Các chỉ tiêu về giá trị

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ phát triển nuôi tôm tại tỉnh trà vinh shrimp farming development in tra vinh province (Trang 101 - 111)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH THỜI GIAN QUA

3.5. Đánh giá hiệu quả và kết quả trong nuôi tôm

3.5.2. Các chỉ tiêu về giá trị

Giá trị ngành NTTS nói chung và ngành nuôi tôm nói riêng tạo ra đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh.

Bảng 3.19. Giá trị NTTS tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010-2019 theo giá so sánh 2010

Phân ngành NTTS

Tôm sú Tôm thẻ Thủy sản khác NTTS

Tôm sú Tôm thẻ Thủy sản khác NTTS

Tôm sú Tôm thẻ Thủy sản khác

Nguồn: Sở NN&PTNT và tính toán tác giả Theo số liệu bảng 3.18 giá trị ngành NTTS tăng lên trong những năm qua, trong đó có sự đóng góp đáng kể của lĩnh vực nuôi tôm, sau 10 năm giá trị sản xuất của ngành NTTS đã tăng xấp xỉ gấp 5 lần, trong đó lĩnh vực nuôi tôm tăng xấp xỉ 3 lần.

Lĩnh vực nuôi tôm luôn đạt giá trị cao hơn các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản còn lại.

Tỷ trọng về giá trị của lĩnh vực nuôi tôm chiếm tỷ trọng ngày càng thấp kéo theo tỷ trọng các lĩnh vực nuôi thủy sản khác tăng lên. Năm 2010 giá trị lĩnh vực nuôi tôm có tỷ lệ 81,87% so với toàn ngành NTTS thì đến năm 2019 đã chiếm gần 57% của toàn ngành. Mặc dù cho sự giảm xuống của những năm gần đây về mặt giá trị so với toàn ngành NTTS, nhƣng lĩnh vực nuôi tôm vẫn có sự phát triển về mặt giá trị. Sự giảm tỷ trọng của lĩnh vực nuôi tôm là do Trà Vinh hiện tại có nhiều vùng phát triển nuôi cá nước ngọt, nuôi cua, hào, nghiêu... dẫn đến tỷ trọng các loại thủy sản khác tăng.

85

Hình 3.3. Tỷ lệ giá trị ngành NTTS tỉnh Trà Vinh

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh) Mặc dù tỷ lệ sản lƣợng của ngành nuôi tôm các năm gần đây chiếm 35,69%%, thế nhƣng giá trị mà nó mang lại cao hơn nhiều chiếm trên 50%. Có đƣợc thành công này là do nông hộ nuôi tôm chuyển đổi các loài nuôi hợp lý, sản phẩm tôm nuôi chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài nên giá trị sản phẩm cao.

3.5.2.2. Giá trị gia tăng

Giá trị gia tăng ngành nuôi tôm càng lớn thì mức đóng góp của chúng cho sự phát triển càng cao. Giá trị gia tăng của lĩnh vực nuôi tôm tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2015- 2019 tăng lên nhƣng nếu so sánh cho từng năm thì mức tăng không đều. Năm 2015 giá trị này có xu hướng giảm mạnh là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, giá tôm thế giới giảm nhƣng sang những năm kế tiếp thì tăng trở lại. Xét trong giai đoạn từ năm 2015-2019 thì giá trị ngành NTTS có tốc độ tăng 10,44% và giá trị ngành tôm có tốc độ tăng 12,89%.

Bảng 3.20. Sự biến động giá trị gia tăng ngành nuôi tôm tỉnh Trà Vinh theo giá so sánh năm 2010

ĐVT: Tỷ đồng

Năm VA. NTTS

VA. NT

VA. NTTS VA. NT

Nguồn: Niên giám thống kê và Sở NN &PTNT Trà Vinh Qua phân tích ta thấy, nuôi tôm là ngành mang nhiều rủi ro nên giá trị gia tăng của ngành nuôi tôm có tăng nhƣng mức tăng biến động nhiều qua từng năm. Trong phân tích chuỗi giá trị cũng cho thấy, nông hộ nuôi tôm mang về giá trị gia tăng cao nhất trong toàn bộ chuỗi sản xuất và tiêu thụ.

3.5.2.3.Thu nhập hỗn hợp

Kết quả quá trình sản xuất đƣợc thể hiện qua thu nhập mà họ nhận đƣợc vì thế đây là chỉ tiêu đƣợc nông hộ quan tâm. Trong hoạt động nuôi tôm thu nhập mà nông hộ nhận được rất cao nhưng cũng không ít trường hợp thua lỗ.

