Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ phát triển nuôi tôm tại tỉnh trà vinh shrimp farming development in tra vinh province (Trang 35 - 41)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nuôi tôm

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm

Trong hoạt động nuôi tôm, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, tác giả cần phân nhóm các nhân tố ảnh hưởng. Trong luận án tác giả phân nhóm theo lý thuyết của Michael E.Porter bao gồm các tiêu chí từ tự nhiên - xã hội, đến môi trường

vi mô - môi trường vĩ mô. Tác giả kế thừa các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS vùng ven biển của Phạm Thị Ngọc (2017) và các nhân tố ảnh hưởng đến NTTS của

Đoàn Thị Nhiệm (2018) để xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm nhƣ sau:

1.1.3.1. Những nhân tố về sản xuất

Điều kiện sản xuất bao gồm cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp nuôi tôm, nguồn lao động, giống, thức ăn, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh,... (Phạm Thị Ngọc, 2017) ảnh hưởng đến PTNT, cụ thể:

a. Nguồn vốn đầu tƣ cho nuôi tôm

Vốn sản xuất đƣợc xem là đối tƣợng lao động đƣợc sử dụng sản xuất và là biểu hiện bằng tiền của tƣ liệu lao động. Giá trị của toàn bộ đầu vào bao gồm những tài sản, vật phẩm, tiền dùng trong sản xuất đều thể hiện trên vốn (Phạm Thị Ngọc, 2017). Vốn sản xuất trong nuôi tôm thường luân chuyển chậm chạp do chu kỳ sản xuất tôm tương đối dài và có tính thời vụ, việc sử dụng vốn còn gặp nhiều rủi ro do tôm nuôi phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên (Lê Bảo, 2011). Vì vậy, người nuôi nắm được đặc tính này nên sử dụng vốn cho hợp lý. Bên cạnh đó, PTNT nhất là mô hình thâm canh cần lƣợng vốn khá lớn do đầu tƣ về giống, quy trình nuôi và các chi phí khác. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Long và cộng sự (2015), tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Cà Mau đƣợc nuôi với chi phí/1 ha/vụ gần 400 triệu đồng, tôm sú thâm canh gần 500 triệu đồng/1ha/1 vụ (Nguyễn Văn Long, 2016), vốn ảnh hưởng đến việc tái sản xuất khi gặp rủi ro hoặc phát triển sang mô hình có hiệu quả cao càng cần nhiều vốn. Điều này khẳng định vai trò của vốn trong PTNT là hết sức quan trọng (Phạm Thị Ngọc, 2017).

b. Nguồn lực lao động

Lao động trong ngành nuôi tôm thường mang tính thời vụ và đối tượng tham gia rộng rãi gồm cả người già, phụ nữ, thiếu niên. Tuy nhiên, nuôi tôm lại cần có trình độ chuyên môn nhất định, vậy cần quan tâm đến công tác đào tạo ngắn hạn, dài hạn hay các hình thức tập huấn chuyên môn khác cho lao động trực tiếp nuôi tôm. Ngoài ra, tập quán, kinh nghiệm sản xuất của lao động cũng ảnh hưởng việc nuôi (Phạm Thị Ngọc, 2017). Nếu như trước đây, quy mô nuôi thường nhỏ lẻ, phương thức nuôi chưa áp dụng công nghệ, luôn nuôi theo kinh nghiệm tập quán cũ, ngại thay đổi cách thức sản xuất, cách tiếp cận thị trường còn rất xa lạ đối với họ thì ngày nay không còn nữa (Phạm Thị Ngọc, 2017). Cách thức sản xuất trong nuôi tôm luôn phải thay đổi để thích ứng được với những yêu cầu của thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa và trong điều kiện của biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, thời gian và giá cả cung ứng lao động cũng ảnh hưởng lớn đến PTNT, do có tính thời vụ nên nếu lao động không cung ứng đúng, đủ thời vụ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thu hoạch, hiệu quả trong nuôi trồng (Phạm Thị Ngọc, 2017). Nguồn lực lao động ảnh hưởng nhiều đến PTNT nhưng nó chỉ tập trung ở một số nội dung nhƣ: giới tính, trình độ văn hóa, chuyên môn, độ tuổi, kinh nghiệm, tập huấn,… trong nuôi tôm. Cần xem xét mối quan hệ này để thấy đƣợc mức độ ảnh hưởng đến PTNT, từ đó đề xuất các giải pháp để tác động. c. Con giống

