đào tạo qua trường lớp), thuận lợi về cơ cấu giới tính với tỷ lên nam/nữ là 61,36% nam/ 38,64% là lao động nữ ( trong đó lao động nam chủ yếu tham gia sản xuất trực tiếp, lao động nữ tham gia khâu gián tiếp, thu ngân).

- Hàng năm, Công ty đều bố trí các lớp học nâng cao trình độ cho cán bộ

quản lý, giữ tay nghề và nâng bậc cho các công nhân của Điện lực.

- Điện lực có bộ máy các đơn vị Phòng ban tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu công tác. Trong đó đã xây dựng chức năng, yêu cầu, trách nhiệm và phạm vi công việc cụ thể của mỗi phòng, ban trong phạm vi Điện lực.

Khó khăn:

- Do yêu cầu phải tạo một đội ngũ kế cận thay thế đội ngũ cán bộ công nhân về nghỉ theo chế độ và một mặt cũng để đảm bảo quá trình mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, trong thời gian qua việc tuyển dụng tổ chức sắp xếp lao động mới tương đối nhiều, trong khi đó công tác quản lý, giao việc, đánh giá và sáng lọc đối với cán bộ quản lý mới tuyển dụng, đặc biệt là kỹ sư, cử nhân mới ra trường chưa được thường xuyên, triệt để, chưa tuyển chọn được nhiều cán bộ mới có năng lực để có kế hoạch bồi dưỡng phát huy năng lực của cán bộ để phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Công tác kèm cặp kỹ sư, cử nhân mới ra trường và công nhân kỹ thuật chưa phát huy tối đa hiệu quả.

- Sự thích ứng với thay đổi của môi trường làm việc kém do mức độ trì trệ trong tâm lý đại đa số người lao động.

- Sự phối hợp ngang ở một số khâu, 1 số bộ phận trong Điện lực còn chưa an khớp trong công việc dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao (cơ chế mô hình quản lý trong đó mâu thuẫn giữa đơn vị quản lý và đơn vị thao tác, …).

- Trình độ năng lực chuyên môn của các nhân viên không đồng đều do thiếu ý thức trong công tác.

2.2.3.2 Trình độ công nghệ và cơ sở vật chất của Điện lực

Phân tích trình độ công nghệ và cơ sở vật chất hiện có của Điện lực, tác giả chia ra làm 2 mảng là trình độ công nghệ trong hoạt động sản xuât kinh doanh và cơ sở vật chất phục vụ công tác kinh doanh sản xuất.

Trình độ năng lực công nghệ:

Trong công tác sản xuất kinh doanh hiện nay, trình độ công nghệ có tác động rất lớn đến sản xuất kinh doanh chung của Điện lực. Hiện tại, toàn bộ các Phòng ban của Điện lực đã được trang bị máy tính với số lượng mỗi nhân viên phòng ban

có 1 bàn làm việc riêng có máy tính riêng kết nối internet, có máy in riêng, Điện lực có hệ thống máy chủ phục vụ cho các hoạt động tài chính, vật tư, viễn thông gồm 4 máy chủ. Công tác chuyên môn được tận dụng triệt để cá tiến bộ của công nghệ thông tin trong đó có các chương trình Quản lý vật tư và kinh doanh CMIS, chương trình tài chính FMIS kết nối với công ty, công tác lưu trữ và báo cáo số liệu kinh doanh và số liệu kỹ thuật được hợp nhất thành 1 hệt hống lưu trữ trên máy chủ của công ty thông qua đường truyền internet. 100% cán bộ và nhân viên khối Phòng, Ban được đào tạo và sử dụng thành thạo các chương trình máy tính phục vụ tác nghiệp hàng ngày.

