Phổ biến và nhân rộng mô hình VAC

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG kĩ THUẬT và HIỆU QUẢ của mô HÌNH KINH tế vườn – AO – CHUỒNG (VAC) ở HUYỆN yên lạc, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 27 - 28)

Để tận dụng những thuận lợi của VAC, VACVINA áp dụng kế hoạch “t

những trang trại hiện đại đến những cánh đồng thâm canh”. Chúng được bắt đầu từ

lợi ích kinh nghiệm trong những trang trại tiêu biểu đã đặt ở vùng có đặc điểm sinh thái đặc trưng. Đầu tiên, những gia đình mẫu được chọn, sau đó kĩ thuật VAC được đưa vào những lớp tại chức, hội thảo chuyên đề, ao thực nghiệm và những câu lạc bộ

thực hành VAC. Về thông tin cơ bản của những gia đình mẫu thiết kế hệ thống VAC

của họ. Với sự giúp đỡ của nhân viên kĩ thuật và tài trợ (trang thiết bị, vật nuôi, cá,

giống và tài liệu) từ VACVINA họ tự thiết kết mô hình vườn VAC. Khi kết quả ban đầu đạt được, một cuộc họp được tổ chức cho những người khác và những nhà quản lí

ở địa phương để đánh giá công việc đã hoàn thành và chuyển giao kinh nghiệm. Khi

những kết quả và lợi ích là thực tế và được hiểu bởi những người địa phương, việc

thực hành VAC được mở rộng ra các khu vực lân cận.[9]

Với chính sách mới của chính phủ Việt Nam khuyến khích sự mạnh dạn của

những gia đình và tăng thu nhập. Hoạt động VAC đang phát triển nhanh chóng và

đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện đời sống người dân cũng như trong sự đa

dạng hóa nông nghiệp Việt Nam và bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường để phát

triển bền vững.

Trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất VAC nói riêng,

phương châm dùng “Điểm chỉ đạo diện dùng điểm điển hình để nhân ra diện rộng như: “Vết dầu loang” luôn là phương châm hoạt động của VACVINA. VACVINA đã tập trung sức triển khai xây dựng nhiều mô hình VAC ở các vùng sinh thái. Đặc điểm

của các mô hình là tập trung vào việc xây dựng mô hình VAC, chuyển giao kĩ thuật

cho vùng cây ăn quả đặc sản, vùng có lợi thế so sánh để sản phẩm VAC có sức cạnh

tranh ở thị trường trong nước và thế giới. Trong 5 năm qua VACVINA đã triển khai

xây dựng các mô hình về cải tạo nâng cấp chất lượng vùng vải thiều Lục Ngạn, vùng nhãn Lồng Hưng Yên, vùng cam Vị Xuyên Hà Giang, vùng bưởi Diễn, cam canh Hà Nội, Hà Tây cũ, vùng trái thanh long Bình Thuận, Ninh Thuận. Chi nhánh Trung ương Hội Làm vườn Miền Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Hội làm

vườn 5 tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Vĩnh Long và Đồng Tháp (vùng đồng

bằng sông Cửu Long) đã làm thử 5 mô hình sản xuất cây ăn quả an toàn theo tiêu chuẩn Việt GAP ở 5 hợp tác xã nhằm sản xuất ra trái cây chất lượng cao, mẫu mã đẹp

đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu nuôi cá chim trắng, cá

rô phi ở vùng cấy lúa 1 vụ hoặc 2 vụ thu hoạch bấp bênh ở Bắc Giang, Hải Dương,

Hải Phòng. Xúc tiến vận động triển khai xây dựng các mô hình hầm Biogas

VACVINA cải tiến và sử dụng phân vi sinh ở Thanh Hoá, Hà Tây, Kiên Giang. .. Những mô hình VAC hoặc mô hình phát triển nông thôn do các đơn vị của VACVINA

thực hiện với nguồn vốn mỗi năm khoảng 10 tỉđồng thuộc ngân sách Nhà nước và tài trợ của các tổ chức Quốc tế, đã thực sự đem lại lợi ích cho nông dân hội viên có sức

thuyết phục, góp phần nâng cao vị thế của VACVINA.[9]

Bên cạnh những mô hình do các cấp VACVINA xây dựng, những mô hình VAC tiêu biểu phát hiện và tổng kết từ phong trào quần chúng thì rất nhiều và rất đa

dạng. Đặc điểm chung của mô hình làm VAC giỏi này là dân tự đầu tư, tự tìm tòi và tự

lựa chọn kĩ thuật, không ít mô hình đầu tư thấp mà đạt hiệu quả cao. Đặc điểm nổi bật

của các mô hình làm VAC giỏi phát hiện từ phong trào quần chúng là: những kĩ thuật

mới, những giống cây con mới do nông dân tự tìm tòi sáng tạo ra, chưa có nhà khoa

học nào nghĩ tới, chưa có Hội đồng khoa học nào công nhận nhưng vẫn được sản xuất

chấp nhận; như một nông dân ở Sơn La đã chọn ra giống ba ba gai giá sản phẩm cao

gấp 2 – 3 lần giá ba ba trơn, trên diện tích vườn khoảng 1.000m2 ông đã xây dựng thành cơ sở sản xuất, thu hàng trăm triệu đồng/năm; ông Lê Thế Hơn ở Lục Ngạn Bắc

Giang đã nghĩ ra cách ghép nhãn lên gốc vải khắc phục tình trạng sản lượng vải cung

vượt cầu, ông Hai Hoá ở Bến Tre sáng tạo ra kĩ thuật điều khiển bưởi ra hoa theo ý

muốn và quả không có hạt. Đây là những điểm sáng có sức lan toả rộng là tấm gương

cho nông dân cả nước làm theo, đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh Khoa học xuất

phát từ quần chúng rồi trở về với quần chúng. Tại Hội nghị tổng kết và nhân rộng điển

hình tiên tiến nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập VACVINA tổ chức tại Hà Nội tháng 10 năm 2006, những điển hình tiên tiến nói trên ở khắp cả nước đã được báo cáo điển

hình và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, đăng tải trong kỷ yếu 20 năm VACVINA thành lập và phát triển. Tất nhiên còn rất nhiều điển hình làm VAC giỏi từ phong trào quần chúng chưa được tổng kết, thí dụ vùng trồng Na trên đất núi đá

vôi ở Chi Lăng Lạng Sơn, sang nhiệm kỳ tới sẽ phải tiếp tục tổng kết và nhân ra diện

rộng.[34]

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG kĩ THUẬT và HIỆU QUẢ của mô HÌNH KINH tế vườn – AO – CHUỒNG (VAC) ở HUYỆN yên lạc, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)