Trong ngành nông nghiệp, do đa phần người dân Việt Nam sống ở vùng nông thôn và gắn đời sống của mình với hoạt động nông nghiệp. Đặc trưng của nông nghiệp
Việt Nam là truyền thống vì vậy để đưa tiến bộ khoa học – kĩ thuậtđến người nông
dân cần có các lớp tập huấn kiến thức về kĩ thuật và phòng bệnh trong nuôi trồng, chăn
nuôi và trồng trọt để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Kết quả hoạt động tham gia tập huấn được thể hiện ở các bảng 3.11, 3.12 và 3.13.
Bảng 3.11: Số hộ và người tham gia tập huấn
Nội dung Tần suất Tỉ lệ (%) Số lần
1. Tham gia tập huấn (n=60)
– Có 46 76,67 2,26 ± 0,18
– Không 14 23,33
2. Người tham gia tập huấn (n=46)
– Vợ 9 15,00
– Chồng 25 41,67
– Cả hai 12 20,00
Kết quả từ bảng 3.11 cho thấy, chỉ có 76,67% hộ nuôi tham gia các lớp tập huấn
của các cấp cơ quan từ tỉnh cho đến xã. Trong số những hộ tham gia tập huấn, có
41,67% người tham gia tập huấn là chồng (nam) và 20% cả hai vợ chồng đều đã tham gia tập huấn.
Kết quả trên cho thấy, kiến thức tập huấn chủ yếu tới người chồng trong gia đình, điều này phù hợp với vai trò quyết định của người chồng trong NTTS và hoạt động kinh tế của gia đình. Tuy nhiên, người phụ nữ là người lao động chính trong hoạt động nông nghiệp gia đình lại ít được tiếp xúc với kiến thức tập huấn của các cơ quan.
Kết quả từ bảng 3.12 cho thấy công tác tập huấn được các cơ quan cấp tỉnh
và cấp xã cũng tiến hành các đợt tập huấn để phổ biến kiến thức cho người dân giúp
nâng cao hiệu quả trong NTTS và hoạt động chăn nuôi, trồng trọt.
Bảng 3.12: Đơn vị tổ chức tập huấn
Đơn vị tổ chức tập huấn Tần suất Tỉ lệ (%)
1. Cấp tỉnh 22 36,67
2. Cấp huyện 17 28,33
3. Cấp xã 7 11,67
Với cơ quan cấp tỉnh: việc tập huấn được thực hiện bởi các đơn vị sau: Trung
tâm khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc; trường Cao đẳng Kinh tế – Kĩ thuật Vĩnh Phúc.
Với cơ quan cấp huyện: tổ chức tập huấn chủ yếu được thực hiện bởi phòng Nông nghiệp huyện.
Với cơ quan cấp xã: tổ chức tập huấn bởi hợp tác xã nông nghiệp và uỷ ban
nhân dân các xã có phong trào chăn nuôi – thuỷ sản phát triển rộng như: xã Yên Đồng,
xã Đồng Văn, xã Nguyệt Đức, xã Hồng Phương.
Bảng 3.13: Nội dung và hiệu quả của các lớp tập huấn
Nội dung Tần suất Tỉ lệ (%)
I. Nội dung tập huấn về kĩ thuật canh tác (n=46)
1. Vườn –ao– chuồng (VAC) 14 23,33
2. Ao–chuồng (AC) 4 6,67
3. Ao (A) 20 33,33
4. Chuồng (C) 5 8,33
5. Vườn (V) 3 0,50
II. Nội dung tập huấn về bệnh (n=46)
– Tỉ lệ (%) 33,39 ± 2,42
– Thực hiện theo tập huấn 40 66,67
III. Đánh giá hiệu quả tập huấn về bệnh (n=40)
– Có hiệu quả 22 36,67
– Ít hiệu quả 13 21,67
– Không hiệu quả 5 8,33
Ghi chú: trong bảng chữ viết tắt V–A–C: V–vườn; A–ao; C–chuồng
Kết quả từ bảng 3.13 cho thấy nội dung tập huấn được các cấp cơ quan truyền đạt cho người dân tập trung chủ yếu vào NTTS (33,33%) và kiến thức tổng hợp về
NTTS, chăn nuôi và trồng trọt (23,33%). Ngoài ra, kiến thức tập huấn riêng về chăn
nuôi và trồng trọt ít được tổ chức. Điều này phù hợp với tình hình kinh tế của huyện
khi mà NTTS kết hợp đang phát triển và là xu hướng phát triển chủ yếu của các hộ gia đình để phát triển kính tế.
Mặc dù tổ chức tập huấn nhiều, nhưng nội dung tập huấn về bệnh của vật nuôi
trong NTTS và các vật nuôi trên cạn chiếm tỉ lệ nhỏ (33,39%) trong toàn bộ nội dung
tập huấn, đặc biệt là không có lớp tập huấn riêng nào bệnh cho các đối tượng nuôi.
Mặt khác hiệu quả của việc tập huấn về bệnh cũng không cao khi mà có tới 8,33% hộ nuôi được điều tra cảm thấy không có hiệu quả và 21,67% hộ cảm thấy ít hiệu quả
(xem bảng 3.13)
Lí do được các hộ đưa ra khi thực hiện mà ít hoặc không có hiệu quả là không
đủ điều kiện kinh tế thực hiện theo đúng cách phòng bệnh của cán bộ đưa ra,điều kiện
tự nhiên về ao nuôi hay chuồng trại không thể thực hiện được theo yêu cầu của cán bộ,
ví dụ: ao nuôi cá nằm trong khuân viên gia đình không thể thay nước, hay nước ao
phải phụ thuộc vào nước do hệ thống thuỷ lợi cung cấp nên tuỳ mùa mới có nước vào ao.
Theo tác giả nhận định, lí do chủ yếu do tập quán chăn nuôi “thả – thu tự
nhiên” truyền thống còn ảnh hưởng đến tâm lí người dân nên hộ nuôi chỉ cần thả cá
xuống ao và đến đợt thu hoạch, tự do đưa phân và nước thải chăn nuôi xuống ao,
không quan tâm tới môi trường nước ao nuôi.
Từ số liệu ở bảng 3.13 và phân tích, cơ quan tổ chức tập huấn cần tập trung
nhiều hơn vào nội dung dịch bệnh xảy ra trên đối tượng nuôi, đặc biệt với tình hình dịch bệnh ngày càng nhiều và ảnh hưởng lớn của chúng đến vật nuôi. Việc mở riêng các lớp tập huấn về bệnh cho đối tượng nuôi là cần thiết và cần được thực hiện thường
xuyên phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện nhằm hạn chế tổn thất do dịch bệnh
gây ra cho vật nuôi.