Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ phát triển nuôi tôm tại tỉnh trà vinh shrimp farming development in tra vinh province (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Mô hình nghiên cứu

Hình 2.1. Khung nghiên cứu Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú

Phát triển nuôi tôm tỉnh Trà Vinh

-Mở rộng quy mô nuôi trồng

-Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất

-Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nuôi tôm

-Phát triển dịch vụ phục vụ nuôi tôm

-Đánh giá hiệu quả và kết quả trong nuôi tôm

Kết quả trong nuôi tôm

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi tôm

Các giải pháp phát triển nuôi tôm

Nguồn: Đề xuất của tác giả

2.1.2. Mô hình đa nhân tố

Để nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm ở tỉnh Trà Vinh tác giả sử dụng thang đo mức độ để đo lường các nhân tố và sử dụng mô hình đa nhân tố để nghiên cứu mối quan hệ giữa chúng. Quy trình nghiên cứu nhƣ sau:

2.1.2.1. Cách tiếp cận mô hình và định nghĩa các biến

Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm ở Trà Vinh, tác giả tiếp cận dựa vào mô hình kim cương của Michael E.Porter (2012). Đối với Porter, nhiệm vụ cốt yếu là giải thích đƣợc tại sao một quốc gia đạt đƣợc sự thành công quốc tế trong một ngành cụ thể. Porter đã xây dựng lý thuyết với 04 nhân tố ảnh hưởng là

(1) Điều kiện về các yếu tố sản xuất; (2) Các điều kiện về cầu; (3) Các ngành hỗ trợ và liên quan; và (4) Chiến lƣợc, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành.

Tác giả dựa vào mô hình gốc trên, đồng thời kế thừa các nghiên cứu trước đây cùng với đặc thù của vùng nghiên cứu, tác giả cụ thể hóa và mở rộng thành 07 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm tỉnh Trà Vinh.

2.1.2.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu Điều kiện tự nhiên

Nguồn vốn đầu tƣ

KQ hoạt động Nguồn lực lao động

Phát triển nuôi tôm Đầu vào trực tiếp

Điều kiện thị trường

KQ thị Phụ trợ & liên quan

trường Cấu trúc &sự cạnh tranh

43

Biến độc lập:

X1: Điều kiện tự nhiên

X2: Nguồn vốn đầu tƣ cho nuôi tôm X3: Nguồn lao động tham gia nuôi tôm X4: Các yếu tố đầu vào trực tiếp

X5: Điều kiện thị trường

X6: Ngành phụ trợ và liên quan X7: Cấu trúc và sự cạnh tranh Biến phụ thuộc:

Y: Sự phát triển nuôi tôm

Để đánh giá sự phát triển nuôi tôm trong mô hình nghiên cứu sử dụng 2 thang đo:

Kết quả hoạt động và kết quả thị trường

2.1.2.3. Mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu a. Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và phát triển nuôi tôm

Điều kiện tự nhiên là nhân tố rất quan trọng đối với cộng đồng nông hộ nuôi tôm, ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm bao gồm: hệ thống kênh rạch, nguồn nước, hệ thống đê bao, bờ bao vùng nghiên cứu và các yếu tố thời tiết tự nhiên. Nuôi tôm liên quan đến những thay đổi trong sử dụng đất, nước và các tài nguyên thiên nhiên khác, tạo ra sự thay đổi trong môi trường (Pillay RV, 1992). Theo nghiên cứu của Mai Viết Văn & cộng sự (2015) cho rằng nếu quản lý tốt chất lượng nước hệ thống kênh rạch thì sẽ cung cấp môi trường thủy sinh thuận lợi cho các loài thủy sản sinh sống, nông hộ có thể tận dụng các thủy vực tự nhiên này để phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và con tôm nói riêng. Mexico đã có sự phát triển lớn trong nuôi tôm cụ thể là bang Sinaloa việc nuôi tôm phát triển mạnh vì các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đặc biệt thuận lợi (Aguilar MJ, 1996).

H1: Điều kiện tự nhiên có tác động tích cực đến việc phát triển nuôi tôm b. Mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tƣ và phát triển nuôi tôm

Giống nhƣ bất kỳ hình thức tổ chức sản xuất nào khác, nuôi tôm cũng đòi hỏi phải đầu tƣ cả bản chất không định kỳ và định kỳ. Đầu tƣ vốn không định kỳ trong nuôi tôm là để xây dựng các đê bao và cống, cửa cống, đào diện tích ao để giữ mức nước cần thiết, chi phí thiết bị như máy bơm, thiết bị sục khí, lưới, bẫy,…. Các thành phần này có thể

thay đổi tùy thuộc vào quy mô từ hộ nuôi. Chi phí vận hành định kỳ cho nuôi tôm bao gồm chuẩn bị ao, giống, phân bón, hóa chất, thức ăn, nhiên liệu, bảo trì và sửa chữa, thay thế thiết bị trong ngắn hạn, tiền lương cho công nhân, thuê đất hàng năm, trả nợ và lãi vay cho sự phát triển (Tram Anh Thi Nguyen , Kim Anh Thi Nguyen and Curtis Jolly, 2019).

Thực trạng thiếu vốn đầu tƣ làm nhiều nông hộ không thể nào tiếp tục sản xuất, diện tích nuôi tôm ngày bị thu hẹp khi thì trường ngày càng lớn (Bùi Văn Trịnh & Trương Thị Phương Thảo (2014). Trong nuôi tôm cũng giống như một doanh nghiệp đòi hỏi phải đủ vốn. Vốn là cần thiết để tạo, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất, tăng hiệu quả và đáp ứng nhu cầu tiền mặt hoạt động theo mùa vụ. Việc thiếu vốn là một vấn đề ảnh hưởng cho sự phát triển trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng.

