PHáT TRIểN VIẽN THÔNG Vμ KHOảNG CáCH Số GIữA THμNH THị Vμ NÔNG TH¤N N¦íC TA

Một phần của tài liệu TKBG Dia li 12 tap 2 (Trang 138 - 142)

a) Thị trường viễn thông Việt Nam và vấn đề khoảng cách số

Tăng trởng cao trên thị trờng di động vμ băng rộng...

Thị tr−ờng viễn thông Việt Nam đang là lực hút hấp dẫn các doanh nghiệp n−ớc ngoài, khi liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm. Chính sách mở cửa, tạo cạnh tranh trên thị tr−ờng viễn thông Việt Nam của Chính phủ thông qua các quy

định của Bộ Thông tin − Truyền thông ngày càng phát huy tác dụng trên thực tế. Từ năm 2004, số thuê bao di động và băng rộng luôn tăng gấp đôi do có sự cạnh tranh của các nhà khai thác. Chỉ tính riêng 3 công ty cung cấp dịch vụ di động là Mobifone, Vinaphone và Viettel đã chiếm trên 90% thị phần với xấp xỉ 40 triệu thuê bao di động (tính đến 5/2008). Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng mạng điện thoại cố định gần như hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Dịch vụ điện thoại di động tiếp tục mang lại nguồn thu chính cho các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là các doanh nghiệp mới nh− Viettel với khoảng 1 tỷ USD năm 2007, SPT khoảng 50 triệu USD. Đối với VNPT, doanh thu từ dịch vụ động chiếm xấp xỉ 50%

tổng doanh thu 2,8 tỷ USD năm 2007. Mức ARPU trung bình của 1 thuê bao di động đạt khoảng 7−8USD/tháng và đang có xu h−ớng giảm dần. do có sự cạnh tranh mạnh về giá, cước giữa các doanh nghiệp. Tính đến tháng 5/2008, tổng thuê bao viễn thông của Việt Nam đạt xấp xỉ 53 triệu thuê bao, đạt mật độ gần 60máy/100 dân. Tuy nhiên nếu so sánh với các nước trên thế giới và trong khu vực. Mật độ thuê bao viễn thông của Việt Nam vẫn

đạt mức thấp, xếp trên Philipin (55%) và ấn Độ (23,3%), nhưng xếp dưới Trung Quốc (68,7%) và Malaysia (104%). Trong đó, số thuê bao điện thoại cố định đạt khoảng 12

triệu, tương ứng với mật độ 15%. Hầu hết các thuê bao cố định đều do VNPT lắp đặt và phát triển.

... Khoảng cách số giữa thμnh thị vμ nông thôn ngμy cμng cách biệt...

Lý giải cho sự phát triển bùng phát trên thị trường di động và băng rộng là từ các yếu tố: (i) Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao (trên 7%) trong nhiều năm qua cũng

đồng nghĩa với việc thu nhập của người dân và các hộ gia đình tăng thêm, tạo thêm các nhu cầu về sử dụng dịch vụ thông tin; (ii) dân số Việt Nam trẻ với 65% dưới độ tuổi 30; (iii) Cạnh tranh dẫn đến giảm giá cước mạnh về dịch vụ di động và băng rộng. Tuy nhiên, tốc

độ phát triển viễn thông lại không đồng đều giữa các vùng miền, giữa độ thị và nông thôn.

Trên thực tế, dù tốc độ đô thị hoá ở Việt Nam đang diễn ra tương đối nhanh, nhưng hơn 70% dân số lại đang sinh sống tại các vùng nông thôn với địa hình lãnh thổ chủ yếu là

đồi, núi, cao nguyên. Các số liệu thống kê cho thấy có đến 64% số thuê bao cố định, 65% số thuê bao băng rộng là tập trung tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

Tỷ lệ số thuê bao di động tại các thành phố lớn còn cao hơn rất nhiều. Điều này cũng nghĩa là 70% dân số Việt Nam chỉ chiếm 30−35% thị tr−ờng dịch vụ viễn thông.

Mặt khác, tuy Chính phủ có quy định về các dịch vụ viễn thông công ích thiết yếu cho xã hội nh− điện thoại cố định và truy cập internet phải đ−ợc phổ cập đến các vùng dân c− nhằm tạo điều kiện cho ng−ời dân đ−ợc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thông tin.

