Chính sách trong phát triển nuôi tôm

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ phát triển nuôi tôm tại tỉnh trà vinh shrimp farming development in tra vinh province (Trang 130 - 133)

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Chính sách trong phát triển nuôi tôm

Để kịp thời động viên, kích lệ và hỗ trợ cho sự PTNT cần có những cơ chế chính sách phù hợp: (1) Tạo cơ hội cho người nuôi tôm có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ƣu đãi để có thể đầu tƣ mở rộng diện tích nuôi, hạn chế vấn đề giảm quy mô nuôi khi gặp rủi ro, thất mùa cần có chính sách tín dụng cho người nuôi tôm; (2) Giúp người nuôi tôm có thể tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới cần có chính sách khuyến nông; (3) Nhằm ổn định thị trường đầu vào, đầu ra giúp người nuôi yên tâm ổn định sản xuất cần có chính sách bao tiêu sản phẩm; (4) Nuôi tôm là hoạt động sản xuất

113

mang tính rủi ro rất cao do đó cần có chính sách bảo hiểm hạn chế rủi ro trong NT. Đối với mỗi loại tôm nuôi, mỗi phương thức nuôi thì mức độ ảnh hưởng của

từng chính sách cũng khác nhau. Chính sách khuyến nông có tác động rất lớn đối với tôm thẻ chân trắng (89,63%), vì tại vùng nghiên cứu tôm thẻ đƣợc thả nuôi theo phương thức TC, STC nên đòi hỏi kỹ thuật cao trong nuôi trồng; Chính sách tín dụng được đánh giá rất quan trọng trong phương thức nuôi siêu thâm canh (79,43%) vì đây là phương thức nuôi cần một lượng vốn rất lớn; Về vấn đề bao tiêu sản phẩm được đánh giá quan trọng như nhau đối với từng loại tôm và từng phương thức nuôi; Riêng chính sách bảo hiểm thì các hộ nuôi tôm thẻ cho rằng hết sức cần thiết do mô hình nuôi mang tính rủi ro lớn, chi phí đầu tƣ cao, nhƣng khi đƣợc hỏi có sẵng sàng tham gia không thì họ lại không cho ý kiến vì chƣa biết nhƣ thế nào.

Trong thời gian qua, Trà Vinh xác định trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội, NT là ngành trọng tâm. Do đó, từ Trung ương đến địa phương tỉnh đã có nhiều chính sách quan tâm đến nuôi tôm, mức độ ảnh hưởng từng chính sách khác nhau.

(1) Chính sách hỗ trợ kỹ thuật trong nuôi trồng tôm đã đƣợc triển khai hỗ trợ tập huấn cho nông hộ nuôi tôm vào năm 2016 (UBND tỉnh Trà Vinh, 2016) và đƣợc bổ sung, chỉnh sửa, ban hành mới năm 2020 (UBND tỉnh Trà Vinh, 2020). Tỉnh Trà Vinh đã vận dụng, áp dụng các chính sách về khoa học công nghệ, khuyến khích áp dụng công nghệ cao, công nghệ mới vào sản xuất ở các khâu của chuỗi sản xuất tôm.

(2) Chính sách hỗ trợ thuê đất để sản xuất tập trung quy mô lớn: Trà Vinh đã triển khai chính sách hỗ trợ chi phí thuê đất nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng 5triệu đồng/ha/năm đối với doanh nghiệp, cá nhân và 6 triệu đồng/ha/năm đối với hợp tác xã, tổ hợp tác với quy mô 5ha (HĐND tỉnh Trà Vinh, 2016). Tuy nhiên, vẫn còn ít cá nhân, doanh nghiệp tham gia do giải quyết đƣợc vấn đề đất canh tác nhƣng vẫn còn khó khăn về vốn.

(3) Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp: có nhiều chính sách liên quan đến cung cấp vốn tín dụng cho phát triển NT nhƣ: Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo quy định này thì hộ NT đƣợc vay tối đa 500 triệu đồng mà không cần có tài sản bảo đảm. Tuy vậy, khi đƣợc hỏi về khả năng tiếp

cận vốn ngân hàng, người NT vẫn thấy rằng vay vốn còn khó khăn.

(4) Chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn: Triển khai thực hiện tốt Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ; Chỉ thị số 09/CT- TTg ngày 25/04/2014 về Triển khai thực hiện Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 15/2015/NĐ-CP , ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Đầu tƣ theo hình thức đối

tác công tƣ; và Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND tỉnh quy định về chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2015-2020. Tuy nhiên, tỉnh cần có các chính sách khuyến khích thu hút đầu tƣ vào ngành tôm đầu tƣ nuôi tôm công nghệ cao, đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tôm công nghiệp và hướng dẫn nuôi tôm siêu thâm canh và ứng dụng công nghệ cao.

(5) Chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản chƣa tỉnh triển khai hỗ trợ cho NT (mới chỉ đƣợc thực hiện trong lĩnh vực cây trồng) (HĐND tỉnh Trà Vinh, 2016).

(6) Chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bênh: Người NT tỉnh Trà Vinh được hỗ trợ tổn thất do thiên tai, dịch bệnh một phần chi phí giống hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu, giúp họ có điều kiện tái sản xuất theo Nghị quyết số 31/VBHN-BNNPTNT và Quyết định số 22/2017/QĐ – UBND ngày 11/12 /2017 của UBND tỉnh Trà Vinh về Quy định hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, cụ thể:

Bảng 4.8: Mức hỗ trợ đối với tôm bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

Đvt: Triệu đồng/ha Mức hỗ Mức thiệt hại

trợ Diện tích nuôi tôm sú dưới 90 ngày tuổi

Bị thiệt hại trên 70%

Nuôi TC, mật độ từ 25 con/m2 trở lên

115

Nuôi BTC, mật độ từ 15 con/m2 đến dưới 25 con/m2 Nuôi QC, QCCT, mật độ từ 02 con/m2 đến dưới 15 con/m2 Bị thiệt hại từ 30% - 70%

Nuôi TC, mật độ từ 25 con/m2 trở lên

Nuôi BTC, mật độ từ 15 con/m2 đến dưới 25 con/m2 Nuôi QC, QCCT, mật độ từ 02 con/m2 đến dưới 15 con/m2 Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng dưới 50 ngày tuổi.

Bị thiệt hại trên 70%

Nuôi mật độ từ 30 đến 60 con/m2, hỗ trợ Nuôi mật độ trên 60 con/m2, hỗ trợ Bị thiệt hại từ 30% - 70%

Nuôi mật độ từ 30 con/m2 đến 60 con/m2, hỗ trợ Nuôi mật độ trên 60 con/m2, hỗ trợ

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ phát triển nuôi tôm tại tỉnh trà vinh shrimp farming development in tra vinh province (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(283 trang)
w