Mô hình VAC trên vùng đất đồi núi mới khai hoang

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG kĩ THUẬT và HIỆU QUẢ của mô HÌNH KINH tế vườn – AO – CHUỒNG (VAC) ở HUYỆN yên lạc, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 36 - 98)

Mô hình do Trung tâm Dân số, Môi trường và Phát triển (PED) thực hiện trong

khuôn khổ dự án “Sinh kế bền vững cho đồng bào tái định cư thủy điện Bản Vẽ” do

Kết quả cụ thể [9]

- Đã có hơn 260 hộ và 12 nhóm hộ thực hiện mô hình.

- Toàn bộ lượng phân chuồng, cỏ rác, sản phẩm phụ từ vườn của các hộ đã

được xử lí bằng ủ phân hữu cơ vi sinh trước khi dùng cho cải tạo ao nuôi cá và cải tạo đất mới khai hoang.

- Đất mới khai hoang được cải tạo bằng phân hữu cơ vi sinh đã được trồng cây ăn quả, rau xanh, cỏ voi, cỏ VA06 để phục vụ chăn nuôi.

- Ao cá trở thành nguồn nước tưới quan trọng cho cây trồng trên vườn, đặc

biệt trong những tháng khô hạn. Toàn bộ bùn đáy ao đã được dùng để cải tạo vườn.

- Toàn bộ vườn của hơn 1.000 hộ tái định cư đã được cải tạo từ đất mới khai

hoang trở thành đất trồng có giá trị; đã trồng cây ăn quả, rau và cỏ cho chăn nuôi.

- 13 điểm bán men hữu cơ vi sinh đã được lập tại khu tái định cư và 13 cán bộ

khuyến nông bản đã được đào tạo về VAC theo phương thức mới và hoạt động theo cơ

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ 15/5/2010 đến 15/3/2011

2.2. Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu tại các hộ nuôi cá mô hình VAC ở huyện Yên Lạc, tỉnh

Vĩnh Phúc

2.3. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

Điều tra hiện

trạng kĩ thuật

Hiệu quả kinh tế - xã hội

Đánh giá hiệu quả

kinh tế - xã hội

Đề xuất một số giải

pháp nâng cao hiệu

quả kinh tế Điều kiện tự

2.4. Thu thập và xử lí số liệu 2.4.1. Thu thập số liệu 2.4.1. Thu thập số liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu của của Đề tài được thực hiện theo sơ đồ khối trên, bao gồm các số liệu sau:

+ Số liệu sơ cấp: thông qua khảo sát thực địa bằng phương pháp đánh giá

nhanh nông thôn (thu thập qua phiếu điều tra) (phụ lục):

Tổng số phiếu điều tra là 66 phiếu: trong đó có 60 phiếu có trả lời đầy đủ các

câu hỏi kết quả cũng như hiệu quả kinh tế còn 6 phiếu trả lời thiếu tôi không đưa vào

xử lí số liệu.

Bảng 2.1: Chọn vùng nghiên cứu và số mẫu điều tra

Chỉ tiêu (huyện Yên Lạc) Trang trại trồng cây hàng năm Trang trại NTTS

Trang trại kinh

doanh tổng hợp

Tổng số trang trại 1 8 553

Số trang trại điều tra - - 66

Tỉ lệ (%) 11,94%

Huyện Yên Lạc có số lượng lớn các trang trại kinh doanh tổng hợp. Năm 2009,

toàn huyện có 553 trang trại kinh doanh tổng hợp, với tỉ lệ 80,38% so với số trang trại

kinh doanh tổng hợp của tỉnh (688 trang trại), nhưng trang trại NTTS thì chiếm tỉ lệ

nhỏ (4,50%) chính vì vậy tôi chọn huyện Yên Lạcđể nghiên cứu.

Số mẫu được điều tra ngẫu nhiên trong huyện. Mặc dù tỉ lệ phần trăm số hộ điều tra còn thấp nhưng số mẫu điều tra đã thoả mãn yêu cầu số mẫu của cuộc điều tra

thống kê và kết quả mà tôi thu được đã thể hiện khá rõ hiện trạng kĩ thuật và hiệu quả

kinh tế các hộ nuôi cá trong mô hình VAC ở huyện Yên Lạc.