H2: Nguồn vốn đầu tƣ có tác động tích cực đến việc phát triển nuôi tôm

c. Mối quan hệ giữa nguồn lực lao động và phát triển nuôi tôm

Ở tất cả các hoạt động trực tiếp nuôi tôm từ khâu làm đất, chuẩn bị ao nuôi đến thu hoạch nam giới tham gia, các công việc đòi hỏi sự nhẹ nhàng và tỉ mỉ nhƣ quản lý tài chính, thu hoạch tôm, chăm sóc nhà cửa thì phần lớn là phụ nữ chịu trách nhiệm (Nguyễn Thị Kim Quyên, 2017). Trong nuôi tôm nguồn nhân lực dồi dào, lao động có kinh nghiệm là điều kiện thuận lợi cho phát triển (Nguyễn Thị Kim Quyên & Lê Thị Phương Trúc, 2016).

H3: Nguồn lao động có tác động tích cực đến việc phát triển nuôi tôm

d. Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và phát triển nuôi tôm

Giai đoạn cung cấp đầu vào liên quan đến các nhà điều hành trại giống tôm, nhà cung cấp thức ăn và thuốc thú y và nhà cung cấp dịch vụ tài chính (Tran, N. et al, 2013). Trong nuôi tôm, việc tuân thủ các tiêu chuẩn về việc sử dụng kháng sinh trong quản lý bệnh (Louis Lebel et al, 2016). Đồng thời, nông dân cần tìm nguồn giống bố mẹ không có mầm bệnh, phát triển các chủng và loài kháng bệnh tốt (Louis Lebel et al, 2016). Tại Thái Lan, nông hộ mạnh dạng chuyển đổi từ tôm sú sang tôm thẻ chân trắng do việc quản lý bệnh dễ dàng hơn, tăng trưởng nhanh hơn, ít biến đổi hơn, mật độ thả có thể cao hơn và chi phí thức ăn thấp hơn (Lebel L, et al, 2008). Một nghiên cứu tại Thái Lan cho rằng việc cắt giảm chi phí đầu vào ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi tôm (Coastal Resources Institute, 2000).

45

H4: Các yếu tố đầu vào trực tiếp có tác động tích cực đến việc phát triển nuôi tôm e. Mối quan hệ giữa điều kiện thị trường và phát triển nuôi tôm

Sản xuất tăng đều đặn, cải thiện khả năng tiếp cận thông tin thị trường và các phương tiện vận chuyển được cải thiện cũng góp phần thay đổi mô hình của thị trường quốc tế (Coastal Resources Institute,2000). Những bất ổn về giá tác động đáng kể đến hiệu quả tài chính của các trang trại nuôi tôm, và trong một số trường hợp có thể dẫn đến phá sản và bỏ ao. Trong trường hợp xa hơn, tính bền vững của ngành công nghiệp có thể bị đe dọa (Louis Lebel et al, 2016).

H5: Điều kiện thị trường có tác động tích cực đến việc phát triển nuôi tôm f.

Mối quan hệ giữa các ngành phụ trợ và liên quan đến phát triển nuôi tôm

Nuôi tôm đã đặt ra nhiều thách thức, liên kết với nhau để bền vững về sinh thái, kinh tế và xã hội (Louis Lebel et al, 2016). Người nuôi có thể đàm phán và duy trì mối quan hệ tốt với các nhà chế biến, xuất khẩu và người mua ở nước ngoài là việc rất quan trọng nhằm góp phần nuôi tôm thành công. Người nuôi tôm tham gia vào một mạng lưới quan hệ ngang và dọc như là một phần của hệ thống tiêu thụ (Louis Lebel et al, 2016). Sản xuất qui mô nhỏ, chủ yếu dựa trên quảng canh truyền thống, thiếu quy hoạch và các yếu tố đầu vào bấp bênh dẫn đến sự thiếu ổn định cả về sản lƣợng và chất lƣợng tôm. Sự yếu kém về nguồn lực của hộ sản xuất và các chủ thể liên kết khác đã hạn chế nhu cầu và khả năng liên kết mang tính bền vững. Việc thúc đẩy liên kết bền vững là vấn đề cơ bản để phát triển ngành sản xuất và tiêu thụ tôm trên toàn vùng (Lê Thanh Sang & Nguyễn Đặng Minh Thảo, 2015).

H6: Sự liên kết chuỗi có tác động tích cực đến việc phát triển nuôi tôm g. Mối quan hệ giữa sự cạnh tranh và phát triển nuôi tôm

Nuôi tôm là một khoản đầu tƣ không chắc chắn, có rủi ro cao. Nhiều thách thức không chỉ đến từ các vấn đề kỹ thuật quản lý điều kiện ao và sức khỏe của cây trồng, mà còn thay đổi giá cả và quy định thị trường. Người nuôi tôm phải sàng lọc thông tin sai lệch được thúc đẩy bởi lợi ích thương mại được giao trước khi đưa ra quyết định (Louis Lebel et al, 2016). Phát triển ngành tôm định hướng xuất khẩu của Việt Nam có ý nghĩa kinh tế xã hội và môi trường quan trọng, và đã thu hút sự chú ý của cả cộng

đồng phát triển (Tran, N. et al, 2013).

H7: Sự cạnh tranh có tác động tích cực đến việc phát triển nuôi tôm.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ phát triển nuôi tôm tại tỉnh trà vinh shrimp farming development in tra vinh province (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(283 trang)
w