CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6. Những thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong phát triển nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh thời gian qua
4.6.3. Nguyên nhân hạn chế
Về việc mở rộng quy mô nuôi tôm
Nguyên nhân khách quan: Chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện tự nhiên như nắng nóng làm cho nhiệt độ tăng cao, môi trường ao nuôi biến động, thiên nhiên diễn biến ngày càng bất thường gây ra dịch bệnh trên tôm. Hiện tượng BĐKH có tác động đến hoạt động nuôi tôm như: mưa trái vụ thường xuyên xuất hiện, biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm khá cao, nắng nhiều và khô hạn kéo dài làm tăng độ mặn, sương muối,.. làm xảy ra nhiều loại dịch bệnh (tôm chết sớm, đỏ thân, đốm trắng, gan tụy,..) và cũng là một trong các nguyên nhân làm tôm chết hàng loạt hoặc chậm lớn.
Nguyên nhân chủ quan: Người nuôi sử dụng con giống kém chất lượng và chƣa áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật theo khuyến cáo tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Ngoài ra, hoạt động nuôi tôm tại Trà Vinh còn chịu tác động từ dự án kênh Chánh Bố và dự án nhà máy nhiệt điện làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước phục vụ nuôi trồng.
Về nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất
Nguyên nhân khách quan: Hệ thống thủy lợi tại các vùng nuôi chƣa đảm bảo, chưa có hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt, hệ thống cấp thoát nước là hệ thống mở chƣa khép kín.
Nguyên nhân chủ quan:
- Hiện nay môi trường nuôi tôm của Trà Vinh bị ô nhiễm ngoài nguyên nhân do
121
chất thải của chính hoạt động NTTS gây ra còn do chất thải từ các hoạt động khác nhƣ chất thải từ nhà máy nhiệt điện tại huyện Duyên Hải và cả chất thải sinh hoạt gây ra.
- Các buổi tập huấn kỹ thuật cho nông hộ thông tin truyền đạt không mới, chƣa thu hút người nuôi tham gia. Theo báo cáo của Chi Cục nuôi trồng thủy sản tổ chức nhiều buổi tập huấn về nuôi tôm cho nông hộ, tuy nhiên theo điều tra từ nông hộ thì kiến thức tập huấn chƣa đƣợc vận dụng vào thực tế nhiều. Nông hộ chủ yếu vận dụng từ kinh nghiệm của nông hộ, kinh nghiệm từ người thân hoặc các hộ lân cận để nuôi.
- Nguồn nước phục vụ cho nuôi TC phần lớn là bơm nước ngầm dễ dẫn đến sụt lún địa tầng và có thể gây ra xâm nhập mặn nội đồng nếu kéo dài. Phần lớn nước chưa xử lý trước khi cấp vào ao nuôi do không có ao chứa. Hơn nữa, không có ao chứa và xử lý chất thải chung cho vùng nuôi.
- Tổ chức sản xuất chƣa hiện đại: Với quy mô nuôi còn nhỏ lẻ nên cách thức tổ chức đơn giản chủ yếu theo phương thức truyền thông do đó chưa tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế nên không đáp ứng đƣợc nhu cầu xuất khẩu.
Về thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nuôi tôm
Nguyên nhân khách quan: Khi chuyển sang nuôi TC hoặc STC cần lƣợng vốn rất lớn, người nuôi không đủ vốn, nhưng chưa có chính sách cho trường hợp này.
Nguyên nhân chủ quan: Thiếu quy hoạch dẫn đến nuôi tôm phát triển nhanh nhưng việc phát triển thiếu quy hoạch làm ô nhiễm nguồn nước do không lưu thông nước tốt, không có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường gây ra dịch bệnh trên vật nuôi chính nông hộ và các nông hộ lân cận.
Về phát triển dịch vụ phục vụ nuôi tôm
Nguyên nhân khách quan: Trên địa bàn tỉnh không có nhà máy chế biến thức ăn, nên thức ăn phải mua từ các tỉnh khác nên có giá bán cao.