Nội dung cần đánh giá bao gồm: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến hoạt động

NTTS mô hình VAC: tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, địa hình, sông ngòi…

Điều kiện kinh tế xã hội của vùng nuôi: tìm hiểu về số lao động, trình độ văn

hoá…

Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên Phiếu điều tra nuôi cá ao của Viện nghiên cứu Thuỷ sản I và sự kiểm tra, bổ sung của thầy giáo hướng dẫn: TS. Phạm Xuân

+ Số liệu thứ cấp: thu thập số liệu lưu trữ ở Phòng Nông nghiệp huyện Yên Lạc,

Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc, trang website của Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc, trang website của Tổng cục thống kê Trung ương và các bài báo của các tác giả trong và

ngoài nước về mô hình kinh tế kết hợp giữa Nông nghiêp–Thuỷ sản.

Các số liệu thứ cấp được sàng lọc và đưa vào làm dữ liệu phân tích của đề tài. Các chỉ tiêu cần thu thập:

Chỉ tiêu hiện trạng kĩ thuật nuôi trồng thủy sản: diện tích ao, độ sâu của ao; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

diện tích vườn–chuồng; đối tượng và số lượng vật nuôi–cây trồng; kĩ thuật cải tạo ao,

mật độ cá thả, chăm sóc và cho ăn, phòng trị bệnh cho cá; cách thức sử dụng các sản

phẩm của vật nuôi–cây trồng trong mô hình VAC được thu từ chính những chủ trang

trại VAC thông qua phiếu điều tra phục vụ cho nôi dung nghiên cứu.

Chỉ tiêu về kinh tế–xã hội: Thông tin cần được thu thập từ trang trại VAC về:

tuổi, giới tính, số lao động trong NTTS và trình độ học vấn của chủ trang trại, năng

suất nuôi, sản lượng, doanh thu, chi phí sản xuất, lợi nhuận trong NTTS.

2.4.2. Xử lí và phân tích số liệu 2.4.2.1. Xử lí số liệu 2.4.2.1. Xử lí số liệu

Số liệu được mã hoá và xử lí theo từng chuyên đề riêng dựa theo bộ câu hỏi

(phụ lục)

– Hiện trạng kĩ thuật nuôi trồng thuỷ sản mô hình VAC:

+ Đặc điểm ao nuôi: diện tích, độ sâu, số lượng ao, chất đáy…

+ Cải tạo ao nuôi: thời gian cải tạo, các loại hoá chất sử dụng…

+ Con giống: nguồn giống, số lượng, mật độ nuôi, tỉ lệ các loài cá, + Quản lí môi trường ao nuôi: thời gian thay nước, phòng và trị bệnh…

+ Thức ăn: các loại thức ăn, hình thức cho ăn…

+ Thu hoạch: sản lượng, tỉ lệ sống…

+ Kết quả nuôi và hiệu quả kinh tế: năng suất, sản lượng, tổng chi phí,

thu nhập….

– Hoạt động tập huấn và sự tham gia hoạt động tập huấn của người nuôi.

– Hoạt động chăn nuôi: số lượng và loài vật nuôi

– Hoạt động làm vườn: số lượng và loại cây trồng.

– Định hướng, khó khăn (vốn, kĩ thuật, con giống, thị trường,…) và kiến nghị

Việc sắp xếp và xử lí số liệu này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân tích và nhận xét.

Phương tiện xử lí: sử dụng phầm mềm excel 2007, phần mềm SPSS 15.0 và các

phương pháp thống kê kinh tế, cho phép các thông tin nhập vào và xử lí theo một trật

tự theo định dạng trong phiếu điều tra.

2.4.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế NTTS trong mô hình kinh tế VAC

a. Các chỉ tiêu biểu hiện kết quả sản xuất – Giá trị sản xuất ( GO ) growth out

GO = ΣQ i P i Trong đó: GO là giá trị sản xuất. Qi là khối lượng sản phảm thứi Pi là giá trị của sản phẩm itương ứng.

