Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ phát triển nuôi tôm tại tỉnh trà vinh shrimp farming development in tra vinh province (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM

1.2. Kinh nghiệm phát triển nuôi tôm trong và ngoài nước

1.2.2. Kinh nghiệm trong nước

1.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Khánh Hòa

Áp dụng quy trình VietGAP: Khánh Hòa đã triển khai thực hiện NTTS theo

chuỗi giá trị với việc vận dụng quy trình thực hành tốt VietGAP từ năm 2014, cùng với sự liên kết của nhiều hộ và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ trên quy mô 84ha. Tại Khánh Hòa, người nuôi được quan tâm hỗ trợ nâng cấp cải tạo ao, con giống, xây dựng hệ thống xử lý nước thải và kỹ thuật nuôi trồng. Bên cạnh đó, phía doanh nghiệp luôn tổ chức thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tất cả là đều cùng mục tiêu tạo ra chuỗi sản phẩm sạch từ đầu vào đến đầu ra để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe trên thế giới nhằm mang lại lợi nhuận cho cả doanh nghiệp và người nuôi. Kinh nghiệm của Khánh Hòa cho việc áp dụng quy trình nuôi VietGAP trên diện rộng là sẽ tập trung ổn định ở nhiều vùng nuôi khác trên toàn tỉnh và đối tƣợng nuôi nhƣ tôm sú, tôm thẻ (Bộ NN &PTNT, 2020).

1.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Định

Bình Định nuôi thủy sản nước lợ chiếm khoảng 2.300ha với đối tượng nuôi chủ lực là tôm thẻ và tôm sú. Tỉnh đã đầu tƣ cơ sở hạ tầng hiện đại và đã hình thành một số vùng nuôi TC thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tƣ nuôi tôm công nghiệp (UBND tỉnh Bình Định, 2014)

Tại Bình Định mô hình liên kết cộng đồng rất đƣợc chú trọng, đặc biệt là các tổ liên kết cộng đồng nuôi tôm tại thôn Công Lương, Đông Điền thu hút nhiều hộ tham gia và mang lại hiệu quả, đóng góp nhiều giá trị cho thu nhập của địa phương. Ngoài ra, còn có sự liên kết giữa người nuôi và các đơn vị cung cấp đầu vào nhằm giải quyết được vấn đề thiếu vốn của người nuôi nhưng cũng chỉ ở mức thỏa thuận miệng giữa 2 bên. Tại Bình Định tôm thương phẩm cũng được tiêu thụ qua trung gian, tuy nhiên nhà máy chế biến bao tiêu sản phẩm cho các đơn vị trung gian nhƣng phải đúng chất lƣợng, kích cỡ. Nhờ mối liên kết này giúp phát triển nguồn đầu ra góp phần ổn định nguồn nguyên liệu tại tỉnh Bình Định (Đoàn Thị Nhiệm, 2018).

Ngoài ra, nhằm làm giảm rủi ro do thời tiết, dịch bệnh gây ra, tỉnh đã ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi tôm thẻ cho một số vùng nuôi, mang lại năng suất rất cao đạt đến 15-18 tấn/vụ với diện tích ao là 3.000m2. Công nghệ này cũng làm giảm ô nhiễm môi trường, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm tôm (Đoàn Thị Nhiệm, 2018).