Bảng 3.21. Thu nhập hỗn hợp bình quân 1 vụ tôm của tỉnh Trà Vinh

Thu nhập hỗn hợp bình quân phân theo Bình quân 1 hộ

Bình quân 1 lao động của gia đình/vụ nuôi Bình quân 1 lao động của gia đình/năm

Nguồn: Tính toán từ điều tra của tác giả năm 2018

87

Theo bảng số liệu bảng 3.20 cho thấy, năm 2016 thu nhập hỗn hợp trung bình đạt 192,34 triệu đồng/hộ tăng lên 218,22 triệu đồng/hộ vào năm 2018. Đồng thời, thu nhập hỗn hợp bình quân của 01 lao động gia đình/ vụ nuôi cũng tăng lên 21,94% vào năm 2018. Theo số liệu thu thập từ nông hộ thì số vụ nuôi trung bình của hộ là 2 vụ, do đó thu nhập hỗn hợp quân 1 lao động của gia đình/năm đạt mức tương đối cao 187,76 triệu đồng/lao động gia đình/năm vào năm 2016 và năm 2018 tăng lên 228,95triệu đồng/lao động gia đình/năm .

Theo số liệu niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh, năm 2016 và 2018: thu nhập bình quân 01 lao động là: 28,64 và 30,95 triệu đồng/lao động/năm, GRDP bình quân đầu người là 33,06 và 39,22 triệu đồng/ người/năm. Như vậy, thấy rằng thu nhập nuôi tôm là rất cao, nếu so sánh với thu nhập bình quân đầu người cao gấp 7,3 lần và khi so sánh với GRDP bình quân đầu người cao gấp 5,8 lần. Điều này cho thầy rằng việc phát triển nuôi tôm góp phần tăng trưởng kinh tế cho địa phương.

3.5.2.4. Hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi tôm

Việc xác định những chi phí có liên quan đến hoạt động nuôi tôm của nông hộ là rất quan trọng vì đây là cơ sở để hạch toán giá thành, xác định lợi nhuận của người nuôi. Theo kết quả khảo sát thì diện tích trung bình là 0,28 ha/ao với năng suất trung bình là 3,015 tấn/ao tương đương 1,077 tấn/ha.

Bảng 3.22. Ƣớc tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận trung bình trên ao của các nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng

Hạng mục Tổng chi phí

Khâu đầu vào Giống (con) Thức ăn (kg) Thuốc TS Hóa chất Công lao động Chuẩn bị ao (người)

Chăm sóc Thu hoạch

Hạng mục CP khác Điện Nhiên liệu Thuê máy Vận chuyển CP khác CP khấu hao MM

Doanh thu Lợi nhuận

Tỷ suất LN/vốn đầu tƣ

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2018) Nhìn chung trong hoạt động nuôi thẻ chân trắng chi phí ở khâu đầu vào là chi phí chiếm tỉ lệ cao nhất trung bình khoảng 77,98% tổng chỉ phí, tương đương 152,961 triệu đồng/ao/vụ. Trong đó chủ yếu chi phí đầu tƣ mua thức ăn và chi phí mua con giống. Bảng số liệu 3.21 thấy đƣợc lợi nhuận thu trên mỗi ao trung bình khoảng 165 triệu đồng/ao, tương ứng với tỷ suất lợi nhuận là 94,35% nếu chưa tính đến công lao đồng gia đình cho việc chuẩn bị ao nuôi, chăm sóc và thu hoạch. Nếu tính cả công lao động nhà thì trung bình mỗi ao nuôi tôm cần phải có 10 người lao động trong đó 4,3 lao động cho khâu chuẩn bị ao ban đầu, 3,75 lao động cho việc thu hoạch và 2,3lao động cho việc chăm sóc (canh nước, cho ăn, thuốc, chạy quạt...) Tuy nhiên trong số lao động này chỉ có lao động chăm sóc cần thực hiện trong suốt thời gian nuôi, trung bình khoảng 3,4 tháng/vụ, còn các lao động còn lại chỉ mang tính thời vụ chiếm ít thời gian. Nếu bỏ công lao động nhà thì lợi nhuận của nông hộ khoảng 145 triệu đồng/ao, tương ứng tỷ suất lợi nhuận là 73,94%. Điều này cho thấy, nuôi tôm phụ thuộc nhiều vào lao động nhà và người nông dân sẽ lấy công làm lời.

