Kết quả xây dựng thang đo nháp

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ phát triển nuôi tôm tại tỉnh trà vinh shrimp farming development in tra vinh province (Trang 63 - 78)

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.3. Thiết kế nghiên cứu sơ bộ

2.3.2. Kết quả xây dựng thang đo nháp

Từ các lý thuyết và mô hình nghiên cứu về PTNT mà những nghiên cứu trước thường áp dụng, đồng thời từ mô hình nghiên cứu tác giả đã tập hợp thành thang đo nháp nhƣ sau:

2.3.2.1. Thang đo nhân tố ảnh hưởng đến phát triển

Thang đo nhân tố ảnh hưởng đến phát triển gồm 7 nhân tố tương ứng 36 biến quan sát dựa trên các nghiên cứu trước được đưa vào thang đo nháp. Cụ thể:

Bảng 2.2. Thang đo nhân tố điều kiện tự nhiên

Ký hiệu Biến quan sát

TNH1 Thời tiết, khí hậu thuận lợi

cho phát triển

TNH2 Diện tích mặt nước thuận

lợi cho phát triển

TNH3 Điều kiện nguồn nước phù

hợp để phát triển

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Nhân tố “tự nhiên”: Tôm là loài thủy sản có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng của nó. Tôm nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao trong những điều kiện tự nhiên phù hợp và có chất lượng tốt. Dựa trên các nghiên cứu trước, thang đo điều kiện tự nhiên gồm 03 biến quan sát. Kết quả thảo luận định tính, các biến có điều chỉnh nhƣ: bổ sung thêm quan sát về vị trị địa lý. Lý do, vị trị địa lý ngoài quyết định về thời tiết khí hậu, tài nguyên đất - nước tại một địa phương mà còn tạo nhiều lợi thế trong giao lưu kinh tế với các tỉnh lân cận và quốc tế. Do đó, nhân tố điều kiện tự

54

nhiên đƣợc tác giả điều chỉnh lại thành 04 biến quan sát.

Bảng 2.3. Thang đo nhân tố nguồn vốn đầu tƣ Ký hiệu

NGV1 Quy mô nguồn vốn đáp ứng

tốt yêu cầu phát triển

NGV2 Khả năng tiếp cận nguồn vốn

kịp thời nhanh chóng

NGV3 Thủ tục vay dễ dàng

NGV4 Sự hiện đại của máy móc thiết

bị đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển

Nguồn vốn là yếu tố quan trọng vì nuôi tôm cần

các nghiên cứu trước, thang đo nguồn vốn gồm 04 biến quan sát. Tuy nhiên, khi thảo luận ý kiến với chuyên gia/nông hộ thì thang đo đƣợc điều chỉnh nhƣ sau: Biến quan sát “thủ tục vay dễ dàng” không sử dụng để tránh trùng lắp vì “thủ tục vay” cũng là một phần trong khả năng tiếp cận nguồn vốn kịp thời. Đồng thời, các chuyên gia đề xuất bổ sung thêm biến quan sát “Lãi suất vay phù hợp cho phát triển” và tác giả thấy cũng phù hợp nên thang đo nhân tố vốn đầu tƣ vẫn giữ nguyên 4 biến quan sát và thay biến quan sát “Thủ tục vay dễ dàng” bằng biến quan sát “Lãi suất vay phù hợp cho phát triển”.

Bảng 2.4. Thang đo nhân tố nguồn lực lao động Ký hiệu

Lực lƣợng lao động dồi dào,

LDD1 dễ thuê mướn

Trình độ của lao động đáp ứng

LDD2 đƣợc yêu cầu công việc

Giá thuê mướn lao động phù

LDD3 hợp

LDD4 Khả năng kiểm soát dịch bệnh

tốt

LDD5 Khả năng xử lý ô nhiễm môi

trường

LDD6 Khả năng tiếp cận thông tin

kịp thời

LDD7 Khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ

thuất tốt (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Nguồn lực lao động là yếu tố cần thiết trong nuôi tôm, khi khảo sát về lao động thường chỉ tập trung ở một số nội dung như: giới tính, trình độ văn hóa, chuyên môn, độ tuổi, kinh nghiệm, tập huấn,… Tuy nhiên, cần xem xét mối quan hệ này để thấy được mức độ ảnh hưởng như thế nào, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh PTNT. Dựa trên các nghiên cứu trước, thang đo nguồn lực lao động gồm 07 biến quan sát. Sau khi thảo luận ý kiến với chuyên gia/nông hộ thang đo đƣợc điều chỉnh nhƣ

sau: vấn đề ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm là rất lớn đặc biệt là nuôi thâm canh.

