CHƯƠNG 3: BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Bối cảnh nghiên cứu
3.1.2. Bối cảnh du lịch Việt Nam phục hồi sau đại dịch Covid – 19
Đại dịch Covid-19 bùng phát trên quy mô toàn cầu đã tác động nghiêm trọng đến ngành du lịch thế giới cũng như Việt Nam. Năm 2020, cả nước chỉ đón được 3,7 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 56 triệu lượt khách nội địa, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2019, công suất buồng bình quân cả nu c chỉ đạt 20%; 52% lao động du lịch mất việc làm; tổng thu từ khách du lịch đạt 312.200 tỷ đồng, giảm 57,8% so với năm 2019. Từ tháng 11/2021, Việt Nam đã bước đầu thí điểm đón khách du lịch quốc tế. Năm 2021, Việt Nam đón khoảng 14.900 lu t khách du lịch quốc tế, phục vụ khoảng 40 triệu lượt khách du lịch nội địa, công suất buồng bình quân ước chỉ đạt khoảng 5%, chỉ có 25% lao động du lịch được tham gia công việc toàn thời gian,
tổng thu từ khách du lịch u c đạt khoảng 180.000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng
kỳ 2020. Từ 15/3/2022, ngay sau khi Chính phủ cho phép mở lại các hoạt động du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3,66 triệu lượt người, gấp 23,3 lần so với năm 2021 nhưng vẫn nhưng vẫn chưa thực hiện được mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế năm 2022. Trái ngược với tình hình đón khách du lịch quốc tế chưa được như kỳ vọng của Việt Nam, các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore đã có sự phục hồi tốt hơn. Lượng khách du lịch quốc tế đến Thái Lan trong năm 2022 đã vượt mục tiêu đề ra trước đó là 11,15 triệu lượt (Thailand Ministry of Tourism and Sports, 2022), Malaysia đạt khoảng 10 triệu lượt và Singapore là khoảng 6,31 triệu lượt (Statista, 2022). Điều này phản ánh phần nào thực tế là thương hiệu du lịch Việt Nam chưa đủ mạnh so với các điểm đến trong khu vực. Việt Nam cần phải thực hiện hiệu quả nhiều các biện pháp hơn nữa để có thể phục hồi ngành du lịch và nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút khách du lịch với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, việc mở cửa du lịch quốc tế đã thể hiện ý chí, nỗ lực của toàn Ngành nhằm “phá băng” sau gần 2 năm đóng cửa. Trong bối cảnh nhiều điểm đến đối thủ cạnh tranh và thị trường còn đang đóng cửa hoặc mở cửa hạn chế, đây có thể nói là những tín hiệu khả quan để phục hồi của Du lịch Việt Nam. Với việc cho phép mở cửa từ ngày 15/3/2022, Việt Nam được UNWTO đánh giá là một trong những nước có chính sách mở cửa cởi mở nhất thế giới. Việt Nam cũng là một trong những nước mở cửa sớm nhất khu vực. Ngay sau khi mở cửa, dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng thị trường toàn cầu của Google cho thấy lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam đã liên tục duy trì mức tăng tru ng cao hàng đầu thế giới.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh. Chỉ tính riêng trong tháng 4, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 70.000 lu t khách và lượng khách quốc tế qua các sân bay của Việt Nam trong tháng 4/2022 đã bằng tổng 3 tháng tru c đó cộng lại. Những nỗ lực nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt của Du lịch Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận. Năm 2022, Du lịch Việt Nam xuất sắc giành được 16 hạng mục giải thưởng hàng đầu thế giới và 48 hạng mục giải thưởng hàng đầu châu Á tại giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards), tiếp tục khẳng định thương hiệu, vai trò và vị thế của Du lịch Việt Nam trong khu vực và trên toàn thế giới (Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2022). Tại giải thưởng Du lịch thế giới năm 2023, Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng "Điểm đến hàng đầu châu Á 2023" (Đây là lần thứ 5 Việt Nam được bình chọn là điểm đến hàng đầu châu Á qua các năm 2018, 2019, 2021, 2022, 2023) và "Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á 2023" (2 năm liên tiếp đoạt giải thưởng này: năm 2022 và 2023), khẳng định thương hiệu và sức hút đặc biệt của Du lịch Việt Nam. Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam xuất sắc đạt danh hiệu "Cơ quan quản lý du lịch hàng đầu châu Á 2023" (đây là lần thứ 4 được vinh danh, sau 3 lần đã đạt được vào các năm 2017, 2021 và 2022), thể hiện những nỗ lực vượt bậc của cơ quan quản lý du lịch quốc gia nhằm tái thiết và phục hồi du lịch Việt Nam, đưa du lịch Việt Nam trở thành điểm sáng trong khu vực và trên thế giới (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, 2023).
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất kịp thời, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, và sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương cả nước đã tổ chức hoạt động nhằm mở cửa du lịch an toàn, hiệu quả trên tinh thần
“thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”. Việt Nam đã thực hiện cấu trúc lại thị trường khách du lịch, tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế, qua đó góp phần phục hồi hoạt động toàn Ngành, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh trở lại sau dịch. Sản phẩm du lịch được làm mới theo hướng đa dạng hóa, tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao; nhiều điểm đến mới đu c đầu tư, hệ thống co ̛ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch được cải thiện rõ rệt. Tập trung đẩy mạnh chương trình truyền thông với chủ đề “Live fully in Vietnam” để thu hút khách quốc tế và chu ng trình
“Du lịch an toàn, trải nghiệm trọn vẹn” để thúc đẩy thị trường nội địa. Chủ trì, đồng hành cùng các địa phương, doanh nghiệp tổ chức hàng loạt sự kiện để khởi động lại hoạt động du lịch trên toàn quốc nhu ̛ các chương trình, sự kiện kích cầu du lịch, hội chợ du lịch quốc tế VITM, hội chợ du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (ITE 2023), quảng bá mạnh mẽ việc mở cửa lại du lịch nhân dịp SeaGames 31... Đồng thời, tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch ở nước ngoài như tham gia Hội chợ WTM 2022 tại Anh, Hội chợ TRAVEX 2023 tại Indonesia, Hội chợ ITB Berlin
2023 tại Đức, các sự kiện văn hóa du lịch Việt Nam ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... khẳng định mạnh mẽ thông điệp mở cửa, sự hiện diện và hòa nhập với thị trường quốc tế trong bối cảnh bình thu ng mới (BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch, 2023). Công tác truyền thông, quảng bá du lịch trên các nền tảng trực tuyến đu c tập trung đẩy mạnh. Trang web quảng bá du lịch Việt Nam tới khách quốc tế (vietnam.travel) tăng hạng mạnh trên thế giới. Toàn Ngành triển khai mạnh mẽ hoạt động chuyển đổi số: Hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh trên co ̛ sở các nền tảng số cốt lõi của Ngành. Triển khai các chương trình hỗ trợ hướng dẫn chuyển đổi số trong du lịch tại nhiều địa phương. Các địa phương cùng với doanh nghiệp đã chủ động tổ chức chương trình quảng bá điểm đến thông qua việc tổ chức các lễ hội, sự kiện nghệ thuật, du lịch thu hút du khách du lịch, chủ động hoàn thiện, làm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.