3.1.1.1. Vị trí địa lí: huyện Yên Lạc thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Huyện Yên Lạc có 17 đơn vị hành chính (16 xã + 1 thị trấn), diện tích tự nhiên 104,2 km2 dân số trên 143 nghìn người, dân cư tập trung, mật độ dân số 1.360 người/km2.
Huyện Yên Lạc tiếp giáp với các khu vực:
Phía tây giáp với huyện Vĩnh Tường
Phía bắc giáp với thành phố Vĩnh Yên
Phía đông – bắc giáp với huyện Bình Xuyên
Phía đông – nam giáp với huyện Mê Linh (Hà Nội)
Phía nam giáp với sông Hồng
3.1.1.2. Địa hình, khí hậu:
– Địa hình: phần lớn diện tích của Huyện nằm trên trầm tích sông tuổi Holocen
trung – thượng (aQIV2–3), phía Đông và Đông Nam có trầm tích biển tuổi Pleistocen
(mQIII), trầm tích hồ – đầm tuổi Pleistocen (lbQIV2–3) và một khối sót có tuổi
Neogen hạ thuộc hệ tầng Na Dương (N1 nd). [3]
Đây là vùng đồng bằng ven sông Hồng có độ cao nhỏ hơn 30 m. Gồm các khu
vực ven sông Hồng, vùng này có độ dốc nhỏ, dưới 50. Do địa hình thấp nên vào mùa mưa thường gây ngập úng, tạo ra nhiều đầm, hồ.
Đất trong vùng chủ yếu là đất phù sa trung tính ít chua, trong đó có phù sa trung tính ít chua điển hình, phù sa trung tính ít chua loang lổ nông và sâu, phù sa trung tính ít chua có kết vón. Phù sa chua là dải nằm ở phía sau dải đất phù sa trung tính ít chua tính từ sông vào.
– Khí hậu: khí hậu Yên Lạc thuộc kiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình khoảng 23oC, nhiệt độ trung bình tháng 7 là 28oC, trung bình tháng 1 là 16oC. Mùa nóng, nhiệt độ cực đại tuyệt đối có thể lên tới 40oC. Vùng này có mưa phùn nhiều vào tháng 1 và tháng 2. Lượng mưa trung bình khoảng 1.500 – 2.000 mm. Trong
khi, lượng mưa trung bình hàng năm toàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 1.400 –1.600 mm, trong
đó, lượng mưa bình quân cả năm của vùng đồng bằng và trung du tại trạm Vĩnh Yên là 1.323,8 mm, vùng núi tại trạm Tam Đảo là 2.140 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong
Bảng 3.1: Lượng mưa trung bình của tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2000 – 2009 ĐVT: mm Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Trạm Vĩnh Yên 1288,8 1626,7 1398,8 1394,8 1129,2 1484,2 1370,1 1166,6 2386,8 1405,9 Trạm Tam Đảo 2057,4 2568,9 1864,5 2343,3 1741,3 2538,4 2002,8 1522,9 2838,2 2188,4
Nguồn: Thuý Hằng - Thuý Quỳnh, 2010.
Bảng 3.2: Lượng mưa trung bình các tháng của tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2009 ĐVT: mm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trạm Vĩnh Yên 89,0 35,4 56,2 101,1 76,8 153,8 198,4 236,0 220,0 61,5 9,0 9,5 Trạm Tam Đảo 10,7 79,5 78,9 112,6 107,8 227,4 167,2 185,5 310,3 117,9 26,6 38,0
Nguồn: Thuý Hằng - Thuý Quỳnh, 2010.
Diện tích mặt nước, hệ thống sông ngòi, hệ thống kênh, đầm, hồ
– Diện tích mặt nước:
Bảng 3.3: Diện tích đất nông nghiệp và đất NTTS
của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Yên Lạc, năm 2009
ĐVT: ha
Diện tích Toàn tỉnh Huyện Yên Lạc Tỉ lệ (%)
1. Tổng diện tích đất nông nghiệp 85.0034,72 6.949,57 0,82
2. Diện tích đất NTTS 2.283,44 536,50 23,50
Tỉ lệ (%) 0,27 7,72
Nguồn: Thuý Hằng - Thuý Quỳnh, 2010.
Huyện Yên Lạc có diện tích đất nông nghiệp ít. So với toàn tỉnh, Huyện chỉ có
tích đất dành cho NTTS là rất lớn. Trong khi cả tỉnh có 2.283,44 ha đất nông nông
nghiệp thì huyện Yên Lạc có tới 536,50 ha, đạt 23,50% diện tích đất NTTS toàn tỉnh.
