CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu thứ cấp thu thập từ nhiều nguồn khác nhau tại các cơ quan ban ngành: Tổng Cục thống kê, Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Trà Vinh, Niên giám thống kê Trà Vinh, Sở NN&PTNT Trà Vinh, Chi Cục nuôi trồng thủy sản Trà Vinh, Trung tâm khuyến nông – khuyến ngƣ Trà Vinh, http://vasep.com.vn/, http://faostat.fao.org/, Dữ liệu thứ cấp bao gồm các thông tin về: sản lƣợng, diện tích, năng suất, giá trị của NT; số lao động và trình độ lao động, vốn đầu tƣ, số lƣợng và chất lƣợng cơ sở sản xuất giống, cửa hàng cung cấp vật tƣ,… Nguồn dữ liệu trên dùng để đánh giá thuận lợi hay khó khăn trong việc PTNT của tỉnh thời gian qua; là cơ sở để đưa ra các giải pháp để PTNT của tỉnh trong tương lai.
2.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp
- Dữ liệu sơ cấp dùng để bổ sung thêm các thông tin mà dữ liệu thứ cấp chƣa cung cấp nhằm: nhận biết xu hướng phát triển, nhận diện những yếu tố ảnh hưởng đến sự PTNT tại địa phương.
- Ngoài ra, nghiên cứu tham khảo ý kiến một số chuyên gia trong ngành để thu thập thông tin chung về tình hình phát triển, khó khăn - thuận lợi tại địa phương. Ý kiến được phỏng vấn trực tiếp với mẫu khảo sát 10 người làm việc trong các cơ quan nhà nước liên quan đến lĩnh vực NTTS.
Hình 2.3. Quy trình chọn mẫu
Phương án mẫu điều tra
(Số lƣợng)
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Tính toán và đƣa ra kết quả
Cấu trúc bản câu hỏi
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp người nuôi tôm thông qua bản câu hỏi soạn sẵn gồm 2 dạng câu hỏi:
+ Câu hỏi đóng: dạng câu hỏi này tác giả thiết kế sẵn đáp án để người trả lời chọn đáp án phù hợp với mình. Câu hỏi đóng đƣợc sử dụng để thu thập thông tin về hình thức nuôi, nguồn gốc con giống, số lần tập huấn, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến PTNT.
+ Câu hỏi mở: đƣợc thiết kế thu thập dữ liệu về diện tích nuôi, sản lƣợng, doanh thu, chi phí, lao động, mức vốn đầu tƣ, rào cản đến sự phát triển của các chính sách nhà nước, xu hướng phát triển quy mô của nông hộ, chính sách phù hợp cho nông hộ trong thời gian tới.
Dữ liệu thu thập đƣợc làm sạch, mã hóa và xử lý để ƣớc lƣợng các tham số và đánh giá thang đo.
Để đảm bảo tính đại diện của dữ liệu, phương pháp chọn mẫu được tiến hành theo 2 bước: Bước 1 - Tiến hành phân tầng địa bàn khảo sát theo tiêu chí diện tích nuôi tôm,
- Dữ liệu đƣợc tiến hành trong thời gian từ tháng 6-2018 đến tháng 12-2018, theo quy trình thiết kế chọn mẫu phục vụ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến PTNT.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), phương pháp phân tích dữ liệu và độ tin cậy là yếu tố ảnh hưởng đến kích thước mẫu cần cho nghiên cứu. Từng phương pháp xử lý được các nhà nghiên cứu xác định cỡ mẫu cần thiết thông qua công thức, kinh nghiệm. Trong EFA, cỡ mẫu thường được xác định dựa vào 2 yếu tố là kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair & ctg (2006) (trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2013) cho rằng “để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/ biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là tỉ lệ 10:1 trở lên. Dựa vào số biến trong mô hình là 34 biến đo lường nên số mẫu cần tối thiểu là 34*5 = 170 mẫu. Ngoài ra, để tiến hành phân tích CFA cần cỡ mẫu là 100 và tốt hơn là 200 quan sát và cở mẫu tốt nhất cho mô hình SEM là 300. Kết hợp các điều kiện trên, tác giả chọn cỡ mẫu của nghiên cứu là: 300 quan sát. Theo báo cáo của Chi cục thủy sản, vùng nước mặn, lợ tôm sú và tôm chân trắng là đối tượng nuôi chủ lực
48
của tỉnh Trà Vinh, với sản lƣợng tôm sú khoảng 30% và tôm thẻ là 70%.
Bảng 2.1. Kế hoạch chọn mẫu theo vùng nuôi Vùng nuôi
Huyện Duyên Hải Huyện Cầu Ngang Huyện Trà Cú Huyện Châu Thành Tổng số
Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu của Sở NN & PTNTT Huyện Cầu Ngang có nhiều hộ nuôi tôm nhất nên số quan sát nhiều nhất và thấp nhất là huyện Trà Cú rất ít quan sát.