Nghề nghiệp của chủ hộ cho thấy hoạt động sản xuất chính của hộ nuôi và nó có ảnh hưởng tới sự đầu tư về cớ sở vật chất, thời gian, kiến thức cho hoạt động NTTS
cũng như hoạt động chăn nuôi và trồng trọt. Những hộ làm trang trại, họ dành nhiều
thời gian và tiền của gia đình để tập trung vào công việc của trang trại về kiến thức, cơ
sở vật chất, thuốc men…
Bảng 3.10: Nghề nghiệp và vai trò của chủ hộ nuôi
Nội dung Tần suất Tỉ lệ (%)
1. Nghề nghiệp chính (n=60) – Trang trại 13 21,67 – Làm ruộng 43 71,67 – Công nhân 2 3,33 – Mộc 1 1,67 – Kế toán 1 1,67 2. Vai trò chủ hộ trong NTTS (n=60) – Chồng 27 45,00 – Vợ 3 5,00 – Cả hai 30 50,00
Kết quả từ bảng 3.10 cho thấy phần lớn chủ nông hộ trong phạm vi điều tra đều
làm ruộng (71,67%), một nghề truyền thống của nhân dân ta. Ngoài ra, còn có một số
nghề khác như làm trang trại (21,67%), công nhân, mộc, kế toán (3,33%, 1,67%, 1,67%).
Về vai trò trong NTTS, có tới 50% hộ điều tra thấy cả vợ và chồng đều có vai
trò như nhau trong hoạt động sản xuất của gia đình, 45% hộ có người chồng là người
chủ đạo trong quyết định về NTTS. Chỉ có 5% số hộ, người vợ giữ vai trò quyết định
chủ yếu.
Từ số liệu vai trò người quyết định trong NTTS ở bảng 3.10 và phân tích, để thúc đẩy NTTS và chăn nuôi, trồng trọt cơ quan quản lí khi tuyên truyền và tổ chức tập
huấn về mô hình và tiến bộ khoa học – kĩ thuật cần mời đúng người có vai trò quyết định trong hoạt động sản xuất của hộ đó. Người có vai trò quyết định khiđã hiểu và nắm bắt được kiến thức sẽ mạnh dạn đầu tư vào hoạt động sản xuất của gia đình mình.