Chiến lược tăng trưởng tập trung

Một phần của tài liệu Phân tích và một số giải pháp chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Ba Định giai đoạn 2009 2015 (Trang 121 - 124)

Dựa trên cơ sở thế mạnh về quản lý, cơ sở vật chất và cơ hội sinh lời do kinh doanh độc quyền hàng hóa chiến lược để phát triển mạnh mẽ lưới điện nhằm tăng

lượng điện thương phẩm để tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận.

Giải pháp thực hiện: Hiện nay tốc độ tăng trưởng phụ tải điện hằng năm lớn do nhu cầu sử dụng các thiết bị điện trong đại bộ phân dân cư ngày càng phổ biến như điều hòa, tủ lạnh, máy sấy, bình nóng lanh, ... Đây là các thiết bị ngày càng thiết yếu và không thể thiếu đối với mỗi hộ gia đình. Chiến lược tăng trưởng tập trung sẽ chú trọng đến đầu tư phát triển mạng lưới phân phối điện (các trạm biến áp, các khu hạ thế, …) qua đó đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải trên địa bàn Quận Ba Đình từ nay đến 2015.

Bảng 3.4 Khối lượng đầu tư và vốn đầu tư các dự án điện của Điện lực Ba Đình tính đến năm 2015.

TT Hạng mục Đơn vị Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015 1 Tổng số khách hàng Hé 75950 77200 78550 79860 81000 82280

2 Tăng trưởng %

1.65

1.75

1.67

1.43

1.58 3 Sản lượng điện đầu nguồn tr. kwh 581 618 661 707 769 822

4 Tăng trưởng %

6.37

6.96

6.96

8.77

6.89 5

Sản lượng điện thương

phẩm tr. kwh 554 590 631 676 727 785

6 Tăng trưởng % 6.50 6.95 7.13 7.54 7.98

7 Đầu tư lưới điện trung áp

7.1 Đường dây trung áp km 3 3 2 2 2 2

7.2 Dung lượng máy biến áp kVA 9200 48000 2000 2000 2400 2400 7.3 Vốn đầu tư tr.đồng 42000 18000 12000 14000 15000 16000

8 Đầu tư lưới điện hạ áp

8.1 Đường dây hạ áp km 10 6 5 5,5 6 6,2

8.2 Vốn đầu tư tr.đồng 5700 1500 2000 2200 2400 2600

Để thực hiện được khối lượng đầu tư trong bảng 3.4, cần tập trung vào các khâu:

+ Hoàn thành kế hoạch đầu tư xây dựng qua từng năm. Đây là khâu khó khăn nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện. Việc đầu tư phải dựa trên nguồn vốn đi vay thương mại của các ngân hàng thương mại.

Tận dụng các vị trí có thể xây dựng thêm các trạm biến áp, tiến hành đo, vẽ và xin xác nhận của chính quyền địa phương trên cơ sở các vị trí theo quy hoạch được duyệt, giảm bớt thời gian chờ xin phép.

Thực hiện công tác lập phương án đầu tư chính xác, hiệu quả, đạt tiến độ và thời gian yêu cầu. Công tác giám sát thi công và thanh quyết toán công trình cần được theo dõi sát sao nhằm quyết toán công trình hàng năm kịp tiến độ.

+ Triển khai và hực hiện triệt để chương trình giảm tổn thất điện năng hàng năm (chủ trì là các Phòng Kỹ thuật, Phòng Kinh doanh, Phòng Kiểm tra và giám sát sử dụng điện và các Đội quản lý Điện Phường) để tiến độ tỷ lệ tổn thất hướng đến 4,5% vào năm 2015, qua đó đạt mục tiêu thương phẩm, doanh thu đề ra. Các biện pháp giảm tổn thất điện năng:

- Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo chống tổn thất của Điện lực, gắn liền với công tác giảm tổn thất với lợi nhuận kinh doanh của các đơn vị. Phân tích và giao trách nhiệm thực hiện chỉ tiêu tổn thất điện năng đến từng tổ đội, cá nhân.

Thành lập Đội quản lý chịu trách nhiệm quản lý tổn thất các đường dây trung thế.

- Tăng cường các biện pháp chặt chẽ đối với các công tơ thương phẩm, nâng cao chất lượng, cải tiến hình thức phúc tra bằng việc phúc tra cả trước và sau kỳ ghi chỉ số, kiểm tra định kỳ, thay công tơ định kỳ, thay mất, chết, cháy. Kịp thời khắc phục sự cố đo đếm phục vụ khách hàng, không để tồn công tơ mất, chết, cháy trên lưới. Đẩy mạnh kiểm tra chống lấy cáp điện, xử lý kịp thời đối vói các trường hợp công tơ tạm tính chỉ số điện năng tiêu thụ.

- Quản lý chặt chẽ công tơ đầu nguồn ranh giới giữa các điện lực, thực hiện tính tổn thất các TBA công cộng ngay sau kỳ ghi chỉ số công tơ. Phân tích nguyên nhân, giải quyết triệt để các trạm có tỷ lệ tổn thất cao.

- Tính toán, phân tích tổn thất thực hiện trong tháng theo từng lộ đường dây.

Đẩy mạnh việc lắp đặt công tơ điện tử nhằm cảnh báo kịp thời về các lỗi kỹ thuật gây nên thất thoát điện năng trong quá trình sử dụng và nâng cao chất lượng hệ thống đo đếm.

- Lập phương án xây dựng chương trình quản lý, mã hoá công tơ bằng thiết

bị đọc mã số, mã vạch. Khảo sát một số chủng loại công tơ 1 pha vận hành trên lưới điện để đánh giá chất lượng và đề xuất về việc nâng cao chất lượng công tơ và thời hạn thay định kỳ hợp lý để giảm tổn thất điện năng.

+ Triển khai và thực hiện chương trình quản lý kỹ thuật, giảm suất sự cố hàng năm (chủ trì Phòng Kỹ thuật và Đội Quản lý vận hành). Tác dụng giảm sự cố, tăng độ ổn định cung cấp điện để tăng điện năng thương phẩm.

Chương trình quản lý kỹ thuật hàng năm trong đó có chương trình giảm suất sự cố phải được lập tỉ mỉ đến từng tháng, tuần, phân công trách nhiệm thực hiện và theo dõi cho từng cá nhân, đơn vị cụ thể.

+ Phối hợp các công tác trên lưới điện để hạn chế thời gian cắt điện, gián đoạn cung cấp điện.

Một phần của tài liệu Phân tích và một số giải pháp chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Ba Định giai đoạn 2009 2015 (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)