CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nuôi tôm
1.1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển nuôi tôm
Với mục tiêu: “Phát triển ngành tôm Việt Nam trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái;
nâng cao chất lƣợng, giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước” trên cơ sở kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 của thủ tướng chính phủ năm 2018. Đồng thời, trên cơ sở định hướng từ kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh Trà Vinh đến năm 2025 với định hướng phát triển: (i)
Phát triển nuôi tôm nước lợ dựa trên khai thác tối đa lợi thế điều kiện tự nhiên, thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu; Chú trọng phát triển theo chiều sâu, gắn với việc quản lý chặt chẽ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm; (ii) Phát triển mô hình nuôi tôm theo hướng nông nghiệp công nghệ cao; (ii) Phát triển ngành tôm gắn với thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm; (iv) Phát triển ngành tôm theo tư duy hệ thống và chuỗi giá trị; (v) Tổ chức lại sản xuất và đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ. Ngoài ra, tác giả kế thừa các nghiên cứu trước đây có liên quan như:
Kongkeo, H. & Phillips, M. (2001), Nguyễn Tài Phúc (2005), Lê Thu Hường (2014), Lê Bảo (2011), Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2014), Phạm Thị Ngọc (2017), Đoàn Thị Nhiệm (2018), phát triển nuôi tôm tỉnh Trà Vinh gồm các nội dung sau:
1.1.2.1. Mở rộng quy mô nuôi trồng
Phát triển nuôi tôm là một hoạt động sản xuất đƣợc thể hiện qua nội dung gia tăng quy bao gồm: tăng lên về diện tích theo không gian và thời gian đƣợc thể hiện trong toàn vùng và từng huyện trong vùng. Các chủ thể tham gia nuôi tôm có thể thực hiện các cách sau đây để đạt đƣợc nội dung phát triển này: a. Mở rộng diện tích mặt nước nuôi tôm
Mở rộng về qui mô là tìm cách tăng diện tích mặt nước nuôi tôm bằng cách gia tăng quy mô của các cơ sở hiện có trong điều kiện công nghệ nuôi trồng và các yếu tố khác không thay đổi theo không gian và thời gian đƣợc thể hiện trong toàn vùng và từng huyện trong vùng. Việc mở rộng đơn thuần về diện tích nuôi tôm sẽ có tác dụng gia tăng sản lƣợng hoặc giá trị sản lƣợng nuôi tôm. Do đó, tốc độ tăng quy mô diện tích nuôi tôm đƣợc xem là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển nuôi tôm của một địa phương, vùng hoặc quốc gia. Theo Kongkeo, H. & Phillips, M. (2001), việc mở rộng diện tích mặt nước cần kiểm soát lượng nước thải trong ao nuôi tôm để giảm bất kỳ tác động nào của nước thải đến vùng nước xung quanh.
Tiêu chí đánh giá
Theo Đoàn Thị Nhiệm (2018), để đánh giá phát triển về mặt mở rộng diện tích mặt nước ta sử dụng các chỉ tiêu với công thức tính như sau:
(1) Mức tăng tuyệt đối diện tích mặt nước nuôi tôm
S = St - S0 (ha)
15
Trong đó:
- St là tổng diện tích mặt nước nuôi tôm của địa phương tại năm (t);
- S0 là tổng diện tích mặt nước nuôi tôm của địa phương tại năm (0);
-
S mức tăng diện tích mặt nước nuôi tôm của địa phương giai đoạn (0,t);
Kết luận:
S > 0 khi đó ta nói diện tích mặt nước nuôi tôm tăng.
S < 0 khi đó ta nói diện tích mặt nước nuôi tôm giảm.
