LμM Gì Để NÔNG NGHIệP VIệT NAM KHÔNG Bị LéP Vế KHI VμO WTO?

Một phần của tài liệu TKBG Dia li 12 tap 2 (Trang 30 - 33)

Bμi 22 VấN Đề PHáT TRIểN NÔNG NGHIệP

III. HOạT ĐộNG TRÊN LớP

1. LμM Gì Để NÔNG NGHIệP VIệT NAM KHÔNG Bị LéP Vế KHI VμO WTO?

Khi vào WTO, Việt Nam sẽ gia nhập thị tr−ờng nông sản thế giới có kim ngạch gần 559 tỷ đôla một năm. Đây có thể nói là cơ hội cho hàng nông sản Việt Nam khi bước ra thế giới. Tuy nhiên với tình hình sản xuất nh− hiện nay thì việc hội nhập lại càng gây khó khăn cho nông sản Việt Nam.

Nông sản Việt Nam tr−ớc sức ép cạnh tranh

Có một nghịch lý, trái cây ngoại ch−a hẳn ngon hơn trái cây Việt Nam, nh−ng vẫn

được chấp nhận và lấn lướt trái cây nội địa. Chẳng hạn cam sành Bến Tre hương và vị thơm ngon không thua kém cam Mỹ, giá chỉ 25.000 đồng/kg, trong khi đó cam Mỹ giá

45.000 đồng/kg, nhưng không phải ai cũng dùng cam sành. Tương tự, trên các quầy trái cây, sầu riêng Thái Lan vẫn chiếm giữ số l−ợng lớn mặc dù giá trị dinh d−ỡng và vị ngon vẫn không hơn sầu riêng Cái Mơn.

Một hình ảnh đáng để suy nghĩ, là hiện nay, ngay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đ−ợc xem là vựa trái cây của cả n−ớc, trái cây ngoại vẫn bày bán và ng−ời dân vẫn sử dụng đều đều.

Từ lâu nay, Việt Nam vẫn luôn tự hào là nước xuất khẩu gạo đứng nhì thế giới, nhưng theo biểu giá của Australian Commodity Statistics 2005, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp nhất trong 6 n−ớc xuất khẩu gạo. Gạo Việt Nam xuất khẩu với giá 218 USD, trong khi đó, Thái Lan vừa đứng đầu về số l−ợng, vừa có giá cao hơn Việt Nam 60,33 USD/tấn.

Cao nhất là Ôxtrâylia xuất với giá 509,9 USD/tấn.

Gia nhập WTO, mọi lĩnh vực đều phải cạnh tranh là điều đương nhiên, nhưng theo các chuyên gia thì nông sản Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt hơn, cả trong và ngoài n−ớc. Với tình hình sản xuất và công nghệ nh− hiện nay, nông nghiệp Việt Nam sẽ phải

đối đầu với nhiều thách thức mới rất phức tạp và khó khăn, có khả năng bị tụt hậu nếu không giải quyết đ−ợc kịp thời.

Cần có sự đột phá về giống cây trồng

Nếu nói về sự thế yếu của trái cây, ngoài năng lực hạn chế trong việc xây dựng th−ơng hiệu, làm marketing, khả năng xúc tiến xuất khẩu... tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện tr−ởng Viện nghiên cứu cây ăn trái miền Nam cho rằng, sở dĩ trái cây Việt Nam kém chất l−ợng so với trái cây Thái Lan là do bị thả nổi về cây giống. Nhà n−ớc không có chính sách rõ ràng và không có hệ thống sản xuất và cung ứng giống.

Từ nhiều năm qua, Việt Nam đã tạo ra nhiều giống lúa tốt, hạt gạo Việt Nam sản xuất ra không thua kém gạo các n−ớc. Theo giáo s− tiến sĩ Bùi Chí Bửu, Viện tr−ởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, thành công của Việt Nam là đã tạo đ−ợc giống lúa cực sớm, và thành công lớn nhất là đã tạo thành công giống lúa cao sản. Thế nh−ng thị tr−ờng gạo chất l−ợng cao trên thế giới vẫn do Thái Lan, Ôxtrâylia nắm giữ.