Việc ô nhiễm môi trường là do chính mình và cả các hộ nuôi khác, vì thế xử lý môi trường cần phải có nhiều đối tượng cùng nhau xử lý, một mình người nuôi không thể thực hiện đƣợc vấn đề này. Do đó, biến quan sát “Người nuôi có khả năng xử lý ô nhiễm môi trường” không đƣợc tác giả sử dụng. Biến quan sát LDD4, LDD6, LDD7 cẩn bổ sung câu từ cho dễ hiểu vì đối tƣợng phỏng vấn là nông hộ. Biến quan sát LDD4 đƣợc góp ý chỉnh thành “Người nuôi có khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt”;

LDD6 đƣợc góp ý điều chỉnh thành “Mức độ tiếp cận thông tin của người nuôi về ngành kịp thời”; LDD7 theo góp ý điều chỉnh thành “Người nuôi có khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật tốt”. Nhƣ vậy, nhân tố nguồn lực lao động đƣợc điều chỉnh lại còn 06 biến quan sát.

Bảng 2.5. Thang đo nhân tố điều kiện yếu tố đầu vào Ký hiệu

Chất lƣợng thức ăn, chế

DDV1 phẩm sinh học, thuốc thú

y

DDV2 Giá thức ăn công nghiệp

DDV3 Các cơ sở đã cung cấp

con giống đạt chất lƣợng

DDV4 Giá con giống phù hợp

Giống đƣợc kiểm dịch DDV5

DDV6 Công nghệ sản xuất giống

DDV7 Giá điện tại địa phương

Nhân tố “yếu tố đầu vào” là tư liệu mà người nuôi tôm cần phải có trong quá trình nuôi nhƣ giống, thức ăn, thuốc thú y, điện.... Nhân tố này đƣợc tác giả kế thừa từ các nghiên cứu trước với 7 biến quan sát. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận với các chuyên gia/ nông hộ được cho ý kiến là các biến quan sát về yếu tố đầu vào tương đối phù hợp nhƣng cần điều chỉnh câu từ cho phù hợp mang tính gần gũi giúp nông hộ dễ hiểu hơn khi đƣợc hỏi. Biến quan sát “DDV1” điều chỉnh thành “Chất lượng thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y đáp ứng tốt yêu cầu nuôi tôm của địa phương”; biến quan sát “DDV2” điều chỉnh thành “Giá thức ăn công nghiệp mức hợp lý”; biến quan sát “DDV4” điều chỉnh thành “Giá con giống mức phù hợp”; “DDV7” điều chỉnh thành “Giá điện tại địa phương ở mức hợp lý”. Ngoài ra, biến quan sát “DDV5”

gộp chung biến “DDV3” nên biến quan sát “DDV3” sẽ là “Các cơ sở đã cung cấp con giống đạt chất lượng, có chứng nhận kiểm dịch”; biến quan sát “DDV6” - Công nghệ sản xuất giống, biến này khi nông hộ câu trả thời sẽ thiếu độ tin cậy vì nông hộ không biết nhiều về công nghệ sản xuất giống nên ý kiến cho rằng cần bỏ biến quan sát này và tác giả thống nhất bỏ. Vậy, thang đo về yếu tố đầu vào đƣợc điều chỉnh lại còn 05 biến quan sát.