Một trong những yếu tố góp phần quyết định đến sự thành bại của nghề nuôi là chất lượng con giống (Lê Thu Hường, 2014). Nguồn giống bố mẹ nhân tạo cần được chủ động và nuôi dƣỡng hợp lý để đạt chất lƣợng phôi trứng nhằm đảm bảo chất lƣợng con giống. Cơ quan chức năng cần thực hiện kiểm dịch bắt buộc chất lƣợng giống trước khi cho phép các cơ sở sản xuất bán con giống (Phạm Thị Ngọc, 2017).

Năng suất tôm thương phẩm đạt hiệu quả cao khi chất lượng con giống tốt, đảm bảo năng lực cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, hạn chế tình trạng thiếu hụt nguyên liệu.

Con giống phải đƣợc nuôi dƣỡng bằng nguồn thức ăn chất lƣợng cao, không đƣợc dùng nhiều kháng sinh, nuôi bằng quy trình vi sinh. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống

27

cung cấp con giống còn thiếu an toàn rất phổ biến và còn manh mún, các trung tâm hay các trại giống tôm bố mẹ chất lƣợng còn thấp dẫn đến chất lƣợng con giống thấp, giống chƣa sạch bệnh, sức sống kém. Nhiều nông hộ mất cả vốn khi mất mùa do sử dụng giống không sạch bệnh ảnh hưởng đến kế sinh nhai (Phạm Thị Ngọc, 2017). d.

Thức ăn trong nuôi tôm

Thức ăn cũng đóng góp quan trọng trong quá trình nuôi tôm. Tôm có thể sinh trưởng và phát triển một cách nhanh chóng là nhờ vào thức ăn, từ đó dẫn đến gia tăng sản lƣợng trên một đơn vị diện tích. Một vấn đề quan trọng nhất trong mô hình nuôi thâm canh là thức ăn và cách cho ăn (Phạm Tân Tiến và Đỗ Đoàn Hiệp, 2006). Việc lựa chọn thức ăn và cách cho ăn ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi tôm. Tuy nhiên, giá thức ăn lại ảnh hưởng đến quyết định cho ăn đối với người nuôi. Trong cơ cấu giá thành của sản phẩm tôm nuôi, thức ăn chiếm từ 60-80% chi phí sản xuất (Phạm Thị Ngọc, 2017). e. Chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh

Nuôi tôm, đặc biệt là phương thức nuôi thâm canh, chịu ảnh hưởng rất nhiều của chế độ chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh. Nuôi tôm thì công tác chăm sóc, kiểm soát môi trường nuôi có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh đối với tôm.

Khi dịch bệnh xảy ra thì thiệt hại sẽ rất lớn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả và xu hướng phát triển chung. Do đó, để thúc đẩy PTNT thì cần hạn chế thấp nhất dịch bệnh có thể xảy ra, giảm rủi ro cho người nuôi bằng việc thực hiện tốt công tác chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đối tƣợng nuôi (Phạm Thị Ngọc, 2017). Biện pháp tốt nhất để hạn chế dịch bệnh xảy ra là thực hiện tốt công tác xử lý môi trường nuôi, kiểm soát tốt nồng độ pH của nước nuôi, và vệ sinh, phòng bệnh (Phạm Tân Tiến và Đỗ Đoàn Hiệp, 2006). Năng suất thấp, chất lƣợng sản phẩm không cao và tất yếu là giá bán sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo hiệu quả trong nuôi trồng thấp nếu việc chăm sóc phòng ngừa dịch bệnh không tốt (Phạm Thị Ngọc, 2017).

