Trình độ văn hoá và chuyên môn ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả trong
NTTS cũng như trong trồng trọt và chăn nuôi. Trình độ văn hoá và chuyên môn ảnh hưởng đến tư duy, khả năng tiếp thu của người dân trong lĩnh vực khoa học và tiếp thu
khoa học – kĩ thuật,đặc biệt trong điều kiện sản xuất gặp phải khó khăn về tình hình dịch bệnh và suy thoái giống ở cả động vật nuôi dưới nước và trên chuồng. Trình độ văn hoá càng cao thì khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật càng nhanh.
Bảng 3.9: Trình độ văn hoá của chủ hộ nuôi
Trình độ văn hóa, chuyên môn Tần suất Tỉ lệ (%)
1. Trình độ văn hóa (n=60)
– Cấp 1 13 21,67
– Cấp 2 27 45,00
– Cấp 3 17 28,33
2. Trình độ chuyên môn(n=60)
– Trung cấp 3 5,00
Theo kết quả ở bảng 3.9, trình độ văn hoá của các chủ hộ nuôi tham gia lĩnh
vực thuỷ sản, trồng trọt và chăn nuôi được phỏng vấn tương đối thấp. Phần lớn người
dân có trình độ văn hoá cấp 2 (45,00%), trong khi đó chỉ có 3 hộ nuôi (chiếm 5,00%) có trình độ chuyên môn là trung cấp.
Qua đây cho thấy đa số hộ nuôi là người dân nông thôn, công việc chăn nuôi và trồng trọt là ngề chủ yếu để kiếm ra thu nhập cho gia đình, và nghề này chưa thu hút được đội ngũ có trình độ chuyên môn về nông nghiệp tham gia sản xuất.
Trên cơ sở số liệu bảng 3.9 và phân tích, cơ quan quản lí về lĩnh vực nông
nghiệp địa phương cần có biện pháp khuyến nông – khuyến ngư thích hợp để người
dân hiểu, tiếp thu và ứng dụng nhanh khoa học – kĩ thuật vào sản xuất nhằm khắc phục
dịch bệnh và tăng sản lượng vật nuôi – cây trồng.