CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH THỜI GIAN QUA
3.2. Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất
Kết quả triển khai thực hiện về phát triển hạ tầng thủy sản 2015 - 2019 đã thực hiện 08 dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản diện tích 1.780 ha (2015) và khoảng 3.044 ha (2019) cụ thể:
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện về phát triển hạ tầng thủy sản
NTTS
NTTS
NTTS
nuôi tôm công nghiệp
nuôi trồng thủy sản
nuôi trồng thủy sản
nuôi tôm công nghiệp
đƣợc đầu tƣ cơ sở hạ tầng
Nguồn: Sở NN & PTNT – Chi Cục nuôi trồng thủy sản
68
Các công trình dự án được đầu tư bước đầu được phát huy tác dụng, đã tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất của nghề nuôi thủy sản trong tỉnh, góp phần giải quyết được những khó khăn cho người dân về nguồn nước, điện, đường giao thông phục vụ cho sản xuất của người dân.
Trước khi chưa có dự án đầu tư, phần lớn người dân nuôi tôm chỉ nuôi với hình thức quãng canh (QC), quãng canh cải tiến (QCCT), bán thâm canh (BTC) và nuôi Thâm canh (TC) với quy mô nhỏ lẻ, chƣa tập trung, mật độ nuôi thấp từ 15-20 con/m2, năng suất tôm sú thâm canh giao động từ 1,5-2,5 tấn/ha, tôm thẻ chân trắng từ 4- 5 tấn/ha, chỉ phát triển nuôi theo tuyến kênh, rạch nội đồng, hệ thống thủy lợi phục vụ cho việc cấp thoát nước còn nhiều hạn chế, hệ thống giao thông vận chuyển hàng hóa, thức ăn, tôm khi thu hoạch không được thuận lợi, thường thiếu nước, thiếu điện trong giai đoạn chính vụ nuôi. Sau khi dự án đƣợc thực hiện thì diện tích nuôi ngày càng được được mở rộng qua các năm, người dân chuyển đổi những vùng sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi tôm, hình thức nuôi, mật độ nuôi từng bước nâng lên nuôi TC, STC và phát triển nuôi theo Tiêu chuẩn ViệtGAP, năng suất tôm cũng đƣợc cải thiện, đối với tôm sú nuôi QC, tôm rừng vẫn giữ mức ổn định năng suất giao động từ 250 – 350 kg/ha, nuôi TC có thể đạt 3-4 tấn/ha, tôm chân trắng đạt 5- 7 tấn/ha, siêu thâm canh đạt trên 30 tấn/ha.
Thông qua các dự án đầu tƣ các hạng mục công trình phục vụ sản xuất đã hình thành những tuyến đường giao thông nông thôn quan trọng, giúp cho việc vận chuyển, giao lưu hàng hóa giữa các vùng nuôi được thuận tiện hơn; chi phí sản xuất được giảm xuống, đáp ứng cơ bản nhu cầu về nguồn nước, điện sản xuất, đời sống tinh thần của người nuôi ngày càng được cải thiện.
Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm ngoài hệ thống thủy lợi, bờ bao kiên cố cũng là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát và hạn chế các sinh vật lạ từ bên ngoài mang mầm bệnh vào ảnh hưởng đến vật nuôi.
Bảng 3.5. Sự phát triển về đầu tƣ hạ tầng ao nuôi tôm
Phân loại
Tổng diện tích mặt nước nuôi Diện tích có bờ bao kiên cố Diện tích có ao lắng, ao chứa
Nguồn: Sở NN &
PTNT
Theo bảng số liệu 3.5, diện tích ao nuôi tôm của tỉnh đƣợc kiên cố bờ chiếm tỷ lệ 40% và có xu hướng tăng lên sau 5 năm. Theo Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: “ Nhiều dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông và điện phục vụ cho nhu cầu phát triển của ngành NTTS, đồng thời cũng không ít đề xuất và công trình được đề cập đến trong các quy hoạch, dự án như: Dự án rà soát, bổ sung quy hoạch thủy lợi tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020, đề án xây dựng và phát triển hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2013-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủy tỉnh Trà Vinh tầm nhìn đến năm 2020...tuy nhiên so với yêu cầu hiện tại và tương lai nhìn chung hạ tầng còn thiếu nhiều và chưa được đầu tư đồng bộ.”.
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nuôi tôm
Lao động trong nuôi tôm là lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp diễn ra ở vùng nông thôn. Theo số liệu điều tra, 100% các hộ nuôi tôm sú QCCT đƣợc khảo sát không thuê mướn lao động vì mô hình này chủ yếu dựa vào tự nhiên không tốn nhiều công lao động, một số hộ nuôi tôm thẻ chân trằng TC, STC có thuê lao động nhƣng rất ít.
70
Bảng 3.6. Trình độ chuyên môn của lao động nuôi tôm Chỉ tiêu
Tuổi của người nuôi chính Trình độ của người nuôi chính Diện tích nuôi
Kinh nghiệm nuôi Số nhân khẩu trong hộ Số lao động tham gia NT - Số lao động nam
- Số lao động nữ Số người phụ thuộc
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2018)
Về kinh nghiệm nuôi, nông hộ nuôi tôm có khá nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi, thậm chí có nông hộ tham gia nuôi tôm đến 20 năm. Điều này cho thấy, con tôm đã gắn liền với sinh kế của nông hộ tỉnh Trà Vinh từ rất lâu.