1.1.3.2. Điều kiện tự nhiên a. Thời tiết, khí hậu

Tôm nuôi chỉ sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao trong những điều kiện tự nhiên phù hợp và có chất lƣợng tốt (Lê Bảo, 2011). Điều kiện tự nhiên ở đây chính là thuỷ vực và các yếu tố tự nhiên khác. Chất lƣợng của thủy vực phụ thuộc vào

sự đa dạng, phong phú của hệ sinh thái và phải là hệ thống mở. Bản chất của hệ sinh thái mở là sự luân chuyển không ngừng các dòng vào, dòng ra của năng lƣợng và vật chất. Trạng thái cân bằng này của môi trường chính là tình trạng ổn định tạm thời của thuỷ vực mà con người có thể nhìn thấy hàng ngày. Các chất hữu cơ cơ bản trong môi trường nước, các hợp chất các bon được tạo ra bằng sự tổng hợp các muối dinh dƣỡng và năng lƣợng mặt trời. Đồng thời, những thuận lợi và hạn chế của thổ nhƣỡng và khí hậu cũng tác động mạnh đến sức sản xuất của vùng nước. Ngoài ra, còn có những ràng buộc khác như hình thái thuỷ vực (diện tích mặt nước, thể tích) độ sâu trung bình, độ đục vô cơ, tốc độ dòng chảy, đường bờ. Vì thế, điều kiện tự nhiên là nhân tố đầu tiên có ảnh hưởng đến việc chọn loài, giống nuôi và sức sản xuất của chúng (Đoàn Thị Nhiệm, 2018).

Tự nhiên là nhân tố vừa cung cấp các yếu tố vật chất trực tiếp cho hoạt động sản xuất nhưng cũng vừa tạo ra môi trường cho chính các hoạt động đó. Các yếu tố như diện tích mặt nước, nguồn nước, thời tiết khí hậu... đều tạo nên đặc điểm riêng cho phát triển nuôi tôm, sự hiểu biết về môi trường nước, nắm bắt được đặc điểm của vật nuôi, hiểu biết đƣợc chu kỳ khí hậu, quy luật lên xuống của thủy triều vùng ven biển...để điều chỉnh thời vụ cho phù hợp nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao trong sản xuất.

Một thách thức không nhỏ đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay ảnh hưởng lớn đến phát triển nuôi tôm vùng ven biển là biến đổi khí hậu; Nước biển dâng cũng sẽ tác động tới nuôi tôm nước mặn và nước lợ do sự gia tăng xâm nhập mặn, đòi hỏi loài nuôi có mức độ chịu mặn cao. Các thái cực thời tiết và bão ngày càng tăng cũng gây rủi ro cho các ngành nuôi tôm ven biển. Nước biển dâng do bão và xói lở bờ biển có thể gây ra tác động lớn hơn cả sự tăng lên của mực nước trung bình. Đã có những bằng chứng về sự xói lở bờ biển do đê biển bị hƣ hỏng ở Cà Mau. Hiện tượng tăng nhiệt độ không khí làm nước nóng lên quá mức chịu đựng của các loài NTTS (Trần Nguyễn Anh, 2015).

