NHμ MáY THủY ĐIệN HòA BìNH

Một phần của tài liệu TKBG Dia li 12 tap 2 (Trang 102 - 105)

Thuỷ điện Hoà Bình là công trình xây dựng có cơ sở vật chất kỹ thuật lớn nhất ở Việt Nam trong thế kỷ XX, là biểu t−ợng của sức mạnh và trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử đã ghi lại những thời khắc cực kỳ quan trọng của công trình thế kỷ.

Những dấu ấn của quá khứ

Giai đoạn 1958 −1963, Chính phủ đã giao cho Bộ Thuỷ lợi cử cán bộ tiến hành nghiên cứu địa chất trên toàn bộ lưu vực sông Đà và sau đó khu vực Hoà Bình được đã

lựa chọn để xây dựng Nhà máy đầu tiên trong sơ đồ các nhà máy thủy điện bậc thang trên sông Đà.

Trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác Việt Nam − Liên Xô ký ngày 15/10/1969, trong

đó có điều khoản Liên Xô viện trợ kinh phí và cử chuyên gia sang giúp đỡ Việt Nam xây dựng một số cơ sở công nghiệp và tháng 10/1970 bắt đầu giai đoạn nghiên cứu, khảo sát và lập Luận chứng kinh tế kỹ thuật cho công trình thủy điện Hoà Bình;

Ngày 4/7/1973, Uỷ ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước theo uỷ quyền của Chính phủ đã

phê duyệt "Luận chứng cơ sở Kinh tế − Kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ điện Hoà Bình"

do Viện Thiết kế thủy công Matxcơva lập ra.

Ngày 16/12/1974, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã đã phê chuẩn thành lập Ban Quản lý công trình thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà;

Ngày 18/12/1975, ký hiệp định Việt Nam − Liên Xô, trong đó có điều khoản Liên Xô

đồng ý giúp Việt Nam xây dựng công trình đầu mối Thuỷ lợi − Thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà trên cơ sở thiết kế kỹ thuật do Viện Thiết kế thủy công Matxcơva lập;

Ngày 15/12/1976, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt Thiết kế kỹ thuật công trình thuỷ điện Hoà Bình, với mực n−ớc dâng bình th−ờng của hồ chứa n−ớc là 115 m;

10 giờ ngày 06/11/1979, Phó thủ t−ớng Chính phủ Lê Thanh Nghị phát lệnh khởi công xây dựng công trình thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà;

Ngày 11/12/1983, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dự lễ ngăn sông Đà đợt 1;

Ngày 31/12/1988, Tổ máy thứ nhất Thuỷ điện Hoà Bình, có công suất 240 MW đã

chính thức hoà vào l−ới điện quốc gia;

Ngày 04/4/1994, tổ máy thứ 8 Thủy điện Hoà Bình hoà vào l−ới điện Quốc gia, đ−a toàn bộ công suất của nhà máy− 1920 MW vào họat động;

Ngày 20/12/1994, Đồng chí Đỗ M−ời−Tổng Bí th− Đảng Cộng sản Việt Nam thay mặt

Đảng, Nhà n−ớc cắt băng khánh thành Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, kết thúc quá trình 15 năm xây dựng (1979−1994) đầy gian khó, vất vả song rất tự hào, Thủy điện Hoà Bình mãi mãi là biểu tượng lao động sáng tạo của nhân dân cả nước, tượng trưng cho tình hữu nghị bền vững và hợp tác thành công giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Liên bang Nga và các n−ớc cộng hoà khác trong Liên bang Xô Viết tr−ớc đây.

Ngày 27/5/1994, hoà điện 4 tổ máy của Thuỷ điện Hoà Bình với hệ thống điện miền Nam qua máy cắt 500 kV tại Trạm Đà Nẵng, bổ sung nguồn điện cho miền Trung và miền Nam, đánh dấu một mốc son trong lịch sử phát triển của hệ thống điện Việt Nam.

Tháng 6/1998, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đ−ợc phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

Ngày 21/02/2005, Thuỷ điện Hoà Bình đã sản xuất đ−ợc 100 tỷ KWh.

Có thể nói, Thuỷ điện Hoà Bình hoàn thành xây dựng và đ−a đủ 8 tổ máy với Tổng công suất lắp máy 1.920 MW vào vận hành và điện l−ợng sản xuất trung bình hàng năm 8,16 tỷ kWh, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam ở mức độ cao hơn trong

20 năm đổi mới trên tất cả các lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ du lịch, thương mại, làm thay đổi cho bộ mặt của các thành phố và một vùng nông thôn rộng lớn trên phạm vi cả n−ớc, tạo điều kiện cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam thực hiện tốt vai trò là ngành xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Mặt khác với nhiệm vụ điều tần, Thủy điện Hoà Bình đã nâng cao tính ổn định trong vận hành của hệ thống điện Quốc gia và quan trọng hơn là đã điều hoà nguồn nước sử dụng cho phát

điện, cho sản xuất nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ và giao thông thuỷ. Thậm chí, ngay cả khi có các nhà máy thuỷ điện khác trên lưu vực sông Đà, thì thủy lợi Hoà Bình vẫn giữ vai trò quan trọng trong hệ thống điện Việt Nam.

Những định hướng tương lai:

Thuỷ điện Hoà Bình đ−ợc Liên Xô giúp đỡ toàn diện, từ thiết kế, cung cấp thiết bị, chỉ

đạo, giám sát thi công xây lắp, thí nghiệm hiệu chỉnh và tham gia vận hành, sửa chữa cùng các kỹ s−, công nhân Việt Nam. Nếu so sánh với công nghệ chế tạo tiên tiến hiện nay, thì thiết bị thuộc hệ thống do lường, điều khiển, bảo vệ rơle và tự động điện, tự động cơ khí thuỷ lực của Liên Xô trang bị cho Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là lạc hậu. Đa số rơ

le là kiểu điện từ, sơ đồ logic gồm nhiều rơ le và phần tử rời rạc kết nối lại với nhau. tạo ra sự phức tạp đối với mạch thứ cấp, làm cho các mạch liên động điện làm việc với độ tin cậy thấp, đặc tính làm việc không ổn định. Không có hệ thống ghi nhận trình tự tác động của các rơ le trong sơ đồ bảo vệ, nên rất khó khăn cho việc chuẩn đoán, phân tích và xác

định nguyên nhân gây sự cố, đồng thời kéo dài thời gian xử lý sự cố. Không có khả năng ghi nhận và lưu trữ thông tin của quá khứ để phục vụ cho công tác quản lý vận hành bình thường, cũng như khi xảy ra hư hỏng trong hệ thống để qua đó lập kế hoạch duy tu, bảo d−ỡng kịp thời, chính xác, ngăn ngừa sự cố phát triển. Chu kỳ kiểm tra bảo d−ỡng ngắn, thời gian kiểm tra, bảo d−ỡng và hiệu chỉnh kéo dài, nên chi phí cho công tác hiệu chỉnh, bảo trì lớn hơn so với các thiết bị hệ PLC và kỹ thuật số.

Trong bối cảnh hiện nay, Cộng hoà Liên Bang Nga cũng đang từng bước thay đổi công nghệ chế tạo các thiết bị phục vụ ngành năng l−ợng, đặc biệt là thiết bị và các linh kiện của hệ thống đo lường, điều khiển, bảo vệ rơle và tự động. Điều này sẽ khó khăn không chỉ riêng cho Hoà Bình, mà cho tất cả các nhà máy đ−ợc Liên Xô giúp đỡ xây dựng tr−ớc đây. Thiết bị, vật t−, linh kiện thuộc công nghệ analog không còn đ−ợc sản xuất, nguồn gốc hàng hoá không tin cậy, phải đặt hàng, để tìm kiếm vừa mất thời gian và giá

thành lại cao. Các thiết bị đã qua nhiều chu kỳ trung, đại tu, thậm trí đã hết tuổi thọ sử dụng, không đ−ợc thay thế kịp thời là tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến hoạt động kém tin cậy của cả tổ máy và dễ gây sự cố trong những năm tới.

Thuỷ điện Hoà Bình là bậc thang cuối của các nhà máy thuỷ điện trên lưu vực sông

Đà. Đ−ợc phép của Quốc hội và Chính phủ, hiện tại, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã khởi công xây dựng các thuỷ điện bậc thang trên: Sơn La, Huội Quảng, Bản Chát và chuẩn bị cho Lai Châu. Các nhà máy sẽ lần l−ợt đ−ợc đ−a vào vận hành trong giai đoạn 2010 – 2015. Một số thông số chính của các nhà máy:

Khi có hồ chứa Sơn La, sẽ có một số lợi thế đối với Thuỷ điện Hoà Bình:

Thứ nhất: Giảm dung tích phòng lũ, thời gian vận hành sẽ tăng lên;

Thứ hai: Công suất phát về mùa lũ sẽ tăng thêm;

Thứ ba: Sản l−ợng điện sản xuất sẽ tăng thêm.

Thuỷ điện Hoà Bình đã thực hiện tốt nhiệm vụ của Tổng công ty Điện lực Việt Nam trong suốt 18 năm qua. Mấy năm gần đây, Nhà máy cũng đã hoàn thành việc thay thế và nâng cấp thiết bị thuộc thế hệ mới cho các thiết bị điện nhất thứ (sử dụng máy cắt SF6) và nhị thứ (sử dụng rơle kỹ thuật số cho bảo vệ các đ−ờng dây tải điện 220, 110 kV) của trạm phân phối ngoài trời. Khi có Thủy điện Sơn La và các nhà máy bậc thang trên của lưu vực sông Đà vào vận hành, thì vai trò của Thuỷ điện Hoà Bình không giảm đi, thậm trí còn nặng nề hơn. Hai năm tới đây, nếu không có định hướng và đầu tư thoả đáng về kinh phí và thời gian để cải tiến nâng cấp và hiện đại hoá toàn bộ thiết bị thuộc hệ thống điều khiển, tín hiệu, bảo vệ rơle và tự động các tổ máy, thì không những không tận dụng đ−ợc các lợi thế kể trên, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành bình thường của chính Nhà máy. Bởi vì khi Sơn La vào vận hành, không thể đ−a một tổ máy ra sửa chữa với thời gian kéo dài 3−4 tháng.

ý thức đ−ợc tầm quan trọng của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình trong hệ thống điện quốc gia, ngày 31/8/006, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã có công văn số 4945/CVưBCN yêu cầu tập đoàn Điện lực Việt Nam giao nhiệm vụ cho "Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có kế hoạch triển khai thực hiện các dự án đồng bộ để thay thế các thiết bị thuộc hệ thống

điều khiển, bảo vệ rơle, đo lường đã quá cũ, để nâng cao độ tin cậy, đảm bảo an toàn trong vận hành thiết bị, nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất điện. Hy vọng, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình sẽ khẩn trương hoàn thành công tác đại tu, nâng cấp các hệ thống thiết bị của tổ máy, duy trì tốt chế độ vận hành, cung cấp đủ điện cho nền kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu TKBG Dia li 12 tap 2 (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(320 trang)