Mở rộng quy mô nuôi tôm

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ phát triển nuôi tôm tại tỉnh trà vinh shrimp farming development in tra vinh province (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH THỜI GIAN QUA

3.1. Mở rộng quy mô nuôi tôm

Tôm là đối tƣợng nuôi chủ lực của tình Trà Vinh, nuôi tôm không ngừng phát triển với nhiều hình thức, nhiều loài ở nhiều vùng sinh thái khác nhau.

3.1.1. Mở rộng diện tích mặt nước nuôi tôm

Nhìn vào các số liệu ở bảng 3.1 ta thấy, giai đoạn trước năm 2017 diện tích mặt nước và diện tích nuôi tôm có sự tăng giảm, trong đó diện tích tôm sú có xu hướng giảm, tôm chân trắng không ngừng tăng trong những năm gần đây. Vụ nuôi của năm 2017 tôm chân trắng đã mang lại hiệu quả cao do đó năm 2018 nhiều hộ dân tiếp tục nuôi đối tƣợng này, trong đó một số hộ mạnh dạn đầu tƣ nuôi theo hình thức siêu thâm canh, nuôi ứng dụng công nghệ cao.

Bảng 3.1. Diện tích nuôi tôm tỉnh Trà Vinh

Đối tượng

Diện tích (ha) NTTS

Tôm

Diện tích tăng/giảm (ha) NTTS

Tôm

Tốc độ tăng hàng năm (%) NTTS

Tôm

Nguồn: Chi cục NTTS tỉnh Trà Vinh Tại Trà Vinh, tôm chân trắng bắt đầu đƣợc nông hộ tham gia nuôi vào năm

2008 với diện tích mặt nước 14,9 ha và tăng mạnh từ năm 2013 nhưng có sự giảm

nhẹ trong năm 2014 nguyên nhân là do tình trạng nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn gây ra bệnh dịch trên vật nuôi, nhiều hộ nuôi mất trắng đã dẫn đến tình trạng phải bỏ ao, chi phí nuôi tăng cao cũng là nguyên nhân tạm ngừng sản xuất của nông hộ. Tuy nhiên, trong 5 năm gần đây (từ năm 2015 đến năm 2019), diện tích tăng lên do đƣợc hướng dẫn qui trình kỹ thuật nuôi ứng phó với dịch bệnh trên tôm, đồng thời các hộ nuôi tôm đã có ý thức cao trong việc lựa chọn con giống thả nuôi, chủ động trong việc lấy mẫu kiểm tra PCR, nuôi với mật độ thích hợp, thả nuôi rải vụ nên đạt hiệu quả cao.

Nhìn chung trên địa bàn nghiên cứu, tôm là đối tƣợng nuôi chủ lực trong đó tôm chân trắng là định hướng phát triển của tỉnh từ năm 2008 đến nay. Khi có chủ trương thống nhất chọn vùng và phân cấp quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh từ tháng 6/2008 với diện tích qui hoạch là 1.830ha. Trong đó, phân bổ các huyện Duyên Hải: 730ha, Cầu Ngang: 400ha, Châu Thành: 300ha, Trà cú: 400ha.

3.1.2. Gia tăng hệ số sử dụng mặt nước nuôi tôm

Bảng 3.2. Hệ số sử dụng mặt nước giai đoạn 2015-2019

Phân loại

Tôm sú Tôm thẻ

Tính chung toàn vùng nghiên cứu, hệ số sử dụng mặt nước tôm thẻ cao hơn tôm sú và ngày càng tăng. Về phương thức nuôi tôm sú chủ yếu là QCCT, trung bình các hộ thả con giống từ 1- 2 lần/năm, nên hệ số H cao nhất là 2,34 vào năm 2019. Tôm thẻ được nuôi theo phương thức thâm canh và cả siêu thâm canh. Đặc tính tôm thẻ có thể kháng bệnh tốt, thích ứng đƣợc biến đổi khí hậu, đồng thời các hộ nuôi đƣợc tập huấn về kỹ thuật nên số vụ trong năm từ 2 -3 vụ/năm nên hầu hết hệ số H > 2.

Hiện nay, người nuôi chủ động, linh hoạt trong việc chuyển đổi, tuân thủ chỉ đạo, khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn và không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật

66

nuôi kết hợp với kinh nghiệm trong sản xuất nhƣ thả nuôi theo lịch thời vụ, nuôi rãi vụ, giảm mật độ hoặc ngừng thả giống khi thời tiết bất lợi, chuyển đổi đối tƣợng nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và thị trường tiêu thụ,...

3.1.3. Gia tăng số lượng các nông hộ nuôi tôm

Trà Vinh là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển về nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm nên số hộ tham gia vào ngành này tương đối cao. Trong đó, tỷ lệ hộ nuôi tôm chiếm từ 45% trở lên trong toàn ngành. Năm 2017, có 36.418 hộ nuôi tôm là con số tương đối lớn. Đồng thời, có cả một bộ phận người nuôi mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang mô hình nuôi theo quy trình ứng dụng công nghệ cao tăng năng suất trên cùng đơn vị diện tích, quản lý hiệu quả môi trường, dịch bệnh đã góp phần ổn định sản xuất, tăng thu nhập cho người dân

Bảng 3.3. Sự biến động số hộ tôm của tỉnh Trà Vinh Số hộ nuôi

Số hộ NTTS (hộ) Số hộ nuôi tôm sú (hộ) Số hộ nuôi tôm thẻ (hộ) Tỷ lệ hộ nuôi

ngành NTTS(%) Tỷ lệ hộ nuôi ngành NTTS (%)

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu Chi Cục NTTS Theo số liệu của Chị cục nuôi trồng thủy sản, từ khi xuất hiện loài tôm thẻ vào năm 2008 thì tỷ lệ hộ nuôi tôm tăng lên rất cao. Trong 5 năm gần đây, số hộ nuôi tôm có sự tăng lên nhưng ít hơn so với 5 năm trước đó, trong đó một số hộ mạnh dạn đầu tư nuôi theo hình thức siêu thâm canh, nuôi ứng dụng công nghệ cao. Giá tôm thương phẩm trong những năm gần đây tương đối ở mức cao góp phần nâng cao giá trị sản xuất của người nuôi, kích thích người nuôi tiếp tục đầu tư tái sản xuất.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ phát triển nuôi tôm tại tỉnh trà vinh shrimp farming development in tra vinh province (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(283 trang)
w