Bảng 2.6. Thang đo nhân tố điều kiện thị trường Ký hiệu

Nhu cầu tiêu thụ trong nước

TTR1 tăng

Nhu cầu thị trường xuất

TTR2 khẩu tăng

TTR3 Giá bán thuận lợi cho phát

triển trong thời gian qua Yêu cầu sản phẩm của người tiêu dùng ngày càng cao TTR4

Thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm luôn có vai trò đặc biệt quan trọng và tác động mạnh mẽ đến PTNT. Nhân tố “thị trường” được tác giả kế thừa từ các nghiên cứu trước với 04 biến quan sát. Sau khi thảo luận ý kiến chuyên gia/nông hộ các biến quan sát tương đối phù hợp nhưng cần điều chỉnh cho hợp lý hơn cụ thể: “TTR1” điều chỉnh thành “Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm tôm trong nước tăng lên qua các năm”; biến quan sát “TTR2” điều chỉnh thành “Nhu cầu xuất khẩu sản phẩm tôm ra thế giới tăng lên qua các năm”; biến quan sát “TTR3”

điều chỉnh thành “Giá trong thời gian qua thuận lợi cho sự phát triển nuôi tôm”; biến quan sát “TTR4” điều chỉnh thành “Người tiêu dùng yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao”. Như vậy, thang đo “thị trường” vẫn giữ nguyên 04 biến quan sát.

Bảng 2.7. Thang đo nhân tố các ngành phụ trợ và liên quan

Ký hiệu Biến quan sát

Sự phát triển nhà

PTR1 máy chế biến thủy

sản thuận lợi cho phát triển NT Hệ thống các tác

PTR2 nhân trong chuỗi giá

trị thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực NT Hệ thống cấp-thoát nước đảm bảo được

PTR3 quy trình NT

59

Ký hiệu Biến quan sát

Hệ thống điện cung

PTR4 cấp đủ nhu cầu cho

việc NT

Hệ thống quan trắc

PTR5 cung cấp thông tin

kịp thời cho nông hộ NT

Ngành phụ trợ trong nuôi tôm bao gồm các nhà cung cấp giống, thức ăn, hóa chất, nhà máy chế biến, ngân hàng, hoạt động của thương lái, hệ thống cơ sở hạ tầng...

một khi các ngành phụ trợ phát triển sẽ là điều kiện thuận lợi để hỗ trợ thúc đẩy nuôi tôm cùng phát triển. Nhóm nhân tố “phụ trợ” có 05 biến quan sát đƣợc kế thừa từ các nghiên cứu trước đây được tác giả đưa vào xây dựng thang đo. Khi thảo luận ý kiến chuyên gia/nông hộ cần điều chỉnh một số biến quan sát cụ thể: biến quan sát “PTR2”

đối tƣợng khảo sát là nông hộ nên trong biến quan sát này để câu từ “Hệ thống các tác nhân trong chuỗi giá trị” khi điều tra nông hộ rất khó hiểu các khái niệm “tác nhân”, “chuỗi giá trị”, do đó cần điều chỉnh lại cho phù hợp với đối tƣợng khảo sát cụ thể biến quan sát “PTR2” sẽ điều chỉnh thành “Hệ thống tiêu thụ bao gồm nông hộ - thương lái/vựa – nhà máy chế biến thúc đẩy cho sự phát triển”; biến quan sát “PTR5”

bổ sung thêm từ “chính xác”; Ngoài ra, trong nuôi tôm hiện tại vấn đề dịch bệnh luôn xảy ra trong điều kiện biến đổi khí hậu nhƣ hiện nay. Vì thế để phát triển nuôi tôm cần đƣợc hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh. Do đó, theo ý kiến chuyên gia cần bổ sung quan sát “Hệ thống cơ quan chuyên môn hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh tốt cho phát triển”. Nhƣ vậy, thang đo phụ trợ gồm 06 biến quan sát.

