DầU KHí – NGμNH KINH Tế HμNG ĐầU CủA ĐấT NƯớC

Một phần của tài liệu TKBG Dia li 12 tap 2 (Trang 83 - 86)

Sau khi đất nước thống nhất, Đảng, Nhà nước đã chủ trương hợp tác với các nước có nền công nghiệp dầu khí tiên tiến trên thế giới để tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam Tổ quốc. Hàng loạt tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới đã nhanh chóng ký kết hợp đồng với nước ta và triển khai khoan thăm dò dầu khí, nhưng sau vài năm tìm kiếm, tất cả đều rút đi với nguyên nhân không tìm thấy tầng dầu công nghiệp.

Không thể tiếp tục hợp tác với các tập đoàn tư bản, Đảng, Nhà nước ta đã đề nghị Liên

bang Xô viết giúp đỡ và hợp tác tìm kiếm, khai thác dầu khí. Ngày 19/11/1981, Xí nghiệp Vietsovpetro ra đời. Hàng loạt mũi khoan đã được xí nghiệp khoan xuống đáy đại dương.

Thế nh−ng, kết quả cũng giống nh− của các tập đoàn t− bản tr−ớc đây: không tìm thấy dầu. Nhận thức đ−ợc trọng trách mình, tập thể lao động quốc tế Vietsovpetro với ý chí, quyết tâm cao độ, với sự lao động nhẫn nại, sáng tạo, ròng rã trong nhiều năm sau đó, tiếp tục khoan sâu vào lòng đại dương với phương châm mũi khoan sau phải sâu hơn mũi khoan tr−íc.

Những nỗ lực đã đ−ợc đền đáp. Đúng 10 giờ 25 phút ngày 30/4/1984, trên tàu khoan Mikhain Mirchink, các chuyên gia Việt Nam và Liên Xô đã phát hiện tầng dầu ở thềm lục địa.

Tin vui đến dồn dập, 21 giờ ngày 26/5/1984, họ đã tìm thấy dòng dầu công nghiệp.

Nhân dân cả n−ớc hân hoan với sự kiện trên.

Giữa năm 1986, Xí nghiệp Vietsovpetro bắt đầu khai thác những tấn dầu thô đầu tiên ở vùng mỏ Bạch Hổ. Sự kiện này mở ra kỷ nguyên mới cho nền công nghiệp dầu khí non trẻ của Tổ quốc, đ−a n−ớc ta trở thành một trong những quốc gia khai thác và xuất khẩu dầu thô.

2. T¨ng tèc

Đi đôi với việc xác định tiềm năng dầu khí của Tổ quốc, ngành công nghiệp dầu khí n−ớc ta đang tích cực đầu t− theo chiều sâu: mở rộng các mỏ đang khai thác và thăm dò các mỏ mới. Đến nay, đã có 7 mỏ đ−a vào khai thác, gồm Tiền Hải C (mỏ khí ở Thái Bình), Bạch Hổ (1986), Rồng (1994), Rạng Đông (1988), Ruby (1998), Đại Hùng (1994), Bunga Kekwa (1997) và tới đây, mỏ dầu S− Tử Đen ở thềm lục địa phía nam đi vào khai thác dầu thương mại. Vừa qua, các đối tác đã khoan, thăm dò dầu khí ở vịnh Bắc Bộ (lô

103) với giếng khoan PV 103.HQL−IX ở độ sâu 3.460m, phát hiện các vỉa chứa khí Condensat (nguyên liệu để chế biến các loại xăng). Hiện các đối tác đang thẩm định trữ

l−ợng và khả năng đầu t− phát triển mỏ. Công ty dầu khí OMV (Ao) cũng đã khoan thăm dò tại lô 111 (thuộc bể trầm tích sông Hồng). Lô 102, 106 (phía bắc bể trầm tích sông Hồng) đã được kí hợp đồng phân chia sản phẩm giữa PetroVietnam với đối tác nước ngoài (Mỹ).

