Phương pháp tổng quan tài liệu có hệ thống (Systematic Reviews)

Một phần của tài liệu TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN VÀ Ý ĐỊNH QUAY TRỞ LẠI VIỆT NAM CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ (Trang 161 - 165)

CHƯƠNG 3: BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phương pháp tổng quan tài liệu có hệ thống (Systematic Reviews)

Hiện nay có sẵn nhiều công cụ đánh giá chất lượng nghiên cứu, tuy nhiên nghiên cứu này đã dùng một hệ thống đánh giá thực hiện một cập nhật tổng quan tài liệu có hệ thống và phân tích tổng hợp PRISMA (Preferred Reporting Items for Systematic Reviews and Meta-Analyses) khi thực hiện tổng quan tài liệu cho nghiên cứu. Trong phần này, nghiên cứu thực hiện phân tích tổng quan tài liệu có hệ thống (Systematic literature review - SLR) để tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến tài sản thương hiệu điểm đến một cách có hệ thống, minh bạch nhằm xác định và đánh giá nghiêm túc các nghiên cứu có liên quan, cũng như để thu thập, phân tích dữ liệu và tóm tắt bằng chứng về các câu hỏi với một kế hoạch nghiên cứu chi tiết và toàn diện từ các nghiên cứu đã được xuất bản trên thế giới (Davis và cộng sự., 2014).

Mục đích của tổng quan hệ thống là xác định tất cả các bằng chứng thực nghiệm phù hợp với các tiêu chí đưa vào được xác định trước để trả lời một câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu cụ thể, trên cơ sở đó xác định các hu ng nghien̂cứu hoặc khoảng trống nghiên cứu (Denyer và Tranfield, 2009). Bằng cách sử dụng các phương pháp rõ ràng và có hệ thống khi xem xét các bài báo và tất cả các bằng chứng sẵn có, sự chênh lệch có thể được giảm thiểu, do đó cung cấp những phát hiện đáng tin cậy để có thể rút ra kết luận và đưa ra quyết định (Moher và cộng sự., 2009).

3.3.1 Thu thập và sàng lọc dữ liệu

Quy trình thu thập dữ liệu, sàng lọc dữ liệu để lựa chọn ra các bài nghiên cứu có liên quan nhất được áp dụng trình bày theo hướng dẫn của Liberati và cộng sự., (2009) gồm có bốn bước cơ bản: (1) Xác định và thu thập dữ liệu (identification);

(2) Kiểm tra độ phù hợp (screening); (3) Đủ điều kiện sàng lọc (eligbility); (4) Lựa chọn (included).

3.3.1.1 Xác định và thu thập dữ liệu

Các cơ sở dữ liệu được sử dụng để đánh giá tổng quan tài liệu có hệ trong nghiên cứu này gồm: Web of Science, Scopus, Willey Online Library, Elsevier Science Direct, Taylor and Francis Online Journals, Google Scholar. Quy trình tìm kiếm lặp lại các từ khoá và truy xuất (tức là tìm kiếm cơ sở dữ liệu) bằng việc xác

định khái niệm tìm kiếm liên quan đến tài sản thương hiệu điểm đến. Nghiên cứu sử dụng từ khoá bằng tiếng Anh: "Destination brand equity" (tài sản thương hiệu điểm đến). Sau đó tìm kết hợp từ khoá "Destination brand equity" (tài sản thương hiệu điểm đến) với các từ khoá khác như: "Revisit intention" (ý định quay trở lại),

"Novelty" (tính mới lạ). Cách thức nhập để tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu cụ thể là (TITLE-ABS-KEY (“Destination brand equity”) OR TITLE-ABS-KEY (“Place brand equity”)) AND (TITLE-ABS-KEY ("revisit intention") OR TITLE-ABS- KEY ("visit intention")) OR TITLE-ABS-KEY ("Novelty Seeking")) AND NOT (TITLE-ABS-KEY ("Familiarity") AND (LIMIT-TO (LANGUAGE , "English")).

Cơ sở dữ liệu được tìm kiếm trong khoảng thời gian từ ngày 20 tháng 12 năm 2020. đến ngày 30 tháng 1 năm 2021. Các tiêu chí đưa vào để chọn lọc lấy dữ liệu đã được áp dụng, cụ thể như: Các nghiên cứu dựa trên nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu mô tả tài sản thương hiệu một điểm đến du lịch cụ thể hoặc tài sản thương hiệu điểm đến liên quan đến các điểm đến, khu vực du lịch. Giới hạn thời gian được áp dụng là các tài liệu là các bài báo trên các tạp chí quốc tế được xuất bản từ năm 2007 đến đầu năm 2021, các tài liệu tìm kiếm được giới hạn cho các ấn phẩm bằng tiếng Anh (riêng trên Google Schoolar có tìm kiếm bằng ngôn ngữ tiếng Việt, tuy nhiên dữ liệu này không sử dụng để phân tích tài liệu có hệ thống).

3.3.1.2 Kiểm tra độ phù hợp, sàng lọc và lựa chọn dữ liệu

Sau khi nhập các từ khoá tìm kiếm bằng tiếng Anh vào cơ sở dữ liệu uy tín trên thế giới. Chiến lược tìm kiếm chia ra thành các giai đoạn để thực hiện: Trong mỗi cơ sở dữ liệu, đầu tiên nhập từ khoá "Destination brand equity" (tài sản thương hiệu điểm đến) và sau đó kết hợp thêm lần lượt với các từ khoá khác như "Revisit intension" (ý định quay trở lại), "Novelty" (sự mới lạ) để tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu, bao gồm cả việc kiểm tra xem điểm đến hoặc địa điểm có phải liên quan đến điểm đến du lịch hay không. Kết quả thu về sau các giai đoạn tìm kiếm gồm 1.112 bài nghiên cứu có liên quan đến chủ đề tài sản thương hiệu điểm đến.