Qua phân tích từ bảng 3.3, khả năng phát triển NTTS ở Yên Lạc là rất lớn, các cơ quan
quản lí cần có giải pháp phát triển NTTS ở huyện một cách hợp lí và phù hợp với lợi
ích của người nuôi.
– Hệ thống sông ngòi: chỉ có hai con sông chính chảy qua địa bàn huyện Yên Lạc gồm: sông Hồng và sông Phan
Sông Hồng: sông Hồng chảy qua Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ vào địa phận Vĩnh
Phúc từ Ngã Ba Hạc dài 41 km.
Sông Hồng có lưu lượng dòng chảy trung bình trong cả năm là 3.860 m3/giây, lớn gấp 4 lần lưu lượng sông Thao, gấp đôi lưu lượng sông Đà, gấp 3 lưu lượng sông Lô. Lưu lượng dòng chảy thấp nhất về mùa cạn là 1.870 m3/giây. Lưu lượng dòng chảy trung bình trong mùa mưa lũ là 8.000 m3/giây. Lưu lượng lớn nhất là 18.000 m3/giây. Mực nước cao trung bình là 9,75 m, hàng năm lên xuống thất thường, nhất là về mùa mưa, có những cơn lũ đột ngột, nước lên nhanh chóng, có khi tới 3 m trong
vòng 24 giờ. Mực nước đỉnh lũ thường cao hơn mực nước mùa kiệt trên dưới 9 m (trong cơn lũ lịch sử năm 1971, chênh tới 11,68 m).
Về mùa khô hanh, hệ thống sông Hồng là nguồn nước quý giá vô tận cho các
trạm bơm hút lên tưới cho đồng ruộng đôi bờ. Với hàm lượng phù sa cao, tối đa có thể
lên tới 14 kg/m3, số lượng phù sa lớn (một năm là 80 triệu m3 hoặc 130 triệu tấn), chất lượng phù sa tốt và nước sông còn chứa nhiều chất khoáng, sông Hồng đã bồi đắp cho
Vĩnh Phúc dải đồng bằng phì nhiêu màu mỡ. Hiện nay, sông vẫn tiếp tục bồi phù sa
cho đồng bãi ven bờ và ngay cả cho ruộng trong đê qua những con ngòi thông ra sông. Các xã ven sông Hồng gồm: Trung Hà, Trung Kiên, Nguyệt Đức, Đại Tự, Liên Châu, Hồng Châu, được hưởng hàm lượng phù xa mỗi năm rất lớn do sông Hồng bồi đắp. Điều này cho thấy sự thuận lợi trong hoạt động nông nghiệp mà cụ thể là cây trồng.
Sông Phan: sông Phan bắt nguồn từ núi Tam Đảo, địa phận các xã Hoàng Hoa, Tam Quan, Hợp Châu, chảy qua các xã Duy Phiên, Hoàng Lâu (Tam Dương ), Kim
Xá, Yên Lập, Lũng Hoà, Thổ Tang (Vĩnh Tường) theo hướng Đông Bắc – Tây Nam; vòng sang hướng Đông Nam qua các xã Vũ Di, Vân Xuân (Vĩnh Tường) rồi theo hướng Tây Nam – Đông Bắc qua các xã Tề Lỗ, Đồng Văn, Đồng Cương (Yên Lạc) đổ
vào đầm Vạc (Vĩnh Yên), qua xã Quất Lưu chảy về Hương Canh (Bình Xuyên) qua xã
Sơn Lôi, nhập với sông Bá Hạ rồi đổ vào sông Cà Lồ ở địa phận xã Nam Viêm (Mê Linh).
– Hệ thống kênh: nhiều hệ thống kênh mương dẫn nước, tưới tiêu nước cho khu
vực như kênh Liễn Sơn kéo dài trên 7 huyện, thị từ miền núi, trung du tới vùng đồng
bằng (Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường) với tổng chiều dài kênh là 157 km. Kênh Liễn Sơn được bơm nước từ sông Phó đáy.
Hệ thống kênh nước thuỷ lợi có vai trò rất lớn trong NTTS của người dân.
Chúng chủ yếu phục vụ cho hoạt động trồng lúa của người dân trong huyện nhưng hầu
hết các ao nuôi cá hay trang trại nuôi cá kết hợp đều được thiết kế hai bên kênh nước
thuỷ lợi và dùng nguồn nước này để nuôi cá.
– Đầm, hồ: do địa hình thấp nên địa số vùng đất trũng tích nước do mưa lũ và
nước thuỷ lợi, hình thành các đầm lớn vừa là tích nước cho hoạt động nông nghiệp,
vừa là nơi thuận lợi cho hoạt động NTTS của huyện. Hai đầm điển hình là đầm Tam
Hồng và đầm Cốc Lâm.