Nguyên do, theo chính các nhà khoa học thừa nhận, các chủng lúa sản xuất ra cứ

đ−ợc mặt này thì mất mặt kia: cao sản thì thân yếu dễ ngã, dễ rụng, còn chất l−ợng thơm ngon thì nhiều lép, cuống dai, kháng bệnh kém, dễ bị sâu rầy, và bên cạnh đó là công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến.

Thói quen chỉ thấy cái lợi trước mắt đã khiến người người sản xuất không chịu tuân thủ quy trình sản xuất và sử dụng cây giống. Một cây giống sản xuất ra theo đúng quy trình trong nhà lưới, lồng kính có giá thành đắt gấp đôi, gấp ba cây nhân giống thông thường ngoài trời, khiến người sản xuất giống thấy lợi đã làm, mà người mua thì ham rẻ mặc dù vẫn biết rằng chất l−ợng kém. Chính vì vậy mà lâu ngày cây thoái hóa, nhiễm bệnh, chất l−ợng quả ngày càng sụt giảm, thua trái cây ngoại là đ−ơng nhiên.

Ngoài ra, những nguyên nhân khác nh− công tác nhân giống không đ−ợc đồng loạt, dẫn đến chậm trễ việc nhân rộng diện tích cây trồng. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa tới với người nông dân. Nông dân chưa hưởng được chính sách ưu đãi, mà phải mua giống với giá cao, nh−ng lúa thu hoạch bán ra vẫn theo giá lúa bình th−ờng. Vì vậy ng−ời trồng đã không mặn mà với chương trình giống mới.

Những điều đó khiến cho diện tích vườn cây thu hẹp, năng suất bấp bênh, chất lượng không đạt.

Thay đổi về kỹ thuật và công nghệ

Việc thu hái, bảo quản, đóng gói và vận chuyển là những khâu hầu nh− đến giờ các nhà khoa học cũng ch−a quan tâm hỗ trợ ng−ời trồng. Đó là nguyên nhân vì sao trái cam Mỹ hoặc quýt Thái Lan sau khi thu hoạch cả tháng vẫn còn tươi, trong khi đó trái cây Việt Nam chỉ vài ngày là đổi màu, biến sắc, nguy cơ hỏng rất cao.

Cũng vì công nghệ sau thu hoạch không đ−ợc coi trọng mà việc thất thoát cũng rất lớn, khiến giá thành của sản phẩm không thể hạ thấp. Cây lúa là thế mạnh của nông sản xuất khẩu, nh−ng hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long, lúa chín rục mới đ−ợc thu hoạch. Thu hoạch xong phơi luôn ngoài đồng. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thất thoát sau thu hoạch của lúa Việt Nam từ 10% đến 17%, có khi lên đến đến 30%!

Cũng do tình trạng không chú trọng sân phơi, nên gạo Việt Nam xát ra phải sấy, bị gãy nát và xỉn màu. Vì vậy mà mặc dù Việt Nam có giống lúa chất l−ợng cao, nh−ng khi xuất khẩu chất lượng vẫn đứng sau gạo các nước.

Đối với trái cây Việt Nam, việc quan trọng là phải xây dựng các công đoạn kỹ thuật thu hoạch lại thành một khâu hoàn chỉnh áp dụng các công nghệ bảo quản. Theo các chuyên gia, công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam cũng có kỹ thuật tốt không thua kém công nghệ của các n−ớc. Nh−ng điều kiện thực hiện, quy trình chuyển giao vẫn ch−a tốt, công nghệ thô sơ vẫn phổ biến. Chẳng hạn, ph−ơng pháp phổ biến của nông dân là khi thu hoạch trái cây, vẫn rửa bằng n−ớc, khiến trái cây mau thối nhũn, khó bảo quản. Bên cạnh đó, cơ sở, công nghệ chế biến cũng không đáp ứng đầy đủ, nên ảnh hưởng đến chất l−ợng của trái cây Việt Nam là thấy rõ.

