Năm 1988, khi Luật Đầu t− n−ớc ngoài có hiệu lực, các doanh nghiệp có vốn đầu t−
nước ngoài đã chính thức có mặt tại Việt Nam. Qua gần 20 năm vận động và phát triển,
đến nay kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Khu vực kinh tế này đã có những
đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP, cho đầu tư phát triển xã hội, cho kim ngạch xuất khẩu và tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương "Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, h−ớng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm"; Cần thiết phải "cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài" và khẳng định "kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài... là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định h−ớng xã hội chủ nghĩa".
a) Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế có vốn đầu t− n−ớc ngoài (FIE) trong nền kinh tế thị trường định hướng x∙ hội chủ nghĩa Việt Nam.
* Nguồn gốc và bản chất của kinh tế có vốn đầu t− n−ớc ngoài (FIE) ở Việt Nam hiện nay. Cơ sở lý luận về nguồn gốc ra đời của FIE là tập hợp các doanh nghiệp do luồng vốn
đầu tư từ các đối tác kinh tế ngoài nước vào nền kinh tế nội địa hình thành nên. Bản chất của FIE là sự kéo dài đầu tư trong nước vượt biên giới quốc gia với mục đích thu lợi nhuận
độc quyền cao. Đối với nước nhận đầu tư, khu vực FIE là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng tr−ởng, phát triển và hoàn thiện cơ cấu kinh tế, tạo lập cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện
đại cho phương thức sản xuất mới, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
* Các hình thức và đặc trưng kinh tế của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, phổ biến nhất là doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng xây dựng ư chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng − chuyển giao − kinh doanh (BTO). Đặc thù của doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài ở Việt Nam là đ−ợc tạo lập không chỉ do vốn bằng tiền mà còn bằng tài sản vô hình (sáng chế, công nghệ, bí quyết, th−ơng hiệu, nhãn mác, danh tiếng, kỹ năng quản lý, thị tr−ờng...), tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, nguyên liệu...).
b) Thực trạng phát triển và sử dụng FIE ở Việt Nam từ 1988 đến 2005.
* Thực trạng hoạt động của FIE trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Hiện đã có hơn l00 tập đoàn xuyên quốc gia (TNCS) đầu t− và làm ăn ở Việt Nam. Khu vực FIE đã trực tiếp thu hút hơn 800 nghìn lao động có chuyên môn nghiệp vụ và hàng triệu lao động gián tiếp. 10 địa phương thu hút nhiều FDI giai đoạn 1988−2005 là: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình D−ơng, Bà Rịa − Vũng Tàu, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Long An, Hải D−ơng, Quảng Ninh.
* Đánh giá tổng quát hoạt động của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Khu vực FIE là lực l−ợng quan trọng hỗ trợ cho các khu vực kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong n−ớc. Các doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài với uy tín của mình đã giúp hàng hoá Việt Nam xâm nhập vào thị trường thế giới, góp phần nâng cao năng lực quản lý, trình độ công nghệ, tay nghề, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.
c) Vai trò cơ bản của khu vực FIE trong nền kinh tế thị trường định hướng x∙
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
* Vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu t− n−ớc ngoài (FIE) trong việc hoàn thiện thể chế thị trường và hình thành đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế Việt Nam.
FIE góp phần điều chỉnh đ−ờng lối phù hợp với thực tiễn, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam, thúc đẩy cải cách các thể chế kinh tế t−ơng ứng ở Việt Nam. Phát triển và hoàn thiện các loại thị trường ở Việt Nam, đặc biệt là thị trường lao
động, thị trường du lịch và thị trường bất động sản.
* Vai trò của khu vực FIE trong chuyển giao công nghệ thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá và mở rộng hợp tác, phân công lao động quốc tế của Việt Nam. Vai trò của khu vực FIE trong tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn và công nghệ của các n−ớc, trong chiếm lĩnh và khai thác thị tr−ờng khu vực và quốc tế.
* Vai trò của khu vực FIE trong phát triển, khai thác và sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động Việt Nam. Tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Góp phần nâng cao chất l−ợng nguồn nhân lực thông qua sử dụng, bồi d−ỡng, đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động trực tiếp và lao động quản lý, phát triển nguồn nhân lực cho tương lai của nền kinh tế Việt Nam.
* Vai trò của khu vực FIE trong việc thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiếp cận kinh tế tri thức.
d) Xu thế, triển vọng và giải pháp phát triển, sử dụng khu vực FIE ở Việt Nam.
* Xu thế và triển vọng của khu vực FIE ở Việt Nam. Tiềm năng từ nguồn nhân lực, chi phí lao động có tính cạnh tranh là những lý do chủ yếu thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng chuyển hoá những thách thức và cơ hội tiềm năng thành những thực tế cụ thể.
* Những quan điểm cơ bản về phát triển và sử dụng FIE trong nền kinh tế thị tr−ờng
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thực hiện nhất quán đường lối và chính sách của
Đảng là coi khu vực FIE là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Phát triển bền vững, cân đối giữa các khu vực kinh tế trong nước và khu vực FIE, trong đó việc phát triển các khu vực kinh tế trong nước là quyết định, khu vực FIE là quan trọng.
* Những giải pháp phát triển, mở rộng và sử dụng khu vực FIE để phát triển kinh tế ở Việt Nam. Để tiếp tục thu hút FDI vào phát triển khu vực FIE phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong thời gian tới, cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém, nâng cao tính hấp dẫn và tính cạnh tranh của môi tr−ờng đầu t−
n−ớc ngoài ở Việt Nam.
MộT Số VấN Đề PHáT TRIểN Vμ PHÂN Bố CáC NGμNH DịCH Vụ
Bμi 30