37

1.2.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển NTTS, trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ gần 50.000 ha, sản lượng đạt trên 60.000 tấn/năm, là nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ chế biến và xuất khẩu. Sóc Trăng đã đầu tƣ xây dựng hệ thống cấp nước mặn và kênh thoát nước riêng để phục vụ cho NTTS cho một số khu vực nuôi tôm. Song song đó, nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tƣ có thể yên tâm đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm nước lợ công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Xây dựng chuỗi liên kết giữa người nuôi tôm, người tiêu thụ, chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu để nâng cao giá trị. Tỉnh cũng đã tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn cho người nuôi, giúp họ biết đƣợc việc nuôi tôm phục vụ cho nhà máy của Công ty chế biến, xuất khẩu thì tôm phải sạch, việc lựa chọn tôm giống tốt, kiểm đếm số lƣợng, trọng lƣợng để thả và có kỹ thuật chăm sóc theo quy trình nghiêm ngặt mới cho ra tôm thương phẩm chất lƣợng tốt, năng suất, hiệu quả cao. Sóc Trăng đã phát triển mô hình nuôi tôm gắn với liên kết chuỗi với các mô hình nuôi: nuôi tôm thành công từ ao đất có xi phông đáy của Hợp tác xã nuôi tôm Hòa Nghĩa, huyện Vĩnh Châu; mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao của Hợp tác xã Hƣng Phú, huyện Cù Lao Dung là những điển hình trong việc áp dụng kỹ thuật cao, cho ra sản phẩm tôm sạch, có giá trị, hiệu quả cao…

1.2.2.4. Kinh nghiệm của tỉnh Bạc Liêu

Với nền nhiệt của các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long biến đổi thất thường giữa ngày và đêm. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm chênh lệch rất lớn là nguyên nhân chính gây ra bùng phát dịch bệnh trên tôm. Một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất khu vực là Sóc Trăng, Bạc Liêu…Tuy nhiên, trong các vùng nuôi tôm dịch bệnh vẫn có những mô hình quản lý chặt chẽ trong quá trình nuôi và cho kết quả tốt nhƣ áp dụng nuôi tôm vi sinh, với quy trình thực hành nuôi nhƣ sau:

Xử lý mầm bệnh: Trước khi thả nuôi cần xử lý triệt để các mầm bềnh còn sót lại trang ao bằng Cholrine (30kg/1000m3), formol (3-5 lít/1000 m3) thuốc tím (0,5 – 1 lít/

1000m3)… sau 3- 5 ngày xử lý tiến hành xả nước ra ngoài.

Cải tạo ao: Sau khi xử lý triệt để các mầm bệnh trong ao thì tiến hành sên vét, loại bỏ lớp bùn đen ra khỏi ao và tiến hành bón vôi với liều lƣợng khoảng 700- 1000 kg/ha (pH đất > 6), phơi ao khoảng 7 -10 ngày trước khi lấy nước.

Lấy nước và xử lý: Nước được đưa vào ao thông qua túi lọc sau đó tiến hành diệt tạp chất bằng saponin (15 – 20 kg/1000m3); diệt khuẩn, virus trong ao bằng BKC (2- 3 lít/1000m3), formol (20 – 30 lít/1000m3)…Ao lắng phải chiếm khoảng 30% diện tích canh tác để chủ động điều tiết nước khi cần.

Gây màu nước: Sử dụng các chất gây màu có chứa các nhóm vi sinh vật có lợi cho tôm nhƣ bacillussubtilis, lactobacillus, các vitamin,axitamin thiết yếu. Theo dõi độ trong của nước, cần duy trì độ trong khoảng 30 – 40cm, pH (7,5 – 8,5 ) độ kiềm (80- 120 ppm), khí độc (<0,1ppm).

Chọn giống tôm: Tôm thả đạt chuẩn Post 10 12. Tôm giống phải khỏe mạnh, được kiểm dịch rõ ràng về nguồn gốc và sạch bệnh. Trước khi thả tôm tiến hành gấy sốc bằng formol, nếu tỷ lệ tôm sống trên 90% là đạt yêu cầu.

Chăm sóc và quản lý tôm nuôi: Định kỳ xử lý, quản lý chất lượng nước bằng chế phẩm vi sinh, khoáng chất đảm bảo chất các thông số kỹ thuật về chất lƣợng nước.Cho ăn và xử lý chất lượng, sử dụng chế phẩm sinh học hàng ngày được ghi chép cụ thể và theo dõi thường xuyên, để có những điều chỉnh phù hợp. Trong quá trình nuôi mô hình không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục cấm.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ phát triển nuôi tôm tại tỉnh trà vinh shrimp farming development in tra vinh province (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(283 trang)
w