Giá tri gia tăng (VA) value added (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VA = GO – IC

Trong đó:

VA là giá trịgia tăng hay giá trịtăng thêm.

IC là chi phí trung gian

– Thu nhập hỗn hợp (MI) mixed

MI = VA – A

Trong đó: A là khấu hao tài sản cố định

– Lợi nhuận (Pr) Profit

Pr = MI – CL

Trong đó: CL, là tiền công lao động gia đình (trực tiếp và quản lí tính theo giá thuê

lao động)

– Năng suất:

Năng suất (tấn/ha) = Tổng sản lượng (tấn)/ Tổng diện tích nuôi (ha)

– Lợi nhuận

Lợi nhuận = Tổng thu – Chi phí sản xuất

b. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế.

– Giá trị sản xuất tính cho 100 đồng chi phí SX trung gian ; 100 đồng tổng chi phí sản xuất; 1 lao động.

Giá trị sản xuất tính cho 100 đồng chi phí trung gian

= (GO/IC) x 100

Giá trị sản xuất tính cho 100 đồng tổng chi phí sản xuất.

= {GO/ ( IC + Cl + A )} x 100

Giá trị sản xuất tính cho 1 lao động

= GO/ LĐ

– Giá trị gia tăng tính cho 100 đồng chi phí SX trung gian; 100 đồng tổng chi phí sản xuất; 1 lao động

– Giá trị gia tăng tính cho 100 đồng chi phí trung gian

=(VA /IC) x 100

– Giá trị gia tăng tính cho 100 đồng tổng chi phí sản xuất

= {VA / (IC + CL + A)} x100

– Giá trị gia tăng tính cho 1 lao động.

= VA / LĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Thu nhập hỗn hợp tính cho 100 đồng chi phí SX trung gian; 100 đồng tổng chi phí sản xuất; 1 lao động

Thu nhập hỗn hợp tính cho 100 đồng chi phí trung gian

= (MI /IC) x 100

Thu nhập hỗn hợp tính cho 100 đồng tổng chi phí sản xuất.

= {MI / (IC + CL + A)} x100

Thu nhập hỗn hợp tính cho 1 lao động.

= MI /LĐ

– Lợi nhuận tính cho 100 đồng chi phí SX trung gian; 100 đồng tổng chi phí sản xuất; 1 lao động.

– Lợi nhuậntính cho 100 đồng chi phí trung gian = (Pr / IC) x 100

– Lợi nhuậntính cho 100 đồng tổng chi phí sản xuất = {Pr / (IC + CL + A)} x100

– Lợi nhuậntính cho 1 lao động.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế – xã hội khu vực nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lí: huyện Yên Lạc thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Huyện Yên Lạc có 17 đơn vị hành chính (16 xã + 1 thị trấn), diện tích tự nhiên 104,2 km2 dân số trên 143 nghìn người, dân cư tập trung, mật độ dân số 1.360 người/km2.

Huyện Yên Lạc tiếp giáp với các khu vực:

Phía tây giáp với huyện Vĩnh Tường

Phía bắc giáp với thành phố Vĩnh Yên

Phía đông – bắc giáp với huyện Bình Xuyên

Phía đông – nam giáp với huyện Mê Linh (Hà Nội)

Phía nam giáp với sông Hồng

3.1.1.2. Địa hình, khí hậu:

– Địa hình: phần lớn diện tích của Huyện nằm trên trầm tích sông tuổi Holocen

trung – thượng (aQIV2–3), phía Đông và Đông Nam có trầm tích biển tuổi Pleistocen

(mQIII), trầm tích hồ – đầm tuổi Pleistocen (lbQIV2–3) và một khối sót có tuổi

Neogen hạ thuộc hệ tầng Na Dương (N1 nd). [3]

Đây là vùng đồng bằng ven sông Hồng có độ cao nhỏ hơn 30 m. Gồm các khu

vực ven sông Hồng, vùng này có độ dốc nhỏ, dưới 50. Do địa hình thấp nên vào mùa mưa thường gây ngập úng, tạo ra nhiều đầm, hồ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất trong vùng chủ yếu là đất phù sa trung tính ít chua, trong đó có phù sa trung tính ít chua điển hình, phù sa trung tính ít chua loang lổ nông và sâu, phù sa trung tính ít chua có kết vón. Phù sa chua là dải nằm ở phía sau dải đất phù sa trung tính ít chua tính từ sông vào.