Nh−ng trên thực tế, tuy thị tr−ờng viễn thông Việt Nam có sự bùng phát về số l−ợng thuê bao viễn thông, nh−ng con số trên 40 triệu thuê bao tăng tr−ởng trong 5 năm qua lại chủ yếu là thuê bao di động. Với mức thu nhập bình quân của người dân Việt Nam vào khoảng 600−800USD/năm trong những năm qua và mức ARPU bình quân trên thuê bao di động khoảng 7ư8USD/tháng, thì có thể khẳng định người được thụ hưởng dịch vụ này vẫn là lớp ng−ời có thu nhập cao, tại các thành phố, thị trấn lớn của Việt Nam, trong khi phần lớn người có thu nhập thấp sống tại các vùng nông thôn vẫn chưa có đủ khả năng tiếp cận sử dụng loại hình dịch vụ này.

Về phía các doanh nghiệp viễn thông, để tạo chỗ đứng trong cạnh tranh, mối quan tâm hàng đầu là các dịch vụ sinh lợi nhanh nhất và tại các thị tr−ờng sinh lợi nhiều nhất.

Trong khi đó việc xây dựng, duy trì, cung cấp, bảo d−ỡng mạng viễn thông cố định luôn

đòi hỏi thời gian và chi phí rất lớn, trong khi doanh thu từ dịch vụ điện thoại cố định ngày càng giảm sút do có sự cạnh tranh của các dịch vụ viễn thông mới. Ví dụ tại Đài Loan, doanh thu từ dịch vụ cố định đã giảm từ 64% (119.6 tỷ Đài tệ) năm 2000 xuống còn 30%

(59.1 tỷ Đài tệ), trong khi các dịch vụ di động, internet lại tăng theo chiều ng−ợc lại. Nói cách khác các dịch vụ cố định không phải là mối quan tâm của các doanh nghiệp viễn thông mới. Trên thực tế, các doanh nghiệp viễn thông mới nh− Viettel, SPT, EVN Telecom, FPT Telecom... tuy có đủ giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông cố định từ tháng 11/2002, nh−ng chỉ tập trung phát triển mạng di động và băng rộng, tập trung chủ yếu tại các thành phố, thành thị và các khu vực dân c−. Sự góp mặt của các nhà khai thác mới tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, chia xẻ thị phần trên thị tr−ờng băng rộng và di

động. Còn công cụ chính để phổ cập và đến sự tiếp cận dịch vụ thông tin rộng rãi hơn

cho đại đa số dân c− có thu nhập thấp tại các vùng miền vẫn ch−a có sự tiến bộ đáng kể nào.

Nh− vậy, nếu xét theo khía cạnh tiếp cận và sử dụng các loại hình dịch vụ viễn thông, d−ờng nh− sự bùng nổ trên thị tr−òng viễn thông thời gian qua đang gia tăng khoảng cách số giữa vùng thành thị và nông thôn. Trong khi ng−ời dân tại thành phố có rất nhiều cơ hội lựa chọn về nhà cung cấp dịch vụ, về đủ loại dịch vụ di động, dịch vụ nội dung, dịch vụ băng rộng, các dịch vụ không dây, thì phần lớn c− dân tại các vùng nông thôn vẫn đang mong ngóng đ−ợc sử dụng các dịch vụ viễn thông cơ bản, thiết yếu nh−

điện thoại cố định và truy cập internet công cộng.

... VNPT cần mẫn thực hiện nhiệm vụ công ích...

Vùng nông thôn Việt Nam chiếm hơn 70% dân số, việc đầu t− phát triển viễn thông nông thôn, cung cấp các dịch vụ phổ cập là mục tiêu quan trọng của Việt Nam. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông đầu t− phát triển mạng l−ới và phổ cập dịch vụ tại vùng nông thôn. Nh−ng trên thực tế, các nghĩa vụ phát triển viễn thông nông thôn chủ yếu do VNPT thực hiện. Một số nhà khai thác nh− Viettel, EVN Telcom tuy có triển khai nh−ng quy mô hạn chế cả về chủng loại dịch vụ và ph−ơng thức thực hiện, chủ yếu dưới loại hình điện thoại vô tuyến cố định. VNPT là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam có hạ tầng mạng điện thoại cố định vươn tới tất cả các vùng miền với 100% huyện, thị xã có truyền dẫn cáp quang. VNPT cũng chú trọng đầu t− xây dụng mạng viễn thông nông thôn, biên giới, hải đảo, đến hết 2005 đã hoàn thành chương trình 100% xã có máy

điện thoại, thông tin điện thoại đảm bảo thông suốt tới tất cả các xã trọng điểm biên giới và các đồn biên phòng.

Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách số, VNPT đã triển khai cung cấp các dịch vụ vô

tuyến cố định. Với việc đ−a dịch vụ GPhone vào khai thác tháng 6/2007, sử dụng trên nền tảng mạng Vinaphone, VNPT sẽ cung cấp dịch vụ tại các vùng nông thôn, miền núi, các vùng gặp khó khăn trong việc triển khai mạng cố định. Dịch vụ GPhone với mức giá

cước thấp sẽ đóng vai trò phổ cập dịch vụ viễn thông cơ bản đến các vùng nông thôn Việt Nam. Dự kiến đến cuối năm 2008, VNPT sẽ có 600.000 thuê bao GPhone. Bên cạnh đó, VNPT đã có nh−ng nỗ lực để xây dựng và cung cấp các dịch vụ băng rộng cho vùng nông thôn mà dự án tại tỉnh Lào Cai là một ví dụ điển hình. Tại Lào Cai, một tỉnh nông nghiệp xa xôi của Việt Nam, các máy điện thoại công cộng ít ỏi đang đ−ợc thay thế dần bằng các kết nối WiMAX băng rộng, tốc độ cao và điện thoại VoIP đáp ứng nhu cầu thông tin của 600.000 dân thuộc 25 dân tộc khác nhau. Các ngành nghề truyền thống như nông nghiệp, lâm nghiệp có thể sử dụng hạ tầng viễn thông mới để tăng trưởng kinh doanh và thu hút nhiều hơn các trao đổi thương mại với Trung Quốc.

b) Các nỗ lực thu hẹp khoảng cách số từ phía Chính phủ và doanh nghiệp Từ phía Chính phủ...

Để thực hiện chính sách phổ cập dịch vụ, thu hẹp khoảng cách số giữa vùng thành thị và nông thôn, Chính phủ Việt Nam đã thành lập quỹ viễn thông công ích theo quyết

định số 191/QĐ−TTg ngày 8/11/2008. Mục tiêu tiên quyết của chính sách này là nhằm hỗ trợ người sử dụng dịch vụ có thu nhập thấp, ở tất cả các vùng miền trên đất nước trong khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ viễn thông. Ph−ơng thức hỗ trợ là thông qua doanh nghiệp viễn thông trong việc xây dựng hạ tầng và cung cấp dịch vụ với giá −u đãi do Nhà nước quy định.

Quỹ viễn thông công ích đ−ợc hình thành từ nguồn đóng góp tài chính của các doanh nghiệp viễn thông với mức đóng góp 3% doanh thu dịch vụ di động, 2% doanh thu dịch vụ điện thoại d−ờng dài quốc tế, dịch vụ thuê kênh đ−ờng dài quốc tế, 1% doanh thu dịch vụ điện thoại đ−ờng dài trong n−ớc liên tỉnh, dịch vụ thuê kênh đ−ờng dài trong n−ớc.

Chính sách hỗ trợ bao gồm:

− Hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông duy trì cung ứng dịch vụ viễn thông phổ cập tại vùng đ−ợc cung ứng dịch vụ viễn thông công ích nh− mạng điện thoại cố định và Internet, hệ thống thông tin qua vệ tinh (VSAT), các Đài thông tin duyên hải sử dụng công nghệ vô

tuyến HF, các điểm truy nhập điện thoại và intertnet công cộng, hỗ trợ doanh nghiệp lắp

đặt phát triển mới thuê bao điện thoại cố định hữu tuyến cho cá nhân, hộ gia đình.

− Hỗ trợ duy trì, phát triển thuê bao của các cá nhân, hộ gia đình sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập tại vùng đ−ợc cung ứng dịch vụ viễn thông công ích nh−: hỗ trợ duy trì

thuê bao điện thoại cố định; hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho chủ thuê bao cá nhân, hộ gia đình sử dụng dịch vụ điện thoại, dịch vụ truy nhập internet.

