Một số giải pháp góp phần làm tốt mô hình kinh tế VAC

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG kĩ THUẬT và HIỆU QUẢ của mô HÌNH KINH tế vườn – AO – CHUỒNG (VAC) ở HUYỆN yên lạc, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 76 - 78)

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi, chúng ta cần tìm hiểu về

thuận lợi và khó khăn của địa phương và tác động bên ngoài đến sự phát triển của mô

hình VAC. Nắm rõ được thuận lợi và khó khăn, rồi kết hợp các điều kiện thuận lợi bên trong và các yếu tố bên ngoài thì sự phát triển của mô hình VAC nói riêng và thuỷ sản

nói chung sẽ tốt hơn. Để tìm ra được khó khăn và thuận lợi của sự phát triển mô hình VAC ở Yên Lạc nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, phân tích bằng ma trận SWOT được lựa chọn và trình bày ở hình 3.4.

Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)

– Điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển NTTS và chăn nuôi, trồng trọt.

– Người dân khao khát vươn lên làm giàu – Được sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước

– Thiếu vốn

– Kĩ thuật nuôi, chăm sóc cá và vật nuôi còn kém

– Đầu tư cho khâu chăm sóc phòng bệnh cá và vật nuôi còn yếu

– Con giống kém chất lượng, giá thành thấp.

– Kênh và nguồn nước cho NTTS còn thiếu

– Năng suất và giá cây trồng còn thấp.

Cơ hội (Opportunities) Nguy cơ (Threats)

– Nhu cầu phát triển kinh tế VAC còn cao. – Tận dụng chưa hết tiềm năng vùng đất trũng

kém hiệu quả

– Thu hút được được sự quan tâm của người dân và cơ quản lí nông nghiệp của tỉnh

– Có sự hỗ trợ của VACVINA

– Môi trường ao xấu

– Tình trạng cá và vật nuôi bị chết nhiều do

dịch bệnh.

Kết hợp S + O Kết hợp W + O

– Phát triển ngành nghề

– Mở rộng diện tích NTTS kết hợp cho người

dân.

– Tăng cường cán bộ kĩ thuật hỗ trợ cho các hộ

tham gia mô hình VAC

– Mở lớp tập huấn cho người dân

– Phân phát tài liệu hướng dẫn kĩ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho cá và vật nuôi

– Thiết kế và xây dựng kênh nước, xây dựng

thêm mô hình VAC ở những vùng đất trũng.

– Cấp đất và tăng cường cho nông hộ vay

vốn.

Kết hợp W +T Kết hợp S + T

– Làm tốt công tác quy hoạch.

– Thực hiện kiểm tra các trại sản xuất giống.

– Nhập và nuôi hoặc trồng thử những vật nuôi,

cây trồng giá trị kinh tế cao

– Xây dựng kênh cấp thoát nước.

– Tăng cường công tác khuyến ngư, chuyển

giao kĩ thuật.

– Tăng cường việc hổ trợ kĩ thuật cho người

dân

– Tăng cường hợp tác với Viện, Trường

nghiên cứu phòng chống dịch bệnh.

– Bồi dưỡng kinh tế cho cán bộ kĩ thuật, lãnh

đạo và quản lí

– Thu hút nhân tài (nông nghiệp)

Phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội cũng như thách thức bằng ma trận

SWOT của mô hình kinh tế VAC cần cải tiến những mặt sau đây:

1. Làm tốt công tác quy hoạch,

2. Tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh và VACVINA để tăng cường nguồn nhân lực cho địa phương,

3. Phát huy nguồn vốn tín dụng hiệu quả – bằng cách cho vay đúng đối tượng

và ngành nghề thông qua việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ tín dụng,

4. Tổ chức cơ chế hoạt động của các tổ chức xã hội trong cộng đồng để nâng

cao hiệu quả môi trường của mô hình,

5. Tăng cường công tác khuyến nông để giúp người dân tăng năng suất vật nuôi

(chủ yếu là cá) nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình kính tế VAC.

Những vấn đề cụ thể được trình bày như sau:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG kĩ THUẬT và HIỆU QUẢ của mô HÌNH KINH tế vườn – AO – CHUỒNG (VAC) ở HUYỆN yên lạc, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)