Các tiêu chí đã đưa vào để loại trừ các dữ liệu, bao gồm các nghiên cứu mô tả tài sản thương hiệu điểm đến thuộc lĩnh vực các sản phẩm (điện thoại tivi, nước

ngọt, ngân hàng, khách sạn…), các nghiên cứu mô tả tài sản thương hiệu điểm đến liên quan đến các quốc gia, các thành phố mà không liên quan đến điểm đến du lịch;

Các nghiên cứu với mô hình lý thuyết; Các nghiên cứu thực tế xuất bản bằng hình thức như luận án tiến sĩ, báo cáo ngắn, bảng xếp hạng các điểm đến thành phố, báo cáo hội thảo, báo cáo đang thực hiện, bài nghị luận, hướng dẫn thực hành, chương sách, đánh giá sách và ấn phẩm hội nghị: kỷ yếu, áp phích, tóm tắt và những thứ khác. Các tiêu đề bài nghiên cứu trùng tên, hoặc ngôn ngữ viết không phải bằng tiếng Anh cũng sẽ đưa vào tiêu chí loại bỏ. Ngoài ra, các tóm tắt của các bài báo ban đầu được phân tích để tìm ra các bài nghiên cứu có liên quan đến chủ đề tài sản thương hiệu điểm đến hay không để tiến hành sàng lọc, loại trừ.

Các tiêu đề và tóm tắt của các bài báo ban đầu được phân tích về mức độ liên quan, phù hợp và chất lượng của các nghiên cứu. Áp dụng các tiêu chí lựa chọn và loại trừ được mô tả ở trên, kết quả của việc tìm kiếm các tài liệu liên quan thu về được 62 nghiên cứu để sử dụng trong phần tổng quan tài liệu có hệ thống. Quá trình lập bản đồ và lựa chọn dữ liệu được thể hiện trong hình 3.2 dưới đây.

Các nghiên

cứu được lựa

chọn để tổng quan (n=62)

Các nghiên cứu tiếp tục bị loại bỏ do các nghiên cứu không tải được bài toàn văn (n=43)

Hình 3.2: Quy trình sàng lọc và lựa chọn dữ liệu tổng quan tài liệu có hệ thống

Lựa chọn

Các nghiên cứu đủ điều kiện sàng lọc (n=105)

Đủ điều kiện sàng lọc

Các nghiên cứu còn

lại sau khi kiểm tra, sàng

lọc (n=298)

Kiểm tra độ phù hợp

Thu thập trên các cơ sở dữ liệu từ Web of Science, Scopus, Willey Online Library, Elsevier Science Direct, Taylor and Francis Online Journals, Google Scholar

(n=1,112)

- Xác định câu hỏi nghiên cứu - Xác định từ khoá

- Xác định chiến lược tìm kiếm

Xác định và thu thập

Các nghiên cứu được sàng lọc và bị loại bỏ do bị trùng tên (n=438) Các nghiên cứu được sàng lọc và bị loại bỏ do các nghiên cứu xuất bản bằng hình thức như luận án tiến sĩ, báo cáo ngắn, báo cáo hội thảo, báo cáo đang thực hiện, bài nghị luận (n=256)

Các nghiên cứu được sàng lọc và bị loại bỏ do các nghiên cứu xuất bản bằng hình thức như luận văn thạc sỹ, hướng dẫn thực hành, chương sách, đánh giá sách và ấn phẩm hội nghị: kỷ yếu, áp phích, tóm tắt và không viết bằng tiếng Anh (n=120)

Các nghiên cứu tiếp tục bị loại bỏ do các nghiên cứu không liên quan đến tài sản thương hiệu điểm đến (n=128)

Các nghiên cứu tiếp tục bị loại bỏ do địa bàn nghiên cứu trong các nghiên cứu không phải là điểm đến du lịch để ứng dụng trong tài sản thương hiệu điểm đến (n=65)

3.3.2 Phân tích có hệ thống các dữ liệu

Danh sách tất cả 62 nghiên cứu sử dụng trong tổng quan tài liệu có hệ thống được trình bày thành bảng gồm các thông tin chung (tác giả/ các tác giả, năm xuất bản, công cụ nghiên cứu, cỡ mẫu, thành phố và quốc gia, đơn vị mẫu), đặc tả nghiên cứu (các biến, giả thuyết hoặc câu hỏi nghiên cứu, phương pháp thống kê và công cụ nghiên cứu), và những kết quả phát hiện và ý nghĩa thực tiễn (các phát hiện và kết luận liên quan đến tài sản thương hiệu điểm đến). Phân tích chi tiết 62 bài báo nghiên cứu công bố trong khoảng thời gian 2007 - 2021 được trình bày ở phụ lục của luận án.

Sau khi xem xét các tài liệu hiện có liên quan đến tài sản thương hiệu điểm đến và phân tích có hệ thống các tài liệu nghiên cứu này, khoảng trống nghiên cứu được tìm thấy. Kết quả phân tích tổng quan tài liệu có hệ thống được trình bày ở chương 1, 2 của nghiên cứu này. Trên cơ sở các tổng quan tài liệu sâu rộng này, nghiên cứu đã đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Tuy nhiên, để kiểm định lại một lần nữa với kết quả phân tích tổng quan tài liệu có hệ thống, một phân tích tổng hợp (Meta-Analyses) đã được thực hiện.

Một phần của tài liệu TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN VÀ Ý ĐỊNH QUAY TRỞ LẠI VIỆT NAM CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ (Trang 161 - 165)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(308 trang)
w