3.2.1 Cơ sở lựa chọn mô hình phân tích SWOT áp dụng đối với trường hợp Điện lực Ba Đình.
Trong chương I tác giả đã trình bày một số mô hình phân tích chiến lược hiện đang sử dụng. Mỗi một mô hình đều có những ưu điểm và những mặt hạn chế nhất định và được áp dụng thích hợp trong những điều kiện nhất định.
Phương pháp phân tích của M.Porter đã đưa ra một khung cảnh chung của nghiên cứu cường độ cạnh tranh. Các mô hình nghiên cứu ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm của BCG, Mc Kinsey đã nhấn mạnh đến sự phân khúc các sản phẩm và đưa ra các chiến lược của từng khúc cho phù hợp với chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Mô hình SWOT phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trong trạng thái động và không đặt ra một giả thiết nào, nó cho ta cái nhìn toàn diện về thực trạng môi trường của doanh nghiệp, từ đó kết hợp với mong muốn ước vọng của nhà quản trị để đưa ra các chiến lược tổng quát và chiến lược chức năng phù hợp.
Kỹ thuật phân tích SWOT giúp người ta dự báo thay đổi của ngoại cảnh và bên trong của tổ chức, từ đó tổng hợp kết quả nghiên cứu môi trường, nhận diện được những đe doạ, cơ hội các điểm mạnh, điểm yếu mà doanh nghiệp đang và sẽ đối mặt trong quá trình hoạt động, trên cơ sở đó đề ra chiến lược một cách khoa học.
Chương II, tác giả đã phân tích môi trường chiến lược hoạt động kinh doanh của Điện lực Ba Đình, trong đó nhận diện các điểm mạnh, điểm yếu cũng như các nguy cơ và thách thức đối với môi trường kinh doanh của Điện lực Ba Đình.
Như vậy, dùng mô hình SWOT để phân tích chiến lược sẽ soạn thảo ra các chiến lược có tính khả thi hơn vì nó phù hợp với thực trạng, khả năng và mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, tác giả đã lựa chọn mô hình SWOT để phân tích và xây
dựng các định hướng chiến lược cho Điện lực Ba Đình đến năm 2015.
3.2.2 Thiết lập và phân tích ma trận SWOT.
Từ tổng kết phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp để nhận diện các cơ hội và thách thức của môi trường kinh doanh; phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp để nhận diện các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, tác giả đã có tổng kết các cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu ở cuối chương II.
Trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ tập hợp một số nét chính để thiết lập nên ma trận SWOT cho việc định ra một số giải pháp chiến lược áp dụng đối với điện lực Ba Đình.
Bảng 3.3 Ma trận SWOT phân tích, hoạch định chiến lược Điện lực Ba Đình.
Phân tích ma trận SWOT
Cơ hội (O)
1. Nhu cầu sử dụng điện tăng.
2. Chưa có sản phẩm thay thế.
3. Ưu đãi của Chính phủ đối với ngành(cả về tài chính).
4. 100% thị phần điện là do Điện lực giữ.
5. Cơ hội trong việc tiếp cận và chuyển giao công nghệ.
6. Giấy phép họat động 3G..
Nguy cơ (T)
1. Biến động bất lợi về tỷ giá ngoại tệ.
2. Bùng nổ công nghệ mới, nguy cơ tụt hậu công nghệ.
3. Nợ của Điện lực tăng do tăng nhu cầu đầu tư, xây dựng.
4. Rủi ro trong kinh doanh do địa hình phức tạp.
Điểm mạnh (S)
1. Đội ngũ công nhân có tay nghề cao và có nhiều kinh nghiệm trong quản lý vận hành lưới điện.
2. Bộ máy quản lý trẻ, có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và điều hành.
3. Công nghệ sử dụng hiện đại, năng lực hệ thống lưới điện và thiết bị tôt.
4. Năng lực đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt.
5. Cơ sở vật chất đầy đủ, thuận lợi.
6. Hạ tầng viễn thông hoàn chỉnh..
Phối hợp S - O - Đầu tư phát triển lưới điện đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.
- Tận dụng thế mạnh về con người và công nghệ, thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Phát triển đa dạng hóa dịch vụ viễn thông trên nền tảng 3G.
Phối hợp S-T - Đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng tăng doanh thu.