Một số công nghệ mới trong vận hành kinh doanh đã được thí điểm áp dụng trên địa bàn Điện lực như Công nghệ đo chỉ số công tơ từ xa của Israen, công nghệ đo chỉ số công tơ từ xa sử dụng sóng wifi của chính phủ Hàn Quốc tài trợ, công nghệ vật liệu composite ép nóng, công nghệ mạ kẽm nhúng nóng, công nghệ làm đầu cáp co ngót nóng và co ngót nguội, công nghệ thu thập, giám sát điều khiển hệ thống điện từ xa SCADA, … Các công nghệ này đã được áp dụng vào thực tế trên lưới điện và hoạt động kinh doanh của Điện lực mang lại hiệu quả cao.

Trong lĩnh vực viễn thông, ngành điện đã kịp thời ứng dụng công nghệ thông tin di động trên nền tảng 3G trong đó, Điện lực Ba Đìnhđã hoàn tất xây dựng cơ sở hạ tầng các trạm BTS thu phát song 3G với 15 vị trí trên địa bàn Quận.

Tuy nhiên vẫn còn một số điểm cần khắc phục, hoàn thiện:

- Một bộ phận lưới điện vẫn còn nhiều khiếm khuyết cần được sửa chữa, cải tạo và thay mới do sử dụng công nghệ lạc hâu, lâu ngày như vẫn còn lưới điện điện áp 10kV, vẫn sử dụng hệt hống đường dây không đi trên cột điện, các máy biến áp và thiết bị đóng cắt khác có thời gian sử dụng quá lâu (có thiết bị đã sử dụng trên 25 năm trên lưới) chính những điều này gây nên sự mất an toàn trong dảm bảo chất lượng điện năng.

- Trong vận hành, các thiết bị thao tác chủ yếu là bằng tay, thủ công. Khi cần thực hiện, Điện lực sẽ cử CBCNV đến tận nơi lắp đặt thiết bị để thao tác. Điều này kéo dài thời gian phát hiện và xử lý sự cố, làm tăng thời gian mất điện ảnh hưởng

đến khách hàng dùng điện.

- Trong bảo dưỡng thiết bị: Khi cần bảo dưỡng thiết bị, Công ty đều phải cắt điện để thực hiện cô lập thiết bị hoặc chuyển nguồn gây nên sự gián đoạn trong việc cung cấp điện cho khách hàng.

- Việc đầu tư công nghệ trong quản lý vận hành sửa chữa hệ thống điện thật sự cần thiết, tuy nhiên tính đến nay, Điện lực mới bắt đầu triển khai áp dụng hệ thống SCADA trong quản lý vận hành lưới điện. Để thực hiện việc tự động hoá hoạt động quản lý vận hành lưới điện, Công ty điện lực Hà Nội cần phải cung cấp đủ nguồn vốn đầu tư.

- Các thiết bị đầu cuối của dịch vụ viễn thông còn nghèo nàn, chủng loại mẫu mã không hấp dẫn cộng với giá thành thiết bị cao không hấp dẫn khách hàng.

Trình độ năng lực về cơ sở vật chất:

Theo số liệu quản lý kỹ thuật và tài sản cố định của Điện lực Ba Đình có:

- Điện lực có trụ sở chính tại số 6 Hàng Bún với 2 dãy nhà làm việc 4 tầng bao gồm cả kho tàng, nhà để xe. Tổng số phòng/ diện tích làm việc của Điện lực đạt 42 phòng/1200mP2P trong đó có 1 Hội trường lớn phục vụ hội họp thường kỳ. Vị trí trụ sở chính nằm ở ngã tư Phạm Hồng Thái – Hàng Bún thuận lợi trong giao tiếp khách hàng và giao thông đi lại. Ngoài ra còn có các trụ sở chi nhánh ở các địa bàn dân cư phục vụ công tác quản lý sửa chữa điện cho dân với 8 vị trí; có 2 nhà kho nằm tại phố Châu Long và Phố Hoàng Hoa Thám. Điều kiện về mặt bằng rộng rãi, phù hợp với mục đích yêu cầu sử dụng của công tác là điểm thuận lợi lớn trong công tác kinh doanh vận hành của cơ quan.