(2) Tốc độ tăng diện tích mặt nước nuôi tôm
Tốc độ tăng trưởng định gốc: (%) Hoặc tốc độ tăng bình quân:
Trong đó: g là tốc độ tăng diện tích mặt nước NT của địa phương giai đoạn (0,t);
Kết luận:
g > 0 ta nói có sự tăng trưởng về diện tích mặt nước nuôi tôm.
g < 0 ta nói sự suy giảm về diện tích mặt nước nuôi tôm. b. Gia tăng hệ số sử dụng mặt nước nuôi tôm
Hệ số sử dụng măt nước tăng chính là tăng tần suất sử dụng mặt nước nuôi trồng/năm (Đoàn Thị Nhiệm, 2018). Trong điều kiện không có sự thay đổi cơ bản về công nghệ và phương pháp sản xuất, để gia tăng sản lượng nuôi tôm, ngoài việc gia tăng quy mô tuyệt đối diện tích nuôi tôm, người ta còn có thể thực hiện bằng cách gia tăng hệ số sử dụng mặt nước nuôi. Đây là phương cách nhằm gia tăng sản lượng bằng cách gia tăng cường độ sử dụng tài nguyên mặt nước. Theo Đoàn Thị Nhiệm (2018), để thực hiện, trước hết cần phải sử dụng các giống ngắn ngày hơn, giống tốt hơn, tăng trưởng nhanh hơn, áp dụng các biện pháp can thiệp để thúc đẩy cho tôm phát triển nhanh hơn nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng cho tiêu thụ nhằm đảm bảo rút ngắn thời gian nuôi của mỗi vụ... Hơn nữa, cần phải làm tốt khâu chuẩn bị sản xuất để đáp ứng đƣợc yêu cầu thời vụ khi tăng vụ để tăng vụ sản xuất. Điều này làm gia tăng đƣợc sản lượng tôm nuôi trên 01 đơn vị diện tích, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi.
Ngoài ưu điểm trên, hạn chế của phương pháp này là tính mùa vụ, tôm cũng có khả năng sinh trưởng tốt theo những mùa nhất định, không phải lúc nào cũng nuôi được nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, thời tiết thay đổi thất thường: nắng nóng, mƣa nhiều, độ mặn cao,... Vì vậy, nuôi tôm vào những vụ trái thì
năng suất thường thấp, chi phí cho việc nuôi cao, chất lượng không ổn định và rủi ro mất mùa rất cao. Mặt khác, khả năng môi trường sinh cảnh trong ao nuôi bị suy thoái, dịch bệnh phát sinh khó kiểm soát khi tăng tần suất nuôi trồng trên 01 đơn vị diện tích.
Tuy nhiên, PTNT bằng biện pháp tăng vụ có thể thực hiện đối với tôm thẻ chân trắng vì có khả năng thích ứng với các biến động của thời tiết, ít bị dịch bệnh. Đồng thời, hiện nay có các giải pháp kỹ thuật công nghệ giúp kiểm soát tốt các điều kiện của môi trường nuôi.
Tiêu chí đánh giá
Theo Đoàn Thị Nhiệm (2018), Để đánh giá sự phát triển về mặt quy mô thông qua gia tăng hệ số sử dụng diện tích nuôi trồng người ta sử dụng các chỉ tiêu với công thức tính nhƣ sau:
Trong đó:
- Smn là tổng diện tích mặt nước nuôi tôm của địa phương trong năm;
- S là tổng diện tích nuôi tôm của địa phương trong năm (ví dụ 1ha mặt nước nếu nuôi 02 vụ trong năm sẽ đƣợc tính là 02 ha nuôi trồng);
- H là hệ số sử dụng diện tích mặt nước nuôi tôm trong năm;
H < 1 cho thấy địa phương chưa sử dụng hết diện tích mặt nước nuôi tôm. H
= 1 cho thấy địa phương mới sử dụng diện tích nuôi tôm bình quân 1 vụ. H >
1 cho thấy địa phương đã khai thác tốt diện tích mặt nước nuôi tôm.
c. Gia tăng số lƣợng các nông hộ nuôi tôm
Gia tăng số lƣợng nông hộ tham gia nuôi tôm là sự tăng lên số lƣợng hay tốc độ của các đơn vị sản xuất tham gia vào lĩnh vực nuôi tôm. Hiện nay, nuôi tôm là một đối tượng nuôi góp phần tăng thu nhập cho người dân trong khu vực nông nghiệp, nông
17
thôn. Do đó khi xem xét ở góc độ này, phát triển về mặt quy mô còn đƣợc thể hiện qua việc gia tăng số lượng nông hộ tham gia hoạt động nuôi tại các địa phương (Đoàn Thị Nhiệm, 2018). Khi số lƣợng nông hộ tham gia nuôi tôm tăng lên trong điều kiện quy mô sản xuất, năng suất sản xuất không thay đổi sẽ tạo ra sự tăng trưởng về sản lượng (hoặc giá trị sản lƣợng) của sản phẩm tôm nuôi.