Các thương lái thu gom thường phải đầu tư cơ sở vật chất từ 20 triệu đến 30 triệu đồng để phục vụ việc thu mua tôm. Mức độ thu mua trung bình của thương lái khoảng 1,008tấn/năm. Giá thu mua tôm thẻ chân trắng nguyên liệu trung bình khoảng 160.500 đồng/kg, chênh lệch giữa giá mua, bán khoảng 50.000 đồng/kg tùy loại tôm và đối tƣợng mua. Các thương lái tổ chức thu mua tại vuông tôm của nông hộ, chi phí vận chuyển do thương lái chịu, thương lái thanh toán tiền ngay cho người nuôi tôm. Sau

89

khi thu gom thương lái bán lại cho vựa/đại lý hoặc các công ty chế biến, và khi bán này thì thương lái bán phân theo kích cỡ tôm. Khi mua xô tại từ các hộ nuôi, và bán phân lại theo kích cỡ thì tôm loại 2, loại 3 là chiếm phần lớn tổng lƣợng tôm tiêu thụ.

Bảng 3.23. Ƣớc tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận trung bình trên 1 tấn tôm của thương lái

Khoản mục Doanh thu

Tổng chi phí

Chi phí trung gian (IC) Tôm nguyên liệu CP bảo quản

CC DC, khấu hao MM,..

Chi phí tăng thêm (VA) Bóc vác, vận chuyển Hao hụt

Thuế Điện thoại Lợi nhuận

Tỉ suất lợi nhuận (%)

(Nguồn: Số liệu điều tra 10 thương lái và 10 vựa của tác giả, 2018)

Từ Bảng số liệu 3.22 cho thấy, bán 1 tấn tôm thẻ chân trắng trung bình đạt đƣợc là 160,500 triệu đồng và mức lợi nhuận trung bình đạt đƣợc là 42,849 triệu đồng. Tổng mức chi phí bỏ ra là 117,651 triệu đồng, đạt mức tỉ suất loại nhuận 36,42%. Trong đó, chi phí mua tôm nguyên liệu cao nhất chiếm 93,74%, kế đến là chi phí bốc vác, vận chuyển chiếm 2,49% còn lại là các khoản chi phí khác. Nếu phân tích theo chi phí trung gian và chi phí tăng thêm thì tổng giá trị chi phí trung gian (IC) chiếm 95,64%

trong tổng chi phí, còn chi phí tăng thêm chiếm khoảng 4,36% tổng chi phí.

Phần lớn các vựa thu mua trực tiếp từ thương lái, một số mua trực tiếp từ nông hộ.

Hầu hết lƣợng tôm thu mua đƣợc, các Chủ vựa bán lại cho các công ty chế biến. Khi mua của hộ nuôi, đa phần vựa thu mua với dạng mua xô, không phân loại.

Các vựa thanh toán tiền mặt ngay sau khi thu mua tôm. Nếu tính hiệu quả kinh doanh của 1 tấn tôm thu mua, vựa tạo ra doanh thu là 168,6 triệu đồng. Tổng chi phí đầu tƣ là 144,56 triệu đồng, trong đó chi phí trung gian (IC) chiếm 96,45% tổng giá trị chi phí, chi phí nguyên liệu chiếm 95,32% tổng giá trị trung gian. Chi phí tăng thêm (VA) chiếm 3,55% tổng chi phí, trong đó phân bổ chủ yếu cho lao động (bốc vác, vận chuyển), chiếm 57,12% trong chi phí tăng thêm, hao hụt, thuế và điện thoại chiếm 42,88%. Mức lãi vựa thu mua thu đƣợc là 24,04 triệu đồng/tấn, đạt tỷ suất lợi nhuận 16,63%.

Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, tùy thị trường xuất khẩu mà họ có những sản phẩm khác nhau, mỗi sản phẩm có định mức tôm nguyên liệu khác nhau. Trong nghiên cứu này, sản phẩm tôm thẻ xuất khẩu là tôm thẻ đông lạnh nguyên con và tôm thẻ bỏ đầu đƣợc sử dụng để phân tích, với giá bán bình quân là 12,3 USD/kg tôm với tỉ giá hối đoái là 22.710 VND/USD.

Bảng 3.24. Ƣớc tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận trung bình trên 1 tấn tôm của doanh nghiệp chế biến

Khoản mục Doanh thu

Tổng chi phí

Chi phí trung gian (IC) Tôm nguyên liệu CP bao bì, bảo quản Chi phí điện, nước CC DC, khấu hao MM,..