- Hệ thống máy tính Điện lực có 4 máy chủ hoạt động liên tục 24/7 phục vụ các công tác khác nhau và riêng biệt. Toàn bộ Điện lực hiện có 110 máy tính với mạng LAN nội bộ trong toàn Điện lực và liên kết với Công ty phục vụ nhu cầu chia sẻ dữ liệu và báo cáo. Các máy tính của Điện lực cũng được kết nối chung 1 đường truyền internet tốc độ 2MB đảm bảo thông suốt.

Mạng máy tính đã được xây dựng cho khối phòng ban Điện lực. Các ứng dụng tin học đã được triển khai dựa trên nền công nghệ mạng diện rộng (WAN).

Các phần mềm quản lý thông tin khách hàng CMIS (Customer Management Information System) và phần mềm kế toán FMIS (Finelcial Management Information System) đã được áp dụng, phân quyền sử dụng trong CBCNV đã giúp cho Điện lực quản lý tốt các khâu trong kinh doanh.

Các Phòng ban chức năng trong nội bộ Điện lực có 2 hệ thống thông tin riêng biệt bao gồm hệ thốn thông tin tổng đài nội bộ 5 số và hệ thống điện thoai cố định không dây của EVN-Telecom, mỗi đơn vị có 1 điện thoại nội bộ và 1 điện thoại cố định không dây.

- Trang bị phục vụ công tác sản xuất gồm có xe tải cẩu 3 tấn, xe thí nghiệm điện, xe nâng, xe bán tải, xe sửa chữa điện, … tổng số xe máy lên đến 8 xe. So với các điện lực khác thì đây là điểm rất thuận lợi của Điện lực Ba Đình, toàn bộ Công ty chỉ có duy nhất 02 xe thí nghiệm điện/29 Điện lực; số lượng xe tải cẩu của toàn Công ty cũng chỉ có 10/29 Điện lực được trang bị.

- Các trang thiết bị và tài sản cố định trên lưới điện được thống kê trong các bảng số liệu do Phòng Kỹ thuật an toàn Điện lực Ba Đình cung cấp.