Việc gia tăng số lƣợng nông hộ tham gia nuôi tôm cũng dẫn đến kết quả là tăng diện tích mặt nước sử dụng nuôi tôm tại địa phương, tuy nhiên sự khác biệt so với tăng diện tích đơn thuần đó là thu hút thêm được nhiều người dân tham gia, sử dụng thêm được nhiều lao động, huy động thêm đƣợc nhiều nguồn vốn và tạo ra thu nhập thêm đƣợc cho nhiều người dân tại địa phương. Việc gia tăng số lượng nông hộ nuôi tôm tại mỗi địa phương thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất đó là phải có những người dân có quyết tâm chuyển đổi sinh kế; phải có điều kiện thủy vực thuận tiện; phải có nguồn vốn phù hợp và đặc biệt là phải có đầu ra cho sản phẩm nuôi trồng (Phạm Thị Ngọc, 2017). Theo Kongkeo, H. & Phillips, M. (2001) việc phát triển số lƣợng nông hộ nuôi tôm với hệ thống nuôi tôm tốt sẽ tăng tính bền vững.
Tiêu chí đánh giá
Theo Đoàn Thị Nhiệm (2018), để đánh giá sự phát triển về mặt số lƣợng nông hộ tham gia nuôi trồng người ta sử dụng các chỉ tiêu với công thức tính như sau:
(1) Số hộ tham gia nuôi tôm tăng thêm
TH = THt – TH0 (cơ sở) Trong đó:
- THt là tổng số hộ tham gia nuôi tôm của địa phương tại năm (t);
- TH0 là tổng số hộ tham gia nuôi tôm của địa phương tại năm (0);
-
TH là số hộ tham gia nuôi tôm tăng thêm của địa phương giai đoạn (0,t);
Kết luận:
TH > 0 khi đó ta nói có sự tăng trưởng.
TH < 0 khi đó ta nói có sự suy giảm.
(2) Tốc độ tăng số hộ tham gia nuôi tôm
Tốc độ tăng trưởng định gốc: (%)
Hoặc tốc độ tăng bình quân:
Trong đó: g là tốc độ tăng số hộ tham gia nuôi tôm của địa phương giai đoạn (0,t);
Kết luận: g > 0 ta nói có sự tăng trưởng về số hộ tham gia nuôi tôm.
g < 0 ta nói có sự suy giảm về số hộ tham gia nuôi tôm.