Bảng 2.8. Thang đo nhân tố cấu trúc ngành và sự cạnh tranh

Biến quan sát

hiệu

Giữa các hộ nuôi có sự liên kết

CTR1 chặc chẽ

Liên kết với bên cung ứng về

CTR2 cung cấp vật tƣ đảm bảo đƣợc lợi

ích cho người nuôi

Liên kết với bên tiêu thụ đảm bảo

CTR3 lợi ích cho người nuôi

CTR4 Sự cạnh tranh về giá đầu ra giữa

các hộ nuôi tại địa phương Khả năng cạnh tranh giá bán trên

CTR5 thị trường xuất khẩu

Khả năng cạnh tranh chất lƣợng

CTR6 sản phẩm đối với thị trường nước

ngoài

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Nhân tố “cấu trúc” đƣợc kế thừa các nghiên cứu để đƣa vào thang đo với 06 biến quan sát. Sau khi thảo luận ý kiến chuyên gia/nông hộ cần điều chỉnh một số biến quan sát sau: biến quan sát “CTR1” thay từ “chặc chẽ” thành “hợp lý”; đối với ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng không xảy ra vấn đề cạnh tranh về giá tại vùng nuôi vì giá cả sản phẩm do người mua (thương lai/vựa/DNCB) quyết định. Đa phần các hộ nuôi có sự hỗ trợ liên kết nhau để có đƣợc giá bán cao trong vùng nên biến quan sát “Sự cạnh tranh về giá đầu ra giữa các hộ nuôi tại địa phương” đƣợc

61

loại bỏ; biến quan sát “CTR6” thay đổi thành “Chất lượng sản phẩm tôm có khả năng cạnh tranh trên thị trường nước ngoài”. Nhƣ vậy, thang đo cấu trúc sẽ đƣợc tác giả giữ 05 biến quan sát.

2.3.2.2. Thang đo đo lường sự phát triển

Thang đo để đánh giá sự phát triển được tiếp cận theo hai hướng: Kết quả hoạt động của nông hộ - hiệu suất hoạt động gồm 03 biến quan sát và kết quả thị trường gồm 04 biến quan sát dựa trên nghiên cứu của Delaney và cộng sự (1996), (Huselid, 1995)

Bảng 2.9. Thang đo kết quả hoạt động

Ký hiệu Biến quan sát

Tôi nhận thấy chất lƣợng sản

PHS1 phẩm của nông hộ đƣợc đảm

bảo

PHS2 Tôi nhận thấy nông hộ có phát

triển sản phẩm mới

Tôi nhận thấy sản lƣợng tôm

PHS3 tăng qua các năm

Sự đổi thay của đời sống nhân

PHS4 dân các vùng ven biển qua các

thời kỳ phát triển (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Sau khi thảo luận ý kiến chuyên gia/nông hộ, thang đo đánh giá hiệu suất hoạt động tương đối phù hợp. Tuy nhiên, cần điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với đối tƣợng khảo sát cụ thể nhƣ sau: biến quan sát “PHS1” điều chỉnh thành “Chất lượng sản phẩm của nông hộ đảm bảo cho sự phát triển”; biến quan sát “PHS2” điều chỉnh thành “Nông hộ có sự thay đổi vật nuôi phù hợp với điều kiện môi trường thay đổi”. Nhƣ vậy, thang đo hiệu suất hoạt động gồm 03 biến quan sát

Bảng 2.10. Thang đo kết quả thị trường Ký hiệu

PKQ1 Tôi nhận thấy doanh thu trong

nuôi tôm tăng trong thời gian qua Tôi nhận thấy lợi nhuận nuôi tôm

PKQ2 có xu hướng tăng trong thời gian

qua

PKQ3 Tôi nhận thấy thị trường hoạt

động đƣợc mở rộng

Tôi nhận thấy số lƣợng khách

PKQ3 hàng của sản phẩm tôm có xu

hướng tăng (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Nhƣ vậy, kết quả xây dựng thang đo nháp có 42 biến quan sát trong mô hình đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu.

63

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2 tập trung vào xây dựng thang đo nháp trên cơ sở dựa vào các nghiên cứu trước sau đó tiến hành đánh giá và điều chỉnh thang đo thông qua phân tích định tính bằng cách trao đổi và thảo luận với các chuyên gia, đối tƣợng khảo sát.

Kết quả phân tích định tính có sự điều chỉnh một số biến đo lường trong các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm cho phù hợp với đối tượng khảo sát. Phân tích định lượng được thực hiện dựa trên hai phương pháp kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Anpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả định lƣợng cho thấy có một số biến quan sát đƣợc loại bỏ do không đảm bảo độ tin cậy và tính hội tụ của các khái niệm nghiên cứu. Trên cơ sở này, tác giả tiến hành xây dựng thang đo chính thức đƣa vào nghiên cứu mô hình lý thuyết.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ phát triển nuôi tôm tại tỉnh trà vinh shrimp farming development in tra vinh province (Trang 63 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(283 trang)
w