– Khí hậu: khí hậu Yên Lạc thuộc kiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình khoảng 23oC, nhiệt độ trung bình tháng 7 là 28oC, trung bình tháng 1 là 16oC. Mùa nóng, nhiệt độ cực đại tuyệt đối có thể lên tới 40oC. Vùng này có mưa phùn nhiều vào tháng 1 và tháng 2. Lượng mưa trung bình khoảng 1.500 – 2.000 mm. Trong

khi, lượng mưa trung bình hàng năm toàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 1.400 –1.600 mm, trong

đó, lượng mưa bình quân cả năm của vùng đồng bằng và trung du tại trạm Vĩnh Yên là 1.323,8 mm, vùng núi tại trạm Tam Đảo là 2.140 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong

Bảng 3.1: Lượng mưa trung bình của tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2000 – 2009 ĐVT: mm Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Trạm Vĩnh Yên 1288,8 1626,7 1398,8 1394,8 1129,2 1484,2 1370,1 1166,6 2386,8 1405,9 Trạm Tam Đảo 2057,4 2568,9 1864,5 2343,3 1741,3 2538,4 2002,8 1522,9 2838,2 2188,4

Nguồn: Thuý Hằng - Thuý Quỳnh, 2010.

Bảng 3.2: Lượng mưa trung bình các tháng của tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2009 ĐVT: mm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trạm Vĩnh Yên 89,0 35,4 56,2 101,1 76,8 153,8 198,4 236,0 220,0 61,5 9,0 9,5 Trạm Tam Đảo 10,7 79,5 78,9 112,6 107,8 227,4 167,2 185,5 310,3 117,9 26,6 38,0

Nguồn: Thuý Hằng - Thuý Quỳnh, 2010.

Diện tích mặt nước, hệ thống sông ngòi, hệ thống kênh, đầm, hồ

– Diện tích mặt nước:

Bảng 3.3: Diện tích đất nông nghiệp và đất NTTS

của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Yên Lạc, năm 2009

ĐVT: ha

Diện tích Toàn tỉnh Huyện Yên Lạc Tỉ lệ (%)

1. Tổng diện tích đất nông nghiệp 85.0034,72 6.949,57 0,82

2. Diện tích đất NTTS 2.283,44 536,50 23,50

Tỉ lệ (%) 0,27 7,72

Nguồn: Thuý Hằng - Thuý Quỳnh, 2010.

Huyện Yên Lạc có diện tích đất nông nghiệp ít. So với toàn tỉnh, Huyện chỉ có

tích đất dành cho NTTS là rất lớn. Trong khi cả tỉnh có 2.283,44 ha đất nông nông

nghiệp thì huyện Yên Lạc có tới 536,50 ha, đạt 23,50% diện tích đất NTTS toàn tỉnh.

Qua phân tích từ bảng 3.3, khả năng phát triển NTTS ở Yên Lạc là rất lớn, các cơ quan

quản lí cần có giải pháp phát triển NTTS ở huyện một cách hợp lí và phù hợp với lợi

ích của người nuôi.

– Hệ thống sông ngòi: chỉ có hai con sông chính chảy qua địa bàn huyện Yên Lạc gồm: sông Hồng và sông Phan

Sông Hồng: sông Hồng chảy qua Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ vào địa phận Vĩnh

Phúc từ Ngã Ba Hạc dài 41 km.

