Sự hình thành và phát triển hệ thống VAC

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG kĩ THUẬT và HIỆU QUẢ của mô HÌNH KINH tế vườn – AO – CHUỒNG (VAC) ở HUYỆN yên lạc, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 25 - 27)

Đầu tiên, một cái hố được đào trên mặt đất. Đất từ hố được sử dụng tạo nền đất

vững chắc, nơi màngôi nhà và nơi ở của vật nuôi được xây dựng và để trồng các loại

cây tốt nhât. Nhà và vườn cần được bảo vệ khỏi sự dâng lên của nước, vì Đồng bằng

sông Hồng bị lũ lụt vào mùa hè. Nước mưa và nước ngầm chảy xuống hố và tự nó tạo

thành ao. Theo cách này một khu vực nhỏ được tạo nên, nơi mà hoạt động chăn nuôi, làm vườn và nuôi cá có thể được kết hợp gần nhà. Ao nuôi thường được chỉ định xây

dựng vào vùng trung tâm của trang trại để thuận lợi nhất cho việc quản lí. Diện tích ao dao động trong khoảng 100 –1.500 m2, với độ sâu khoảng 1 m. Các ao thường được tát

cạn vào cuối mùa, thông thường vào tháng hai hàng năm. Phần đáy ao được giữ khô và phơi nắng từ 1– 3 tuần; sau đó chúng được dọn sạch, bón vôi, bón phân và sau đó được lấy nước vào để tái thả giống.[34]

Cây trồng được trồng trong vườn theo một hướng thâm canh sinh học mà không cần tới sử dụng hóa chất. Các loài cây khác nhau được trồng xen kẽ và luân phiên để

tận dụng hết độ ẩm, ánh sáng và dinh dưỡng của đất. Cây ăn quả được trồng xen kẽ

với các loại rau, cây đậu và củ được trồng theo vụ, chúng phát triển trong bóng dâm.

Các cây họ đậu được trồng dọc theo bờ của vườn, cây gỗ và cây mây được trồng để

tạo thành hàng rào.[34]

Những loại cá được nuôi trong ao để tận dụng một cách hiệu quả nguồn dinh dưỡng trong ao ở các tầng nước khác nhau. Khoai nước được trồng xung quanh ao và

cây đậu nước bao phủ phần bề mặt thoáng. Cây bầu, bí, gấc được trồng trên giàn phía trên mặt nước ao gần bờ. Chuồng lợn và chuồng gia cầm được xây dựng sát ao. Phân

lợn được sử dụng bón cho cây và làm thức ăn cho cá, các sản phẩm khác trong vườn được sử dụng làm thức ăn cho các vật nuôi và cá. Nước thải trong gia đình và nhà bếp được dẫn xuống ao hàng ngày. Phân của vật nuôi trong gia đình, trang trại cũng được

thải hai lần một tháng với liều lượng từ 0,05 – 0,15 kg/m2 ao. Trong mùa khô, ao cung cấp lượng nước giàu dinh dưỡng và bùn để tưới và bón cho vườn. Toàn bộ hệ thống VAC được quản lí bởi chính những người trong gia đình.[25]

Sau ba tháng nuôi, chủ trang trại bắt đầu thu hoạch hàng tuần dựa vào việc sử

dụng lưới nhỏ và tiếp tục thả lại và thu hoạch ao (đánh tỉa thả bù) [25]. Việc tiêu thụ

hay bán các sản phẩm và tái sử dụng, chúng đóng góp nguồn chất thải hữu cơ cho hệ

thống. Hệ thống VAC đòi hỏi nhiều lao động, nó cung cấp việc làm cho con người ở

mọi lứa tuổi. Trang trại VAC cho phép phụ nữ làm việc trong điều kiện tốt cho sức

khỏe và gần gia đình, con cái họ, thay vì phải tới những ruộng lúa xa xôi hay đến các

công trình xây dựng.[34]

Mô hình VAC truyền thống đã được chuyển đổi thích hợp với ba vùng sinh thái chính của Việt Nam: vùng bờ biển, đồng bằng, và đồi thấp và miền núi. Hơn nữa, sự thay đổi đang thích hợp cho việc chuyển đổi các điều kiện khác nhau, như trên những

diện tích bị phủ bởi cát.

Ở vùng bờ biển, một mô hình VAC truyền thống được tiếp giáp với một hàng phi lao, chúng giữ vai trò như vật cản để chắn gió, ngăn sự di truyển của cát và sự

nhiễm mặn. Những loại cây khác và cây mây được trồng dày đặc xung quanh nhà và

vườn để bảo vệ. Phía trong vườn, các loại cây khác nhau được trồng. Cá và tôm được nuôi trong ao và kênh nước mặn.[34]

Ở vùng đồng bằng, đặc biệt ở vùng ĐBSCL,người ta đào kênh vòng quanh và giữa vườn để dẫn nước tốt hơn cho việc rửa muối khỏi đất. Cây trồng ở đây được chọn theo điều kiện thíc hợp về chất lượng nước và từng loại đất. Ở vùng đất gần với biển,

cây dừa được trồng xen kẽ với chôm chôm, soài, chuối, cam quýt, ổi, dứa. Một số ít

vùng nội địa, các loài cam quýt được trồng chủ yếu và trồng xen kẽ với cây cà phê, ca cao và hồ tiêu.[34] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở vùng đồi thấp và vùng núi thì nơi cao và sườn dốc được trồng bởi những cây

lấy gỗ xen kẽ với cây cố định đạm và những cây khác. Vùng thấp hơn của sườn đồi

núi, cây lấy gỗ được trồng lẫn lộn với cây cà phê hay cây trè hay cây ăn quả ví dụ như cây mơ, mận, đào và cây nhãn. Cây đậu phộng, cây đậu lăng, cây thảo mộc và các cây lấy củ được trồng bên dưới. Một loạt các mương nhỏ và bờ xung quanh được tạo dọc theo sườn để ngăn chặn sự sói mòn. Cây dứa thường được trồng dọc theo các bờ. Gần dưới chân đồi, vườn rau, động vật nuôi và ao cá được đặt ở vị trí gần ngôi nhà.[34]

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG kĩ THUẬT và HIỆU QUẢ của mô HÌNH KINH tế vườn – AO – CHUỒNG (VAC) ở HUYỆN yên lạc, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 25 - 27)