Bảng 2.9- Khối lượng quản lý kỹ thuật - tài sản trên lưới điện Quận Ba Đình

TT Hạng mục tài sản Đơn

vị Khối lượng Tỷ trọng

1 Số trạm biến áp Trạm

Điện lực 384 69.95%

Khách hàng 165 30.05%

Tổng cộng 549

2 Số lượng máy biến áp Máy

Điện lực 409 65.54%

Khách hàng 215 34.46%

Tổng cộng 624

3 Dung lượng máy biến áp KVA

Điện lực 195,830 53.82%

Khách hàng 168,055 46.18%

Tổng cộng 363,885

4 Khối lượng đường dây trung thế ngầm km

Điện lực 159.89 95.14%

Khách hàng 8.16 4.86%

TT Hạng mục tài sản Đơn

vị Khối lượng Tỷ trọng

Tổng cộng 168.05

5 Khối lượng đường dây trung thế nổi km

Điện lực 6.30 99.37%

Khách hàng 0.04 0.63%

Tổng cộng 6.34

6 Khối lượng đường dây hạ thế của Điện lực km

Ngầm 11.69 1.57%

Nổi 733.45 98.43%

Tổng cộng 745.14

7 Khối lượng cầu dao cách ly Bộ

Điện lực 37.00 37.76%

Khách hàng 61.00 62.24%

Tổng cộng 98.00

8 Khối lượng cầu dao phụ tải Bộ

Điện lực 391.00 82.49%

Khách hàng 83.00 17.51%

Tổng cộng 474.00

9 Khối lượng tủ RMU Bộ

Điện lực 153.00 63.75%

Khách hàng 87.00 36.25%

Tổng cộng 240.00

10 Khối lượng công tơ mua bán điện Cái

3 pha 2,381 3.24%

1 pha 71,094 96.76%

Tổng cộng 73,475

Nguồn Phòng kỹ thuật an toàn Điện lực Ba Đình - Hiện nay, Điện lực Ba Đình chỉ còn duy nhất 1 lộ đường dây trung thế nổi điện áp 10kV, còn lại đều là các đường cáp ngầm trung thế điện áp 22kV. Đây là một điểm thuận lợi lớn so với các Điện lực khác vì lưới điện trung thế đã được ngầm hóa gần như toàn bộ và điện áp vận hành 22kV là điện áp tối ưu hiện nay trong truyền tải, phân phối điện năng (tối ưu trong việc truyền tải công suất lớn, trong biện pháp bảo vệ và trong công tác giảm tổn thất điện năng cũng như trong công tác chuẩn hóa lưới điện theo định hướng chung của EVN).

Với số liệu thống kê về cơ sở vật chất kỹ thuật lưới điện như trên, Điện lực

có những thuận lợi:

+ Lưới điện tương đối hiện đại, cấu trúc mạch vòng chuẩn, thuận tiện trong vận hành, giảm tổn thất điện năng.

+ Thiết bị trên lưới được đồng bộ hóa về tiêu chuẩn (điện áp vận hành 22kV chung cho toàn lưới).

+ Nhiều thiết bị áp dụng công nghệ mới, hiện đại được đưa vào sử dụng (các tủ RMU – Ring Mains Unit, các máy biến áp kiểu sứ kín, …..).

+ Lưới điện được ngầm hóa gần như toàn bộ, giảm thiểu nhân lực trong công tác vận hành, duy tu, bảo dưỡng.

Ngoài các điểm thuận lợi kể trên, vẫn còn các mặt tồn tại:

+ Công tác ghi chỉ số công tơ và lập hoá đơn tiền điện được thực hiện thủ công nên gây nhiều phiền toái cho khách hàng như: ghi sai chỉ số, lập sai hoá đơn tiền điện hoặc làm giảm năng suất lao động (Để tự động hoá việc đọc chỉ số công tơ, Điện lực cần đầu tư thêm 1 lượng ước vào khoảng 650.000đ cho một công tơ hay khoảng 47,758 tỷ đồng cho toàn bộ hệ thống đo đếm điện năng - suất đầu tư cho dự án thí điểm lắp đặt đo đếm ghi chỉ số từ xa).

- Công tác thu tiền điện và hóa đơn cước viễn thông được thực hiện chủ yếu thông qua các thu ngân viên được cử đến từng nhà khách hàng. Số lượng thu ngân viên toàn Điện lực là 37 người và có xu hướng ngày càng tăng do số lượng khách hàng tăng. Điều này làm tăng số lượng nhân viên đồng thời gây ra nhiều rủi ro cho người thu tiền như: tiền giả, tiền thiếu, bị cướp giật, bị khách hàng lăng mạ....

- Tiền cước dịch vụ viễn thông chưa thu được 1 cách linh hoạt do việc sử dụng đội ngũ thu ngân viên tiền điện để thu phân chia theo từng địa bàn, ngành điện chưa xây dựng được các điểm nhận thanh tóan tiền cước viễn thông linh hoạt cũng như cách thu nộp cước viễn thông linh hoạt như các đơn vị viễn thông khác.

- Điện lực chưa xây dựng một cơ sở dữ liệu dùng chung, tất cả các công nghệ của Điện lực đều được nhập khẩu và doanh nghiệp mới dừng lại ở việc khai thác, sử dụng các công nghệ này.

Điện lực chưa thể sửa đổi, phát triển các công nghệ để phục vụ hữu hiệu

Một phần của tài liệu Phân tích và một số giải pháp chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Ba Định giai đoạn 2009 2015 (Trang 94 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)