Sông Hồng có lưu lượng dòng chảy trung bình trong cả năm là 3.860 m3/giây, lớn gấp 4 lần lưu lượng sông Thao, gấp đôi lưu lượng sông Đà, gấp 3 lưu lượng sông Lô. Lưu lượng dòng chảy thấp nhất về mùa cạn là 1.870 m3/giây. Lưu lượng dòng chảy trung bình trong mùa mưa lũ là 8.000 m3/giây. Lưu lượng lớn nhất là 18.000 m3/giây. Mực nước cao trung bình là 9,75 m, hàng năm lên xuống thất thường, nhất là về mùa mưa, có những cơn lũ đột ngột, nước lên nhanh chóng, có khi tới 3 m trong

vòng 24 giờ. Mực nước đỉnh lũ thường cao hơn mực nước mùa kiệt trên dưới 9 m (trong cơn lũ lịch sử năm 1971, chênh tới 11,68 m).

Về mùa khô hanh, hệ thống sông Hồng là nguồn nước quý giá vô tận cho các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trạm bơm hút lên tưới cho đồng ruộng đôi bờ. Với hàm lượng phù sa cao, tối đa có thể

lên tới 14 kg/m3, số lượng phù sa lớn (một năm là 80 triệu m3 hoặc 130 triệu tấn), chất lượng phù sa tốt và nước sông còn chứa nhiều chất khoáng, sông Hồng đã bồi đắp cho

Vĩnh Phúc dải đồng bằng phì nhiêu màu mỡ. Hiện nay, sông vẫn tiếp tục bồi phù sa

cho đồng bãi ven bờ và ngay cả cho ruộng trong đê qua những con ngòi thông ra sông. Các xã ven sông Hồng gồm: Trung Hà, Trung Kiên, Nguyệt Đức, Đại Tự, Liên Châu, Hồng Châu, được hưởng hàm lượng phù xa mỗi năm rất lớn do sông Hồng bồi đắp. Điều này cho thấy sự thuận lợi trong hoạt động nông nghiệp mà cụ thể là cây trồng.

Sông Phan: sông Phan bắt nguồn từ núi Tam Đảo, địa phận các xã Hoàng Hoa, Tam Quan, Hợp Châu, chảy qua các xã Duy Phiên, Hoàng Lâu (Tam Dương ), Kim

Xá, Yên Lập, Lũng Hoà, Thổ Tang (Vĩnh Tường) theo hướng Đông Bắc – Tây Nam; vòng sang hướng Đông Nam qua các xã Vũ Di, Vân Xuân (Vĩnh Tường) rồi theo hướng Tây Nam – Đông Bắc qua các xã Tề Lỗ, Đồng Văn, Đồng Cương (Yên Lạc) đổ

vào đầm Vạc (Vĩnh Yên), qua xã Quất Lưu chảy về Hương Canh (Bình Xuyên) qua xã

Sơn Lôi, nhập với sông Bá Hạ rồi đổ vào sông Cà Lồ ở địa phận xã Nam Viêm (Mê Linh).

– Hệ thống kênh: nhiều hệ thống kênh mương dẫn nước, tưới tiêu nước cho khu

vực như kênh Liễn Sơn kéo dài trên 7 huyện, thị từ miền núi, trung du tới vùng đồng

bằng (Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường) với tổng chiều dài kênh là 157 km. Kênh Liễn Sơn được bơm nước từ sông Phó đáy.

Hệ thống kênh nước thuỷ lợi có vai trò rất lớn trong NTTS của người dân.

Chúng chủ yếu phục vụ cho hoạt động trồng lúa của người dân trong huyện nhưng hầu

hết các ao nuôi cá hay trang trại nuôi cá kết hợp đều được thiết kế hai bên kênh nước

thuỷ lợi và dùng nguồn nước này để nuôi cá.

– Đầm, hồ: do địa hình thấp nên địa số vùng đất trũng tích nước do mưa lũ và

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG kĩ THUẬT và HIỆU QUẢ của mô HÌNH KINH tế vườn – AO – CHUỒNG (VAC) ở HUYỆN yên lạc, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 36 - 98)