1.1.2.2. Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất
Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, khoa học kỹ thuật luôn không ngừng phát triển nhằm đáp ứng với yêu cầu ngành và xã hội. Cũng theo xu hướng đó, PTNT cần liên tục gia tăng áp dụng tiến bộ kỹ thuật cho phù hợp với xu thế, hơn nữa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra được sản phẩm đảm bảo cho nhu cầu thị trường ngày càng khó tính trong bối cảnh toàn cầu hóa. Ngoài việc gia tăng quy mô nuôi trồng nhằm tăng giá trị tổng sản lƣợng, thì việc không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật cho hoạt động nuôi tôm, để từ đó tạo ra sản lƣợng lớn hơn, giá trị cao hơn trong điều kiện diện tích nuôi không đổi cũng là một nội dung quan trọng của phát triển. Các chủ thể tham gia nuôi tôm có thể thực hiện các cách sau đây để đạt đƣợc nội dung phát triển này:
a. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Với điều kiện biến đổi khí hậu nhƣ hiện nay, trái đất ngày càng nóng lên. Thời tiết thường diễn biến bất ngờ, khó kiểm soát, gây ra nhiều bất lợi, rủi ro cho hoạt động nuôi tôm. Để hạn chế sự bất lợi của tự nhiên người ta thường phải tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: nâng cấp hệ thống ao nuôi, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải và đầu tư mua máy móc thiết bị chuyên dùng khác phục vụ trực tiếp cho việc nuôi tôm (Lê Bảo, 2011). Ngoài ra, để phục vụ cho nuôi tôm còn đòi hỏi phải hoàn thiện đồng bộ các cơ sở hạ tầng khác như hệ thống đường xá giao thông, hệ thống thông tin liên lạc,... Theo Đoàn Thị Nhiệm (2018), vốn đầu tƣ cho việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho nuôi tôm cũng tương đối lớn, do đó nếu chỉ có các hộ nuôi đầu tư thì không thể đảm bảo. Thông thường, các hộ nuôi trồng đầu tư các tài sản phục vụ trực tiếp cho nuôi tôm. Các cơ sở hạ tầng khác như đường xá, hệ thống điện, hệ thống cống đập, hệ thống thông tin liên lạc... do nhà nước hoặc các thành phần khác thực hiện.
19
Tiêu chí đánh giá
Theo Đoàn Thị Nhiệm (2018), để đánh giá sự phát triển về trình độ kỹ thuật đầu tư cho nuôi tôm người ta sử dụng các chỉ tiêu với công thức tính như sau:
Trong đó:
- S là tổng diện tích mặt nước nuôi tôm của địa phương (ha);
- TV là tổng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi tôm của địa phương (triệu đồng);
- D là hệ số vốn đầu tư BQ cho 01 ha diện tích mặt nước NT của địa phương;
Kết luận: D càng lớn càng thể hiện mức độ hiện đại trong việc nuôi tôm.
b. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong nuôi tôm
Nuôi tôm thường tập trung ở các vùng nông thôn, nguồn nhân lực thường có trình độ học vấn thấp hơn các vùng khác, đây là một trong những trở ngại trong hoạt động nuôi tôm. Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng hoạt động nuôi là nguồn nhân lực (Đoàn Thị Nhiệm, 2018). Vì thế, cần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để thúc đẩy phát triển chất lƣợng trong nuôi tôm (Lê Bảo, 2011).
Để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong hoạt động nuôi tôm đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều đối tượng, trong đó có Nhà nước, Hiệp hội Thuỷ sản, Hội Nông dân nhà nước, nông hộ nuôi tôm, các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức tài trợ. Theo Lê Bảo (2011), các biện pháp quan trọng để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đó là đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người nuôi tôm nhằm nâng cao chất lượng cho những người hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng về kiến thức nuôi tôm, về trình độ tổ chức quản lý, về bồi dƣỡng nghiệp vụ và tiếp thu công nghệ mới,…
Tiêu chí đánh giá
Theo Đoàn Thị Nhiệm (2018), để đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực trong nuôi tôm, thường sử dụng các tiêu chí với công thức như sau:
Trong đó:
- L là tổng số lao động tham gia hoạt động nuôi tôm tại địa phương;
- Lđt là tổng số lao động đã qua đào tạo đang tham gia nuôi tôm tại địa phương;
- Kđt là tỷ lệ lao động qua đào tạo tham gia NTTS tại địa phương;
Kết luận: Kđt = 1 nghĩa là toàn bộ lao động đã đƣợc đào tạo Kđt càng gần 1 là càng tốt
c. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm
Sự phát triển về chất lƣợng của hoạt động nuôi thể hiện ở mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các khâu, các công đoạn của quá trình nuôi từ việc lai tạo giống, chăm sóc, phòng ngừa và điều trị bệnh, môi trường nước đến công nghệ bảo quản sau thu hoạch (Đoàn Thị Nhiệm, 2018). Hiện nay, người tiêu dùng đang hướng đến sản phẩm tôm an toàn, vì thế một trong các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã, đang đƣợc quan tâm áp dụng và nhân rộng là VietGAP (Phạm Thị Ngọc, 2017). Bên cạnh đó, tác động của biến đổi khí hậu phức tạp nhƣ hiện nay, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi tôm là hết sức cần thiết nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Lê Bảo, 2011).