− Hỗ trợ cung ứng dịch vụ viễn thông bắt buộc trên phạm vi cả n−ớc nh−: hỗ trợ liên lạc dịch vụ viễn thông bắt buộc; duy trì thông tin viễn thông dự báo thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Từ phía doanh nghiệp

Thu hẹp khoảng cách số không chỉ là các nỗ lực từ Chính phủ mà nó đòi hỏi sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp viễn thông. Cạnh tranh tất yếu dẫn đến mối quan tâm về lợi nhuận mà doanh nghiệp được hưởng hơn là những nghĩa vụ, trách nhiệm đối với xã

hội mà doanh nghiệp cần triển khai. Theo các số liệu từ Quỹ viễn thông công ích – MIC, VNPT vẫn là đơn vị chủ lực đóng góp trên 70% nguồn tài chính.

Cũng theo Quỹ viễn thông công ích, các doanh nghiệp mới đa phần tập trung vào các thị trường sinh lợi, mà chưa quan tâm nhiều đến việc thực hiện các nghĩa vụ phổ cập dịch vụ công ích. Cụ thể theo kế hoạch cung ứng dịch vụ viễn thông công ích năm 2007, SPT đứng cuối với mức kinh phí kế hoạch là 4,762 tỷ, tiếp đó là Viettel với 25,349 tỷ.

VNPT đi đầu trong việc cung ứng, đáp ứng các dịch vụ công ích, thiết yếu với mức 735,710 tỷ, tiếp đó là EVN với 97,937 tỷ.

Chính sách phổ cập dịch vụ viễn thông cơ bản của Chính phủ, cùng nỗ lực, nhận thức đúng đắn của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, nhất là doanh nghiệp chủ đạo sẽ là động lực thúc đẩy dịch vụ điện thoại cố định. Mạng điện thoại cố định tiếp tục đ−ợc mở rộng đến các vùng nông thôn, cùng các dịch mới nh− điện thoại vô tuyến cố định, dịch vụ Wimax sẽ là công cụ thu hẹp khoảng cách số giữa vùng thành thị và nông thôn.

c) Vẫn còn một tr−ờng viễn thông đầy tiềm năng

Mặc dù Việt Nam đang phải đối mặt với các khó khăn từ nội tại nền kinh tế nh− tỷ lệ lạm phát cao, các biến động bất lợi trên thị trường chứng khoán và thị trường hàng tiêu dùng, cũng như các khó khăn từ biến động của giá xăng dầu, và sự bất ổn của thị trường tài chính tiền tệ thế giới cũng nh− khu vực, nh−ng với sự ổn định về kinh tế chính trị và chính sách quản lý vĩ mô, thị tr−ờng viễn thông Việt Nam vẫn đầy tiềm năng tăng tr−ởng.

Theo dự báo của BMI và Hot Telecom, thị trường di động và băng rộng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Về điện thoại di động sẽ tăng từ mức hơn 40 triệu thuê bao hiện nay lên mức 70 triệu vào năm 2010 và khoảng 89 triệu vào năm 2012 đạt mật độ 99%.

Thị trường dịch vụ băng rộng sẽ phát triển bùng nổ trong các năm tới. Do mật độ thuê bao băng rộng hiện nay của Việt Nam còn quá thấp khoảng 1,6%, trong khi nhu cầu về dịch vụ băng rộng tăng cao. Theo dự báo của BMI và Hot Telecom số thuê bao băng rộng sẽ tăng từ mức 1,5 triệu lên con số 11 triệu thuê bao vào năm 2012 đạt mật độ 12%.

Thị trường dịch vụ điện thoại cố định tiếp tục tăng trưởng do có các chính sách hỗ trợ phù hợp từ phía Chính phủ thông qua quỹ viễn thông công ích với mục tiêu phổ cập dịch vụ. Mặt khác, tốc độ đô thị hoá nhanh tại các vùng nông thôn và mật độ điện thoại thấp tại khu vực này cũng mang đến tiềm năng phát triển cho thị trường điện thoại cố định, trong khi các nước trong khu vực đã ở mức bão hoà đối với loại hình dịch vụ này. Theo dự báo, năm 2012 Việt Nam sẽ có khoảng 19 triệu thuê bao cố định đạt mật độ 21% so với mức 12 triệu thuê bao hiện nay.

Bμi 31

Một phần của tài liệu TKBG Dia li 12 tap 2 (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(320 trang)