Các lớp tập huấn được các cơ quan nhà nước tổ chức để tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Năm 2015 có tổng số 131 lớp tập huấn, đến năm 2019 tăng lên 218 lớp. Trong đó, có 50 lớp tập huấn về Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam tăng 75,8% so với năm 2015; 105 lớp phổ biến pháp luật tăng 35% so với năm 2015 và 62 lớp tƣ vấn kỹ thuật trực tiếp cho nông hộ nuôi tôm tăng 181,8% so với năm 2015.
Bảng 3.7. Tình hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tập huấn, tƣ vấn kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản
Tần suất tham gia tập huấn
Tổng số
Tập huấn Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP)
Tuyên truyền và phổ biến pháp luật
71
Số liệu điều tra của 300 nông hộ thấy rằng số lần tập huấn trong 2 năm gần nhất là 2015-2019 kết quả cho thấy hầu hết các nông hộ nuôi tôm đều có tham gia tập huấn, chỉ có rất ít nông hộ không tham gia (chiếm 3,00%) vì họ thấy nuôi với diện tích nhỏ, thường là những nông hộ mới được gia đình cho đất canh tác chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm của người thân truyền lại hoặc hỏi thăm kinh nghiệm của các nông hộ lân cận, người quen hoặc các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thủy sản. Tỷ lệ tập huấn 4 lần trở lên chiếm tỷ lệ 9,33% là con số cũng tương đối vì nuôi tôm là đối tượng chủ lực do đó luôn được các cấp chính quyền địa phương cũng như các sở ban ngành mở ra các lớp tập huấn và đa số các hộ tham gia 2-3 lần chiếm tỷ lệ 63,00%.
Bảng 3.8. Tình hình tham gia tập huấn trong 2 năm 2016-2018 Tần suất tham gia tập huấn
Tổng số 4 lần trở lên
Từ 2 đến 3 lần Tham gia 1 lần Không tham gia
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả năm 2018 Ngoài ra, các cơ sở bán thức ăn, thuốc - hóa chất kết hợp với công ty tổ chức tâp huấn để hướng dẫn, quảng cáo sản phẩm của công ty họ. Tuy nhiên, kết quả của các khóa tập huấn chỉ mang lại kiến thức lý thuyết, hiệu quả của nông hộ nuôi tôm còn phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của từng hộ nuôi và kinh nghiệm thực tế từ các nông hộ đã nuôi thành công.
3.2.3. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm
Phát triển nuôi tôm theo hướng VietGap là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững nuôi tôm trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa.
Nuôi bằng hệ thống biofloc hiện đang đƣợc nông hộ áp dụng vào nuôi tôm thẻ chân trắng trong hình thức nuôi TC. Công nghệ này giúp kiệm tiết kiệm thức ăn, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, tốt cho sự sinh trưởng của tôm nuôi vì thế ứng dụng công nghệ này sẽ mang đến thành công cho phát triển nuôi tôm tỉnh Trà Vinh. Hiện nay
diện tích nuôi áp dụng hệ thống này có sự tăng lên nhƣng không nhiều vì điều kiện áp dụng khắt khe, các ao nuôi phải trải bạc, trên nền đất cao, đầu tƣ vốn rất lớn.
Bảng 3.9. Tình hình nuôi tôm siêu thâm canh quy chuẩn VietGap
Khoản mục
Hộ nuôi Diện tích
Số lƣợng giống
Nguồn: Sở NN & PTNT – Chi Cục nuôi trồng thủy sản Ứng dụng công nghệ phục vụ trong giai đoạn nuôi trồng chủ yếu là các máy móc thiết bị hiện đại. Về máy móc phục vụ cho công tác nuôi tôm hiện nay tại vùng nuôi gồm các loại nhƣ: máy quạt khí, máy sục khí, máy trộn thức ăn, máy xay thức ăn, máy lặn, xuồng máy, các thiết bị kiểm tra chất lượng nước. Qua khảo sát thì người nuôi trang bị đầy đủ các máy móc cần thiết phục vụ cho nuôi trồng.
Theo số liệu điều tra thì 100% các hộ trả lời có tập huấn chủ yếu là từ cán bộ kỹ thuật của các Sở Ban Ngành, đặc biệt là Chi Cục thủy sản tập huấn cho nông hộ về kỹ thuật sản xuất, phòng và trị bệnh cho tôm. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, dự án AMD cũng chú trọng hỗ trợ phát hiện bệnh cho tôm, mặc hàng chủ lực của ĐBSCL nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng. Việc nắm bắt thông tin TBKT về nuôi tôm của nông hộ tương đối tốt. Không có sự khác biệt nhiều về nguồn tiếp cận thông tin kỹ thuật sản xuất giữa các hộ nuôi trong vùng nghiên cứu. Đa phần các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng điều nuôi theo phương thức thâm canh chiếm 91,79% và thâm canh cải tiến chiếm 8,21%.