Chính vì vậy, đánh giá việc tăng cường việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, những bất cập, khó khăn khi tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi tôm cũng quan trọng nhằm đưa ra các định hướng, kiến nghị sửa đổi các nội dung chưa phù hợp và hỗ trợ hiệu quả hơn cho phát triển nuôi tôm.
Hiện nay, người ta thường dựa vào bốn nhóm thành phần cơ bản để đánh giá trình độ ứng dụng công nghệ trong nuôi tôm (Bộ KH & CN, 2014) đó là:
- Nhóm thiết bị công nghệ thể hiện trong việc ứng dụng máy móc, công cụ, phương tiện vào sản ;
- Nhóm thông tin thể hiện công tác quản lý, thu thập, xử lý và lưu trữ các tài liệu, dữ liệu thông tin;
- Nhóm nhân lực thể hiện trong năng lực tiếp cận khoa học công nghệ, kỹ thuật phục vụ sản xuất;
- Nhóm tổ chức và quản lý thể hiện trong công tác tổ chức, quản lý trong hoạt động sản xuất.
Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá 4 thành phần trên tác giả gặp khó khăn do không đủ dữ liệu. Vì thế, tác giả sẽ tự đánh giá qua mẫu điều tra với giá trị trung bình hoặc tỷ lệ.
21
1.1.2.3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nuôi tôm a. Chuyển dịch cơ cấu vật nuôi
Chuyển dịch cơ cấu vật nuôi là chuyển đổi từ vật nuôi này sang vật nuôi khác theo hướng khai thác tốt nhất tiềm năng lợi thế của địa phương, đảm bảo giữ gìn và tôn tạo môi trường sinh thái, phù hợp với xu thế tiêu dùng của xã hội, mang lại hiệu quả cao (Đoàn Thị Nhiệm, 2018).
b.Chuyển dịch hình thức nuôi
Chuyển dịch hình thức nuôi là quá trình chuyển biến nội bộ của nuôi trồng theo hướng hiện đại thể hiện qua việc thay đổi tỷ trọng giữa các hình thức nuôi trồng. Xu hướng chuyển dịch được xem là tiến bộ khi tỷ trọng các loại hình nuôi phụ thuộc nhiều vào tự nhiên (QC, QCCT, BTC) giảm xuống và tỷ trọng loại hình nuôi mang tính chất công nghiệp (TC, công nghiệp) tăng lên (Đoàn Thị Nhiệm, 2018).
Sự dịch chuyển cơ cấu đƣợc đánh giá qua: số lƣợng diện tích chuyển đổi, sản lƣợng hay giá trị sản lƣợng thay đổi giữa các hình thức tổ chức sản xuất, tỷ lệ diện tích chuyển đổi (Đoàn Thị Nhiệm, 2018).
1.1.2.4. Phát triển dịch vụ phục vụ nuôi tôm
Việc phát triển hệ thống dịch vụ trong hoạt động nuôi tôm cần phải đƣợc xem xét nhƣ một nội dung trong phát triển nuôi tôm để đảm bảo tính toàn diện trong nghiên cứu. Hệ thống dịch vụ phục vụ chia thành 02 nhóm bao gồm: (1) Nhóm hỗ trợ đầu vào, (2) Nhóm hỗ trợ đầu ra.
a. Nhóm hỗ trợ đầu vào
Nhóm hỗ trợ đầu vào bao gồm hệ thống cung cấp điện, nước; cung ứng dịch vụ con giống, kiểm định, cung ứng thức ăn; cung cấp các dịch vụ phòng chống dịch bệnh;
dịch vụ vay vốn; đào tạo nguồn nhân lực... (Đoàn Thị Nhiệm, 2018).
Tiêu chí đánh giá
Trình độ sử dụng giống mới, giống đảm bảo chất lượng trong nuôi tôm người ta sử dụng chỉ tiêu nhƣ sau:
Trong đó: