Miền Trung là miền kém mở mang kinh tế lại bị nhiều thiên tai hơn hai miền Bắc và miền Nam. Ng−ời dân miền Trung quen thuộc với cảnh "Tháng Bảy n−ớc nhảy lên bờ" vì
"Trời hμnh cơn lụt mỗi năm". Những năm gần đây đã có những trận lũ lụt lớn ch−a từng thấy xảy ra ở các tỉnh ven biển. Đặc biệt là hai cơn lũ lụt liên tiếp từ đầu tháng 11 đến đầu tháng 12 năm 1999 được gọi cơn lũ thế kỷ. Hai cơn lũ này đã làm gần 750 người thiệt mạng và tổn thất tài sản và mùa màng lên đến 300 triệu USD. Bão lụt cũng đã làm thiệt
mạng gần 450 nguời năm 1998 và 400 người năm 1996. Ngoài ra, lũ lụt cũng đã gây nên những thiệt hại to lớn về nhà cửa, mùa màng, cầu cống và đ−ờng xá, làm cho nền kinh tế của vùng đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Miền Trung ở trong một vòng lẩn quẩn vì
thiên tai bão lụt xảy ra th−ờng xuyên nên phát triển kinh tế gặp nhiều trở ngại.
Bờ biển miền Trung dài 1200 km và gồm các tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.
Mạch Trường Sơn chạy suốt theo bờ biển, nên đồng bằng ở miền Trung rất hẹp. Có nhiều sông tương đối lớn, như Sông Gianh ở Quảng Bình, Sông Thạch Hãn ở Quảng Trị, Sông H−ơng ở Thừa Thiên − Huế, Sông Thu Bồn ở Quảng Nam, Sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi.
Sông, suối nhiều nhưng đa số ngắn và có độ dốc lớn. Lưu vực các sông thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống rất nhanh. Các cửa sông lại hay bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng.
Hàng năm những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc đã gây nên những trận m−a lớn ở miền Trung. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến động thời tiết trên toàn thế giới nh− dòng n−ớc El Nino và La Nina, những trận bão biển và m−a lớn xảy ra càng khốc liệt hơn. Mùa bão thường kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, và trung bình hàng năm có 4 cơn bão. Những cơn bão biển và áp thấp nhiệt đới này thường xuất phát từ Philipin rồi 3ư4 ngày sau sang đến bờ biển nước ta.
Đặc biệt vào năm 1999, những trận m−a liên tục từ 18 tháng 10 đến 6 tháng 11 đã
nâng mực nước các sông lớn ở miền Trung đến độ cao chưa từng thấy. Gần 1.4 m (1384 mm) nước mưa đã đổ xuống thành phố Huế trong vòng 24 giờ (từ 7 giờ sáng ngày 2 đến 7 giờ sáng ngày 3 tháng 11), làm mực n−ớc sông H−ơng lên cao gần 6 m, cao hơn mực nước trận lụt năm 1953 đến 0.46 m. Lượng nước mưa vào ngày 2 tháng 11 tại Huế là lượng nước mưa lớn thứ nhì trên thế giới, sau kỷ lục 1870 mm đo được tại Cilaos, đảo Réunion vào ngày 16 tháng 3 năm 1952. Tiếp đến là các trận m−a lớn đã xảy ra từ ngày 1 đến 7 tháng 12, nhất là ở hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Lượng nước mưa lên đến 2192 mm ở thượng lưu sông Tam Kỳ và 2011 mm ở gần Ba Tơ. Đặc điểm của trận lụt năm 1999 là nước lũ dâng cao rất mau nhưng xuống chậm, làm nhiều nơi bị lụt ngập đến 3−4 ngày.
Ngoài nguyên nhân chính là các trận mưa bão ở miền thượng lưu cũng như ở đồng bằng, còn có nhiều lý do thường được nhắc đến như nạn phá rừng, việc khai thác cát sỏi và hệ thống đê đập.
ảnh hưởng của nạn phá rừng đối với lũ lụt đã và đang được tranh luận trên khắp thế giới. Theo Cơ quan Nông lương của Liên hiệp quốc (FAO), mức độ phá rừng cao nhất xảy ra ở Châu á, từ 9.5% trong thập niên 1960 đến 11% trong thập niên 1980. Cũng nh−
nhiều nơi khác trong n−ớc, rừng ở các tỉnh miền Trung đang bị tàn phá một cách nghiêm trọng. Các cuộc nghiên cứu và điều tra ở Hoa Kỳ cũng nh− nhiều nơi khác trên thế giới đã
chứng minh rằng nguyên nhân hàng đầu của lũ lụt là có quá nhiều m−a xảy ra trong một thời gian ngắn ngủi, và việc phá rừng có thể ảnh hưởng quan trọng đối với lũ lụt trong các lưu vực hạn hẹp như ở miền Trung. Cây cối có khả năng giữ nước cũng như giảm thiểu
việc đất đai sụt lở. Lượng nước lũ ở một vùng có nhiều cây cối sẻ ít hơn lượng nước lũ từ một vùng trơ trọi. Vì thế nạn phá rừng có thể gia tăng mực nước ở các vùng hạ lưu.
Việc khai thác bừa bãi cát sỏi ở các dòng sông cũng gia tăng mức độ của lũ lụt. Tình trạng này làm cho nhiều đoạn bờ sông bị sụt lở nghiêm trọng. Việc sụt lở các bờ sông cũng nh− việc bồi lấp các cửa sông cản trở việc thoát lũ, làm cho lũ lụt lớn hơn và lâu hơn. Điển hình là vụ sụt lở bờ sông Vu Gia làm cho một khu dân c− ở huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam bị cuốn trôi trong cơn lũ năm 1999.
Khác với sông Hồng ở miền Bắc, các sông ngòi ở miền Trung không có hệ thống đê
để ngăn lũ. Ngoài ra cũng không có các hồ chứa nước lớn ở vùng thượng lưu để giảm thiểu lũ lụt ở vùng đồng bằng. Cho nên các khu đông dân c− ở hai bên bờ sông đành chịu ngập tràn mỗi khi có m−a to.
Nói tóm lại nguyên nhân chính của lũ lụt ở miền Trung là những trận m−a lớn ở thượng lưu và vùng đồng bằng nhiều khi xảy ra do sự kết hợp hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới di chuyển qua khu vực các cơn bão và hoạt động của gió mùa Đông bắc. Nạn phá rừng làm hậu quả lũ lụt trở nên trầm trọng hơn.
2. CON ĐƯờNG DI SảN MIềN TRUNG
Dải đất miền Trung nhiều nắng gió lại là nơi lưu giữ những giá trị thiên nhiên to lớn và giá trị văn hóa kiệt xuất được con người tạo dựng. Trên dải đất hẹp từ Quảng Bình tới Quảng Nam đã hình thành nên con đường du lịch di sản miền Trung. Nó là kết quả tự nhiên của sự thừa nhận quốc tế với giá trị văn hóa của thiên nhiên và con ng−ời Việt Nam nơi đây.
Quảng Bình nằm ở phía Bắc miền Trung. Đây là nơi hội tụ nhiều tiềm năng du lịch từ sinh thái, tắm biển, nghỉ d−ỡng đến văn hóa lịch sử... Ngày 5−7−2003, UNESCO công nhận V−ờn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là Di sản Thiên nhiên thế giới.
Động Phong Nha, một trong những hang động kỳ thú tầm cỡ quốc tế dài 13.000 mét, gồm 14 hang do con sông ngầm chảy trong lòng núi đá vôi tạo ra. Đây là dòng sông ngầm dài nhất thế giới, chúng tạo ra trong lòng hang những thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo.
Khách du lịch thường tới thăm động Phong Nha và động Tiên Sơn là những kỳ quan của tạo hóa. Mới đây nhóm chuyên gia thám hiểm của Hoàng gia Anh đã phát hiện ra thêm một hang động với vô số nhũ đá tuyệt đẹp. Hang này đ−ợc đánh giá là một trong những hang động đẹp nhất thế giới và được đặt tên là Thiên Đường. Trong khu Phong Nha – Kẻ Bàng còn có rừng nguyên sinh rộng 41.132 ha với hệ động thực vật phong phú và đa dạng. Các loài bò tót, báo vằn, vộc đen và các loài gỗ quý có tuỉi thọ hàng ngàn năm...
tạo màu sắc hấp dẫn thực sự cho một vùng đất quyến rũ.
Từ Quảng Bình vào Huế thăm cố đô khách du lịch có thể hình dung ra một thời kỳ lịch sử phong kiến ở Việt Nam. Hơn một trăm năm ngai vàng của triều Nguyễn (1802−1945) đã tạo ra một nền văn hóa đặc sắc, thể hiện sự kết hợp giữa quyền lực của các vương triều cũ và sự sáng tạo của nhiều thế hệ các nghệ nhân tài hoa. Huế lưu giữ
hàng trăm di tích lịch sử đ−ợc xếp hạng, nổi bật nhất là các cung điện, lăng tẩm của các
vua chúa nhà Nguyễn đã đ−ợc UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Văn hóa dân gian và văn hóa cung đình kết hợp với nhau tạo ra những di sản vật chất và tinh thần
đặc sắc. Nghệ thuật nhã nhạc cung đình Huế cũng đã đ−ợc UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể thế giới. Những lễ hội đ−ợc tổ chức liên tục tại Huế gần đây càng thu hút sự chú ý của du khách bốn ph−ơng.
Khu di tích đô thị cổ Hội An và khu thánh địa Mỹ Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam đ−ợc UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1999.
Hội An được biết đến như một thương cảng cổ đại của vương quốc Chăm Pa và là một thương cảng lớn, sầm uất vào thế kỷ XVưXVI. Cho đến nay, Hội An vẫn giữ được hàng trăm di tích của một khu phố cảng th−ơng mại chịu ảnh h−ởng của nhiều nền văn hóa khác nhau, trong đó đặc sắc nhất là văn hóa Trung Hoa và văn hóa Nhật đ−ợc Việt hóa cho phù hợp với lối sống của cư dân địa phương. Vùng đất này như một bảo tàng sống với những người dân hiếu khách và hiền hòa. Người dân ở đây đã hình thành được lối sống mới giữ đ−ợc bản sắc văn hóa của mình và hòa nhập nhanh với thế giới.
Trên con đường di sản miền Trung, thánh địa Mỹ Sơn được biết tới như một di chỉ
đặc biệt. Với khoảng 70 công trình kiến trúc đ−ợc xây dựng từ thế kỷ VII đến thế kỷ VIII, Mỹ Sơn là thánh địa giáo quan trọng nhất của vương quốc Chăm Pa. Sau năm 1975, ở Mỹ Sơn còn lại khoảng chừng 20 đền, tháp còn giữ nguyên vẹn. Đây là khu di tích Chăm Pa duy nhất trong 691 Di sản thế giới của nhân loại. ấn t−ợng của tất cả những ai lần đầu tiên mới tới Mỹ Sơn đều rất sâu đậm. Con đường bộ dẫn vào thánh địa đi dọc theo một con sông nhỏ đ−ợc bao bọc xung quanh bởi những dãy núi tự nhiên làm khu vực thánh
địa thêm huyền bí. Cuối con đường lại là những sáng tạo văn hóa có một không hai của một dân tộc nổi tiếng, hòa nhập tạo thành một mảng quan trọng của văn hóa Việt.
Con đường di sản miền Trung hội tụ nhiều nền văn hóa với sáng tạo đặc sắc của con người. Sự phong phú của các di tích nổi tiếng đã mang lại cho tuyến đường du lịch này vẻ đẹp văn hóa khác lạ. Trên mỗi bước đi, du khách có thể khám phá cho mình những điều bổ ích cho hành trang kiến thức và hiểu biết mới về đất nước – con người Việt Nam.