- Triển khai công nghệ 3G, nâng cao chất lượng mạng.
Điểm yếu (W) Phối hợp W - O Phối hợp W - T
1. Một số công đoạn vẫn thực hiện thủ công.
2. Các hình thức thu tiền chưa đa dạng ảnh hưởng đến hiệu quả thu.
3. Khả năng chủ động về nguồn vốn yếu.
4. Công nghệ sử dụng nhập khẩu toàn bộ, doanh nghiệp mới dừng ở chỉ khai thác, sử dụng.
5. Hoạt động Marketing chưa được quan tâm đúng mức.
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ.
- Thực hiện chuyên nghiệp hoá các hoạt động Marketing.
- Khai thác và huy động vốn từ các nguồn liên doanh liên kết.
- Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển để tránh nguy cơ tụt hậu về công nghệ.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Kết quả phân tích ma trận SWOT:
3.2.2.1 Phối hợp S-O (Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội).
- Chiến lược tăng trưởng tập trung: dựa trên cơ sở thế mạnh về quản lý, cơ sở vật chất và cơ hội sinh lời do kinh doanh độc quyền hàng hóa chiến lược để phát triển mạnh mẽ lưới điện nhằm tăng lượng điện thương phẩm để tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận.
- Chiến lược nguồn nhân lực và chiến lược công nghệ: Tận dụng thế mạnh về nguồn nhân lực cũng như thế mạnh về công nghệ, thiết bị lưới điện để đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng cung cấp điện.
3.2.2.2 Phối hợp S-T (Chiến lược sử dụng các điểm mạnh để vượt qua mối đe dọa).
- Chiến lược công nghệ: Phát huy lợi thế điểm mạnh của Điện lực có hạ tầng viễn thông, ưu điểm của công nghệ CDMA 450 MHz, đặc biệt thế mạnh của công nghệ 3G, kết hợp với phân tích nhận định được các nguy cơ điểm hạn chế của công nghệ CDMA 450 MHz, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, sự phát triển của công nghệ ... Từ đó hình thành nên chiến lược về công nghệ, nâng cao được năng lực cạnh tranh.
3.2.2.3 Phối hợp W-0 (Chiến lược tận dụng các cơ hội để khắc phục điểm yếu).
- Chiến lược tài chính: Trên cơ sở sự ưu đãi về vốn, chính sách của nhà nước trong lĩnh vực năng lượng cần xây dựng chiến lược về tài chính một cách hợp lý để
thực hiện chính sách đầu tư xây dựng nhằm phát triển lưới điện, xây dựng nền tảng công nghệ hiện đại nhằm tăng năng lực cung cấp điện thương phẩm qua đó tăng doanh thu, lợi nhuận kinh donah bán điện.
- Chiến lược Marketing: trên cơ sở phân tích, đánh giá rõ những điểm yếu của chất lượng dịch vụ như chất lượng của mạng do những mặt nhược điểm của công nghệ, sự hạn chế yếu kém trong cung cấp các dịch vụ; sự hạn chế về tổ chức quản lý và chuyên môn, phối hợp tận dụng các cơ hội về sự đa dạng, nhu cầu sử dụng dịch vụ, cơ hội khi sử dụng công nghệ mới 3G, từ đó hình thành nên chiến lược marketing cải thiện điểm yếu và phát triển.
3.2.2.4 Phối hợp W-T (Chiến lược giảm thiểu các điểm yếu và tìm cách tránh đe dọa).
- Chiến lược nguồn nhân lực: Căn cứ vào đặc điểm tình hình nhân lực của Điện lực, để đáp ứng yêu cầu mới cũng như khắc phục các yếu điểm của đội ngũ nhân lực, cần xây dựng chiến lược nguồn nhân lực đảm bảo tinh thông nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật lao động tốt, không ngừng nâng cao kỹ năng và năng lực làm việc.
Tổng hợp các phối hợp trên, tác giả đề xuất 5 giải pháp chiến lược chủ yếu cho hoạt động của Điện lực Ba Đình trong giai đoạn từ 2009 – 2015 bao gồm các chiến lược:
- Chiến lược tăng trưởng tập trung.
- Chiến lược Marketing.
- Chiến lược Tài chính.
- Chiến lược công nghệ.
- Chiến lược con người (chiến lược nguồn nhân lực).