Chi phí tăng thêm (VA) Hao hụt

Lao động Phí, thuế Vận chuyển Lãi vay Lợi nhuận

Tỉ suất lợi nhuận (%)

(Nguồn: Số liệu điều tra 03 DN chế biến của tác giả, 2018) Doanh thu xuất khẩu trung bình 1 tấn tôm thẻ thành phẩm là 279,33 triệu đồng.

Tổng chi phí bình quân là 236,21triệu đồng, trong đó chi phí trung gian (IC) chiếm

91

81,45%. Chi phí tăng thêm (VA) chiếm 18,55%, trong tổng chi phí tăng thêm, phân bổ cho lao động 20,22%, vận chuyển 19,12%, trả lãi vay 21,73% và hao hụt là 36,51%.

Tổng lợi nhuận thu đƣợc là 43,12 triệu đồng/1 tấn tôm thành phẩm. Với kết quả này tỉ suất lợi nhuận đạt đƣợc của các xí nghiệp là 18,25%.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã mô tả bức tranh thực trạng phát triển nuôi tôm ở tỉnh Trà Vinh.

Diện tích mặt nước và diện tích nuôi tôm có sự tăng giảm, trong đó diện tích tôm sú có xu hướng giảm, tôm chân trắng không ngừng tăng với hệ số sử dụng mặt nước H>2.

Trong 5 năm gần đây, số hộ nuôi tôm có sự tăng lên nhưng ít hơn so với 5 năm trước đó với tỷ lệ hộ nuôi tôm chiếm từ 45% trở lên trong toàn ngành. Trà Vinh đã thực hiện 08 dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ cho NTTS diện tích 1.780 ha (2015) và khoảng 3.044 ha (2019). Nông hộ có khá nhiều kinh nghiệm có hộ đã tham gia trên 20 năm, điều này cho thấy con tôm đã gắn liền với sinh kế của nông hộ tỉnh Trà Vinh từ rất lâu.

Hiện nay, diện tích nuôi bằng hệ thống biofloc có sự tăng lên nhƣng không nhiều vì điều kiện áp dụng khắt khe, các ao nuôi phải trải bạc, trên nền đất cao, đầu tƣ vốn rất lớn. Diện tích nuôi giữa các hình thức cũng có sự thay đổi trong giai đoạn 2015 – 2019. Đa số người nuôi TC và BTC thả nuôi con giống có nguồn gốc rõ ràng và đã qua kiểm dịch. Thức ăn và các loại hóa chất trong nuôi tôm đều đƣợc cung cấp từ đại lý hoặc cửa hàng. Trong chuỗi giá trị ngành hàng tôm nông dân đƣợc xem là tác nhân chịu nhiều rủi ro nhất vì thời gian nuôi kéo dài (3-4 tháng), dịch bệnh nhiều và đặc biệt là rủi ro về giá cả thị trường. Mối liên kết ngang giữa các hộ rất lỏng lẻo, không mang đến hiệu quả, chƣa có cơ chế ràng buộc giữa các doanh nghiệp chế biến với các hộ nông dân. Sản lƣợng các năm có sự biến động tăng giảm, nhƣng nhìn chung có xu hướng tăng lên. Sau 10 năm giá trị sản xuất trong lĩnh vực nuôi tôm tăng xấp xỉ 3 lần, luôn cao hơn các lĩnh vực NTTS còn lại. Sự giảm tỷ trọng của lĩnh vực nuôi tôm là do Trà Vinh hiện tại có nhiều vùng phát triển nuôi cá nước ngọt, nuôi cua, hào, nghiêu...

dẫn đến tỷ trọng các loại thủy sản khác tăng. Giá trị gia tăng của lĩnh

vực nuôi tôm tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2015-2019 tăng lên nhƣng nếu so sánh cho từng năm thì mức tăng không đều. Nuôi tôm là ngành mang nhiều rủi ro nên giá trị gia tăng của ngành nuôi tôm có tăng nhƣng mức tăng biến động nhiều qua từng năm. Thu nhập nuôi tôm là rất cao, nếu so sánh với thu nhập bình quân đầu người cao gấp 7,3 lần và khi so sánh với GRDP bình quân đầu người cao gấp 5,8 lần. Điều này cho thầy rằng việc phát triển nuôi tôm góp phần tăng trưởng kinh tế cho địa phương.

93

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ phát triển nuôi tôm tại tỉnh trà vinh shrimp farming development in tra vinh province (Trang 101 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(283 trang)
w