Trong mô hình kinh tế VAC, việc nhận thức được yếu tố chủ yếu là rất quan
trọng đối với người dân. Trong mô hình VAC thì ao nuôi cá là quan trọng nhất vì vậy
tất cả những yếu tố khác hỗ trợ cho ao nuôi cá [11]. Người dân hiểu được ao nuôi cá là quan trọng thì sẽ đầu tư kinh tế chủ yếu vào ao cá để tăng sản lượng và thu nhập. Ngược lại, người dân sẽ đầu tư không đúng và ảnh hưởng đến ao cá (phân chuồng thải
quá mức vào ao gây ô nhiễm nước).
Tác giả tiến hành phỏng vấn người dân và kết quả được trình bày trong bảng
3.28.
Bảng 3.28: Nhận thức của hộ nuôi về vai trò các yếu tố trong mô hình VAC
Vai trò quan trọng nhất (n=60) Tần suất Tỉ lệ (%)
1. Nuôi cá 17 28,33
2. Chăn nuôi 22 36,67
3. Vườn 1 1,67
4. Tất cả 20 33,33
Kết quả ở bảng 3.28 cho thấy đa số người dân coi chăn nuôi là yếu tố phát triển
chủ yếu của gia đình. Có 36,67% hộ nuôi tập trung chủ yếu vào chăn nuôi (gia súc, gia
cầm), và có 33,33% hộ nuôi không biết yếu tố nào quan trọng nhất trong hệ thống
VAC của họ. Chỉ có 28,33% hộ nuôi đã nhận ra ao cá là quan trọng nhất.
Việc tập trung và chăn nuôi là chủ yếu gây rủi ro cho người nuôi khi phải đầu tư kinh tế lớn mà tình hình dịch bệnh ở gia súc và gia cầm ngày một nguy hiểm và mức thiệt hại rất cao, ví dụ: mùa đông năm 2010, dịch long móng – lở mồm ở gia súc
đã bùng phát ở địa bàn huyện, làm các hộ nuôi thiệt hại gần như toàn bộ đàn lợn, thậm
chí ở những con bò dịch cũng xảy ra nhiều. Mặt khác, chăn nuôi nhiều gia súc, gia
cầm dẫn đến ao nuôi bị ô nhiễm cao dẫn đến đàn cá nuôi dễ mắc bệnh và chết.
Từ kết quả bảng 3.28 và phân tích, các cơ quan quản lí nông nghiệp cần đẩy
mạnh hơn nữa công tác tập huấn mô hình VAC, đặc biệt tập trung vào công tác định hướng vật nuôi cho các hộ nuôi, trong đó nhấn mạnh lợi ích từ nuôi cá vì thực tế người
nuôi trong vùng gặp nhiều khó khăn về con giống, kĩ thuật và thị trường…