Ngoài việc khai thác dầu khí ở vùng mỏ Bạch Hổ, xí nghiệp Vietsovpetro đang khai thác dầu khí tại 2 mỏ mới: Rồng, Đại Hùng với sản l−ợng bình quân 13 triệu tấn/năm, chiếm 80% sản l−ợng dầu khí toàn ngành. Hiện nay, xí nghiệp đẩy mạnh việc mở rộng các mỏ và gia tăng sản l−ợng dầu khai thác, đồng thời triển khai nhiều biện pháp tối −u với công nghệ, thiết bị tiên tiến để đảm bảo an toàn trong khai thác mở và nâng cao hệ số thu hồi dầu.

JVPC (công ty dầu khí liên doanh với Nhật) đang khẩn tr−ơng mở thêm những giếng khoan mới, đã hoàn tất kế hoạch phát triển mỏ Rạng Đông, đang thăm dò mỏ Vừng Đông nằm kế cận mỏ Rạng Đông để vào năm 2003, tăng công suất khai thác ở vùng mỏ này lên 6 triệu tấn dầu/năm.

PVC (liên doanh với Malaysia) đang khai thác mỏ Ruby, và tiến hành thăm dò trên cấu tạo Kim C−ơng, đ−a sản l−ợng khai thác lên mức 4−5 triệu tấn/năm, tăng gấp 4 lần công suất khai thác so với những năm đầu tiên.

Cùng với các đối tác, ngành công nghiệp dầu khí trong nước đang phát triển các mỏ mới Lan Tây, Lan Đỏ (lô 6.1), Hải Thạch (lô 05−2) và Mộc Tinh (lô 05−3); lô 12W thuộc thềm lục địa phía Nam. Riêng lô 12W, đã khoan 2 giếng phát hiện 2 cấu tạo, trong đó cấu tạo Hải Âu có trữ l−ợng khí thu hồi khoảng 5−7 tỷ m3 và 0,6−0,7 triệu thùng condensat.

Tại thềm lục địa phía Tây Nam, đã khoan 6 giếng thăm dò, phát hiện 3 mỏ dầu mới là Bunga Orkid, Bunga Raya, Bunga Kekwa và mỏ khí Bunga Pakma.

Petrofima (Bỉ) đã tiến hành khoan ở cấu tạo Năm Căn (lô 46) và cấu tạo Đầm Dơi, thử 4 vỉa, trong đó 3 vỉa có dầu với lưu lượng 4.000 thùng/ngày và hơn 4 tỷ m3 khí/ngày.

Riêng vỉa 4 cho lưu lượng hơn 600.000 m3 khí/ngày. Tại cấu tạo Cái Nước với giếng khoan 46CN0ưIX đã cho thử 4 vỉa có lưu lượng tổng cộng 6.693 thùng dầu/ngày và 1,5 triệu m3 khí/ngày.

Tại cấu tạo Kim Long (lô B) và Cá Voi (lô 52/97) đã phát hiện đ−ợc dầu khí với trữ

l−ợng rất khả quan. ở cấu tạo Kim Long, 3 giếng khoan đã cho dòng khí rất khả quan khoảng 53−54 và 39 triệu mét khối khí/ngày. Với 5 giếng khoan trên cấu tạo Cá Voi (lô

52/97), đã xác định trữ l−ợng khí khai thác là 30 tỷ tấn.

Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam sau gần 15 năm khai thác (1986−2001) đã lấy lên từ lòng đại dương trên 115 triệu tấn dầu thô và gần 6 tỷ m3 khí đốt.

Hiện nay, ngành dầu khí đang gấp rút triển khai hàng loạt dự án nhằm sử dụng nguồn năng l−ợng dầu khí có hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy nhiều ngành kinh tế, công nghiệp trong n−ớc cùng phát triển.

Đề án Bạch Hổ − Thủ Đức tiến hành theo nhiều giai đoạn nhằm sớm đáp ứng tiến độ cung cấp khí cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Khí đồng hành từ vùng mỏ Bạch Hổ đ−ợc đ−a vào bờ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khí của các ngành công nghiệp và dân dụng ngày càng gia tăng. Năm 1995: 183 triệu m3, năm 2000 vọt lên 1.599 triệu m3 khí.

Đầu năm 1999, nhà máy khí hoá lỏng Dinh Cố hoàn tất việc xây dựng với công suất 5 triệu m3 khí/ngày và 250−300 tấn condensat/ngày. Tiếp đó, là dự án khí Nam Côn Sơn, khởi công ngày 8/2/2001, với mục tiêu cung cấp cho cả n−ớc một nguyên liệu sạch và ổn

định. Chỉ riêng sản l−ợng điện sản xuất từ nguồn khí này đã bằng 40% nhu cầu sử dụng

điện hiện nay của cả n−ớc. Trong khi nhà máy lọc dầu số 1 đang triển khai tại Dung Quất (Quảng Ngãi) thì ngành dầu khí chuẩn bị triển khai nhà máy lọc dầu số 2, địa điểm mà ngành đề nghị là Nghi Sơn, Tĩnh Gia (Thanh Hoá). Cũng vào đầu năm nay, Nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ với công suất thiết kế 740.000 tấn/năm, có vốn đầu t− 486 triệu USD đã chính thức khởi công. Dự kiến, năm 2004, nhà máy sẽ đi vào sản xuất.

Từ xuất khẩu dầu thô, cộng với lợi nhuận từ các nguồn thu khác, nhiều năm liền, ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam luôn đứng đầu trong tất cả các ngành kinh tế đất

n−ớc về nộp ngân sách, năm 1998: 672 triệu USD, năm 1999: 1,030 tỷ USD và năm 2000 là 1,778 tỷ USD.

3. Chiến l−ợc phát triển

Ngành dầu khí nước ta đã hoạch định chiến lược phát triển trong những thập niên

đầu thế kỷ XXI để vươn lên trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, hoạt động đa ngành, bảo

đảm an ninh nhiên liệu cho đất nước, tham gia tích cực và bình đẳng vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới, bảo vệ nguồn tài nguyên, sinh thái và chủ quyền quốc gia.

Để chiến l−ợc có tính khả thi cao, Petro Việt Nam tiến hành đồng bộ 7 giải pháp lớn:

tiếp tục đẩy mạnh việc tìm kiếm, thăm dò dầu khí để sớm xác định tiềm năng dầu khí; tích cực khai thác, gia tăng sản l−ợng dầu khí, góp phần bảo đảm cân đối nguồn nhiên liệu cho quốc gia; đẩy mạnh khâu chế biến khí; đa dạng hoá các dịch vụ dầu khí, bảo đảm cung cấp 60−70 dịch vụ cho công cuộc tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; phát triển mạnh th−ơng mại dầu khí, tích cực tham gia tiến trình kinh doanh dầu thô quốc tế và xuất khẩu các sản phẩm dầu khí; mở rộng ra n−ớc ngoài về khai thác dịch vụ th−ơng mại dầu khí; phát huy nội lực đồng thời kết hợp khéo léo với đầu tư nước ngoài, hội nhập bình

đẳng vào cộng đồng dầu khí trên thế giới.

Những năm đầu thế kỷ XXI, ngành dầu khí sẽ khai thác 18−20 triệu tấn dầu thô/năm và từ năm 2005 trở đi sẽ đ−a sản l−ợng lên 27−30 triệu tấn dầu thô/năm. Với sự quan tâm

đặc biệt của Đảng và Chính phủ, với bản lĩnh, năng lực của đội ngũ các bộ, chuyên gia, công nhân kỹ thuật đ−ợc tôi luyện trong những năm qua, chắc chắn ngành dầu khí sẽ thực hiện thành công chiến l−ợc và mục tiêu nói trên, để xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Bμi 27

Một phần của tài liệu TKBG Dia li 12 tap 2 (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(320 trang)