CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH THỜI GIAN QUA
3.3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nuôi tôm
Giai đoạn 2010 – 2019 có sự biến động diện tích của các loài tôm, trong đó tôm sú có xu hướng giảm, tôm thẻ xu hướng tăng lên. Nguyên nhân của sự chuyển dịch từ nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng nhằm thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu.
Hơn nữa, Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, vì thế chúng có giới hạn rộng về
73
nhiệt độ và độ mặn cùng khả năng thích nghi tốt với môi trường ao nuôi. Tại vùng nghiên cứu, tôm thẻ chân trắng là đối tƣợng nuôi góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản. Hơn hết, người nuôi tôm thẻ chân trắng cũng từng bước được cải thiện đời sống kinh tế với nguồn thu nhập ổn định sau mỗi vụ nuôi.
Tuy diện tích tôm thẻ chân trắng có giảm nhƣng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích tôm nuôi từ 77% trở lên.
Hình 3.1. Cơ cấu các loài tôm của tỉnh Trà Vinh
Nguồn: Sở NN & PTNT – Chi Cục nuôi trồng thủy sản Từ hình 3.1 cho thấy có sự chuyển dịch rõ rệt từ nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng. Thậm chí có một bộ phận người nuôi mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang mô hình nuôi theo quy trình ứng dụng công nghệ cao tăng năng suất trên cùng đơn vị diện tích, quản lý hiệu quả môi trường, dịch bệnh.
Trong năm 2019, sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh tiếp tục phát triển mạnh ở vùng nuôi nước lợ, trong đó con tôm sú, tôm thẻ chân trắng vẫn được xác định là đối tƣợng nuôi chủ lực của tỉnh, đóng góp sản lƣợng và giá trị lớn cho ngành thủy sản. Các cơ quan ban ngành cùng chính quyền địa phương triển khai tốt các kế hoạch, chương trình phát triển thủy sản của tỉnh để người dân nắm, trên cơ sở đó nhiều người nuôi sẽ chuyển sang canh tác theo mô hình nuôi siêu thâm canh, công nghệ cao nhằm làm tăng năng suất, sản lƣợng thủy sản của tỉnh. Vì thế, năng suất tôm cũng đƣợc tăng lên qua các năm.
Bảng 3.10. Sự thay đổi năng suất tôm qua các năm
Phân loại
Tôm sú Tôm thẻ
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu Chi Cục NTTS Trong những năm gần đây, việc nuôi tôm tại Trà Vinh gặp nhiều thuận lợi về thời tiết, khí hậu dẫn đến năng suất nuôi rất cao đặc biệt là tôm thẻ chân trắng và luôn có sự thay đổi qua các năm theo chiều hướng tăng. Điều này cũng có thể thấy rằng việc phát triển nuôi tôm là định hướng phát triển kinh tế của tỉnh.
3.3.2. Chuyển dịch hình thức nuôi Hiện nay Trà Vinh có 4 và nuôi STC. Tuy nhiên tỷ lệ giai đoạn 2015 – 2019
hình thức nuôi là nuôi QC- QCCT, nuôi BTC, nuôi TC diện tích nuôi các hình thức cũng có sự thay đổi trong
Bảng 3.11. Tỷ lệ chuyển đổi diện tích theo hình thức nuôi
Hình thức nuôi
Tổng số QC- QCCT
BTC TC STC
Nguồn: Tính toán của tác giả - Sở NN & PTNT – Chi Cục NTTS Theo số liệu thống kê tại bảng 3.11 thấy rằng diện tích nuôi QCCT còn chiếm tỷ lại cao chủ yếu là tôm sú thả theo hình thức tôm – rừng hoặc tôm – lúa. Trong những
năm gần đây tốc độ chuyển đổi từ nuôi BTC sang TC có chiều hướng tăng lên nhưng vẫn còn chậm vì khó khăn về nguồn vốn đầu tƣ.
Qua số liệu cho thấy tại vùng nghiên cứu, tôm thẻ chân trắng chủ yếu là nuôi TC, tôm sú nuôi theo hình thức này tỷ lệ rất nhỏ. Năm 2017, Trà Vinh có 52 hộ dân và
1 công ty đầu tƣ phát triển mô hình nuôi tôm chân trắng theo hình thức siêu thâm canh, công nghệ cao với tổng diện tích khoảng 145 ha (255 ao), thả nuôi 37,2 ha/năm với số lƣợng giống 744 triệu con, sản lƣợng thu hoạch 1.500 tấn. Đến năm 2019 có 1.394 lƣợt hộ thả nuôi theo hình thức STC, trên diện tích 440 ha với số lƣợng giống 791,55 triệu con.
Sản lượng thu hoạch 12.438 tấn. Theo khảo sát của tác giả, trong thời gian tới người dân tiếp tục đầu tƣ mở rộng diện tích thả nuôi tôm chân trắng theo hình thức siêu thâm canh vì NSBQ đạt 40 tấn/ha là con số khá cao (Chi Cục NTTS, 2019). Điều này là một điểm thuận lợi cho việc PTNT của tỉnh Trà Vinh trong những năm tới.