Không thể để người nông dân tự bơi

Có một điều dễ thấy, là hiện nay, những chủng loại trái cây nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long nh− sầu riêng Chín Hóa, b−ởi da xanh Hai Hoa, xoài cát Thanh Sơn...

hầu hết đều do người nông dân tự mày mò, rồi tự nhân giống lấy, chứ không phải của các viện nghiên cứu hay các nhà khoa học tạo ra. Những thành quả đó là đáng ghi nhận, nhưng nếu thiếu sự tác động của Nhà nước là đã bỏ qua cơ hội. Việc nhân giống nếu cứ

để người nông dân tự làm thì mãi mãi sẽ không bao giờ có một nền công nghiệp như

mong −íc.

Tiến sĩ Trần Du Lịch, Viện tr−ởng Viện Kinh tế TP.HCM kể: Khi ông hỏi "Thế nào là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn"?, vị giáo s− là thầy của ông cầm cây bút lên và nói: "Một lô hàng công nghiệp, mọi cây bút đều phải giống hệt nh−

nhau. Trái cây Việt Nam chừng nào cho ra hàng loạt, tỷ lệ lép thấp, kích th−ớc, trọng l−ợng, h−ơng vị, chất l−ợng giống nhau, là công nghiệp hóa".

Đó là điều lý giải vì sao chỉ với 260.000ha, nh−ng trái cây Thái Lan đi khắp thế giới, và tràn vào Việt Nam là xứ sở có diện tích cây ăn trái cao gấp 3 lần, 750.000ha. Thái Lan

đã đ−a việc sản xuất cây ăn quả trở thành nền công nghiệp thực sự.

Nhìn lại Việt Nam, trong khi nông dân Ôxtrâylia đã sử dụng máy bay để phun thuốc, thì sản xuất ở ta vẫn còn theo kiểu "v−ờn nhà", khoanh lô nhóm nhỏ, trên trồng cây ăn quả, dưới tận dụng các loại tầng thấp, chịu bóng mát. Trên một miếng đất có vài loại cây, riêng việc thụ phấn cây này sang cây kia, tạo ra sản phẩm lai tạp và chất l−ợng khó kiểm soát. Thực trạng đó chỉ ra rằng, phải tạo ra những vùng chuyên canh rộng lớn, chứ không thể canh tác theo kiểu "làm v−ờn". Điều này ng−ời nông dân không thể làm lấy, mà phải là vai trò đạo diễn và tổ chức của Nhà nước.

Tr−ớc sức ép cạnh tranh khi hội nhập, không có con đ−ờng nào khác hơn là đầu t−

công nghệ cho nông dân, bên cạnh đó là có một chiến l−ợc bài bản và bàn tay tổ chức của Nhà nước. Không thể để nông dân vào WTO với cách sản xuất cấy bằng tay, gặt bằng liềm, gánh lúa bằng vai đ−ợc.

Theo các chuyên gia, chiến l−ợc trong sản xuất và xuất khẩu nông sản tốt nhất nên bắt đầu từ chính sách từ trên xuống. Chỉ có cách này mới tạo ra một nền công nghiệp thực sự trong nông nghiệp. Còn cách làm từ trước đến giờ ở ta vẫn theo lối vận hành là từ người sản xuất rồi tác động lên. Chính vì sự thiếu chiến lược tổng thể đó mà nền sản xuất nông nghiệp vẫn cứ manh mún, nhỏ lẻ và rời rạc nh− những mảnh v−ờn của ng−ời nông dân. Những mảnh v−ờn muôn màu sắc đem lắp ghép lại không thể thành bức tranh muôn màu, mà chỉ làm nổi rõ hơn sự pha tạp.

Một phần của tài liệu TKBG Dia li 12 tap 2 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(320 trang)