Nguyên nhân chủ quan: Người dân không đánh giá được chất lượng giống sản xuất chỉ biết đƣợc con giống có giấy chứng nhận kiểm dịch. Độ tin cậy về giống kiểm dịch của tỉnh thấp, giống nhập từ các tỉnh khác thì người nuôi có ít thông tin về chất lƣợng của chúng. Tôm thẻ và tôm sú là hai đối tƣợng nuôi chủ lực trong chiến lƣợc phát triển của tỉnh nhƣng cũng rất khó khăn khi vay vốn vì loài nuôi này rủi ro rất cao.
Về hệ thống liên kết kinh tế
Nguyên nhân khách quan: Hoạt động nuôi tôm bao gồm nhiều khâu
Nguyên nhân chủ quan: môi trường bị ô nghiễm do: (1) ô nhiễm từ chính chất thải của chính hoạt động nuôi của mình gây ra. (2) ô nhiễm do chất thải từ các hoạt động khác trên bờ như nước thải từ các nhà máy xả thải chưa xử lý ra môi trường, chất thải sinh hoạt. Liên kết ngang trong vùng nuôi còn lỏng lẻo, các nông hộ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân nên họ hành động độc lập trong xả thải ra môi trường chung, họ hành động chủ yếu vì lợi ích trước mắt, các nông hộ không tin lẫn nhau, họ không thông báo hay chủ động đóng cửa nước khi có dịch bệnh.
Về đánh giá hiệu quả và kết quả trong nuôi tôm
Nguyên nhân khách quan: Tác động từ yếu tố tự nhiên, nuôi tôm chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện tự nhiên
Nguyên nhân chủ quan: Thị trường xuất khẩu hiện là thị trường tiêu thụ chính nhƣng chất lƣợng sản phẩm của tỉnh chƣa cao khi không chứng minh đƣợc dƣ lƣợng hóa chất, nguồn gốc sản phẩm. Trong sản xuất, các hộ không có hồ sơ ghi chép lại quá trình nuôi để chứng minh về truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Việc sử dụng thuốc và hóa chất còn tùy tiện, không theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm.
123
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Nội dung chương 4 tác giả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh thông qua mô hình đa nhân tố với 7 nhóm nhân tố tác động đến phát triển nuôi tôm gồm: (1) Điều kiện tự nhiên, (2) Nguồn vốn đầu tƣ, (3) Nguồn lực lao động, (4) Đầu vào trực tiếp, (5) Điều kiện thị trường, (6) Các ngành phụ trợ và liên quan, (7) Cấu trúc và sự cạnh tranh. Qua đây, nghiên cứu đã đánh giá một cách tổng thể về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm thông qua phân tích nhân tố khẳng định cho các khái niệm trong mô hình nghiên cứu chính thức, kết quả cho thấy các thang đo trong từng khái niệm nghiên cứu đạt được tính đơn hướng, hội tụ, giá trị phân biệt và tính tin cậy, các chỉ số mô hình phù hợp tốt với dữ liệu thị trường. Đồng thời, kết quả kiểm định cho thấy có 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng thuận chiều đến sự phát triển nuôi tôm tỉnh Trà Vinh thời gian qua. Không có cơ sở để chứng minh mối quan hệ giữa yếu tố lao động và phát triển nuôi tôm, nhưng theo đánh giá của người dân thì tình hình lao động tại địa phương là thuận lợi như: lực lượng lao đồng dồi dào, giá thuê lao động rẻ, trình độ chung đáp ứng đƣợc công việc.
Nhân tố lao động cũng cần trong phát triển nuôi tôm tuy nhiên trong nghiên cứu này các chỉ số báo không có độ tin cậy nên nhân tố này bị bác bỏ. Cần một nghiên cứu
ở phạm vị chọn mẫu rộng lớn hơn như khu vực hay cả nước, để đánh giá tác động của nhân tố này.
CHƯƠNG 5