Tác động của biến đổi khí hậu rất nghiêm trọng đối với NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng bị tổn thương cao, cộng đồng những người nuôi quy mô nhỏ là một trong những đối tƣợng nhạy cảm nhất với biến đổi khí hậu cả về mặt kinh tế, xã hội và năng lực thích ứng. Ở đồng bằng Sông Cửu Long nếu không có giải pháp thích ứng

29

biến đổi khí hậu, thu nhập của các hộ nuôi tôm có thể giảm 130 triệu đồng/ha vào năm 2020 và giảm 950 triệu đồng/ha vào năm 2050 (Suan Pheng Kam, Marie-Caroline Badjeck, Louise Teh, Lydia, 2012) (Nguyễn Ngọc Thanh, 2015). Nhƣ vậy, cần phải các định đƣợc các tác động của biến đổi khí hậu, từ đo xây dựng các giải pháp nhằm thích ứng với điều kiện bất lợi do biến đổi khí hậu gây ra. b. Mặt nước

Tôm là ngành sản xuất chủ yếu dựa vào môi trường nước - đất, một địa phương có diện tích mặt nước rộng lớn, nhiều con sông, rạch… sẽ là một điều kiện lý tưởng để phát triển nuôi tôm. Trong PTNT, thủy vực có vai trò quan trọng, chất lƣợng thủy vực đo lường thông qua tính đa dạng của hệ sinh thái, mức độ mở của hệ thống nước, độ sâu, độ đục, hàm lượng chất hữu cơ, tốc độ dòng chảy, đường bờ (Nguyễn Quang Linh, 2011). Bản chất của hệ sinh thái mở là sự luân chuyển không ngừng các dòng vào, dòng ra của năng lượng và vật chất. Trạng thái cân bằng này của môi trường chính là tình trạng ổn định tạm thời của thuỷ vực mà con người có thể nhìn thấy hàng ngày. Các chất hữu cơ cơ bản trong môi trường nước, các hợp chất các bon được tạo ra bằng sự tổng hợp các muối dinh dƣỡng và năng lƣợng mặt trời. Tùy thuộc vào vị trí địa lý, tác động của con người mà chất lượng và trạng thái của thủy vực có sự khác nhau nên có sự khác nhau về loài vật nuôi, năng suất (Đoàn Thị Nhiệm, 2018).

1.1.3.3. Điều kiện thị trường

Thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm luôn có vai trò đặc biệt quan trọng và tác động mạnh mẽ đến PTNT. Hành vi của người sản xuất được quyết định bởi quy luật cung - cầu và luôn điều chỉnh cho phù hợp với thị trường nhằm hạn chế tối đa rủi ro (Nguyễn Kim Phúc, 2011). Điều kiện thị trường thuận lợi hay khó khăn đánh giá qua: quy mô tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng của cầu (Michael E.Porter, 2012), sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng, đặc điểm thị trường. Thị trường luôn có sự khác biệt về các đặc tính, nên người ta thường chia ra thị trường trong nước và thị trường ngoài nước trong nghiên cứu (Đoàn Thị Nhiệm, 2018).

Những biến động của thị trường trong và ngoài nước có ảnh hưởng rất lớn đến ngành nuôi tôm như: quyết định của chính phủ nước ngoài như vụ kiện chống bán phá giá tôm; biến động tỷ giá ngoại tệ; khủng hoảng hay phục hồi kinh tế của các nước

nhập khẩu… Vì vậy, những nhà kinh doanh nuôi trồng phải quan tâm nghiên cứu để tìm kiếm, tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại cho sản phẩm thủy sản (Đoàn Thị Nhiệm, 2018).

1.1.3.4. Các ngành phụ trợ và liên quan

a. Hệ thống cơ sở chế biến, bảo quản phục vụ nuôi tôm

Chế biến thuỷ sản là ngành ứng dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao, góp phần gia tăng tỷ trọng xuất khẩu.

Nền kinh tế của Việt Nam nói chung và của nguời nông dân nuôi trồng nói riêng đạt mức lợi nhuận không nhỏ từ ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản.

Công nghệ chế biến của nước ta chưa chú trọng nhiều đến công nghệ chế biến thuỷ sản khô, chỉ tập trung một số sản phẩm đồ hộp, thuỷ sản đông. Đối với mặt hàng nguyên liệu thủy sản có cấu trúc đa bào, chứa đựng các lớp tế bào sống, mô sống kết cấu lỏng lẻo, nước chiếm tỉ lệ cao nên rất dễ bị biến đổi. Đồng thời, nguyên liệu thủy sản mang tính mùa vụ nên việc bảo quản sau thu hoạch là rất quan trọng. Trong thời gian tới, để PTNT cần có kế hoạch, dự án đầu tƣ nâng cấp hoặc xây dựng nhà máy chế biến thủy sản quy mô lớn; cụm công nghiệp sơ chế, chế biến thủy sản; đầu tƣ xây dựng kho lạnh (Phạm Thị Ngọc, 2017).

b. Đầu tƣ cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phục vụ, tối ƣu hóa hệ thống thiết bị có vai trò quan trọng đối với sản xuất. Hệ thống công trình phục vụ nuôi tôm như hệ thống thủy lợi, các kênh tiêu thoát nước đóng vai trò quan trọng.

Chất lượng nước cung cấp cho ao nuôi bảo đảm không bị ô nhiễm đã góp phần cho đối tƣợng nuôi phát triển thuận lợi. Các thiết bị chuyên dùng, ao lắng, ao chứa cho sản xuất được trang bị đã làm cho môi trường nước đảm bảo, giảm bớt thiệt hại do dịch bệnh gây nên (Phạm Thị Ngọc, 2017). Nuôi tôm thâm canh điều này càng đƣợc coi trọng hơn, do đó có nhiều nghiên cứu đã đƣa ra khuyến cáo rằng chỉ nên nuôi ở những vùng có cơ sở hạ tầng đáp ứng với nuôi thâm canh, có hệ thống tưới tiêu riêng biệt, chủ động nguồn nước (Viện Kinh tế & Quy hoạch thủy sản, 2015). Yếu tố cần thiết cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh của các ngành kinh tế là đầu tƣ. Đặc biệt, nuôi tôm việc đầu tƣ có ý nghĩa quyết định vì với đa số các hộ nuôi tôm đều là các hộ nông

31

dân nên các nguồn lực rất hạn chế (Phạm Văn Đình, Đỗ Kim Chung, Đinh Văn Đãn, Nguyễn Văn Mác & Nguyễn Thị Minh Thu, 2009) (Vũ Đình Bắc & Phạm Vân Đình, 2011). Nuôi tôm là hoạt động nông hộ xây dựng và đầu tƣ nhiều ở các khu vực ngập nước dưới nước, trên cơ sở khai thác và sử dụng các nguồn sẵn có như: nước, khí hậu và lao động nên hoạt động này có nhiều đặc điểm riêng biệt với chăn nuôi gia súc gia cầm (Phạm Thị Ngọc, 2017). Vì vậy, để PTNT cần có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ nhất là thủy lợi.

1.1.3.5. Cấu trúc ngành và sự cạnh tranh

Sự liên kết giữa các thành phần tham gia trong ngành với nhau thể hiện ở cấu trúc ngành, sự cạnh tranh là đề cập đến cạnh tranh ở khía cạnh thị trường.

Liên kết kinh tế: trong NTTS nói chung và NT nói riêng, liên kết ngang và liên kết dọc là những hình thức liên kết kinh tế đƣợc lựa chọn nhƣng tùy theo mức độ chặt chẽ, sự phối hợp giữa các bên liên quan sẽ tác động đến sự phát triển ở những mức độ khác nhau (Đoàn Thị Nhiệm, 2018).

Cạnh tranh thị trường: trong nuôi tôm cạnh tranh thường về chất lượng sản phẩm, về giá cả giữa những người nuôi trên thị trường nội địa và thế giới. Sự cạnh tranh sẽ giúp người nuôi có xu hướng cải tiến để mang đến sản phẩm tốt hơn, nhưng lại gây khó khăn cho người nuôi do giá bán giảm (Đoàn Thị Nhiệm, 2018).

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ phát triển nuôi tôm tại tỉnh trà vinh shrimp farming development in tra vinh province (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(283 trang)
w