3.2.4.1. Diện tích ao, chất đáy, nguồn nước, ảnh hưởng của chất thải
Diện tích ao
Hoạt động NTTS của các hộ nuôi gắn liền với diện tích ao nuôi, với trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn còn thấp thì diện tích ao nuôi càng lớn thì sẽ mang lại được nhiều thu nhập cho người dân.
Từ kết quả bảng 3.14 cho thấy diện tích trung bình của mỗi hộ nuôi là 6.080,17 ± 616,48 m2 với số lượng ao trung bình mỗi hộ là 2,13 ± 0,12 và độ sâu trung bình mỗi
ao là 1,81 ± 0,07 m.
Kết quả được thể hiện ở bảng 3.14.
Bảng 3.14: Diện tích, số lượng và độ sâu ao nuôi trung bình trên một hộ
Chỉ tiêu Số lượng 1. Diện tích ao (m2) 600 – 25000 6.080,17 ± 616,48 2. Số lượng ao (chiếc) 1,00 – 4,00 2,13 ± 0,12 3. Độ sâu ao (m) 1,00 – 3,00 1,81 ± 0,07
Ghi chú: trong bảng số liệu trình bày phía trên là số nhỏ nhất – lớn nhất, phía dưới là số
trung bình ± độ lệch chuẩn.
Như vậy mỗi hộ nuôi được điều tra có diện tích ao nuôi khá lớn và mực nước ao
phù hợp để thực hiện nuôi cá và một số gia cầm dưới nước. Một số hộ nuôi có diện
tích ao quá lớn sẽ ảnh hưởng đến việc quản lí của chủ hộ, diện tích quá lớn thì dường như hộ nuôi sẽ không quan tâm đến quản lí ao. Tuy nhiên, do tạp quán sản xuất nhỏ lẻ
và mang tính truyền thống thì diện tích lớn lại phù hợp với năng lực quản lí ao của người nuôi.
Chất đáy
Bảng 3.15: Loại chất đáy ao nuôi
Chất đáy Tần suất (n=60) Tỉ lệ (%)
1. Bùn 56 93,33
2. Bùn–Cát 4 6,67
3. Cát 0 0.00
Chất đáy trong ao ở các hộ nuôi chủ yếu là đất bùn (93,33%), còn chất đáy loại
bùn – cát chỉ chiếm 6,67% và không có chất đáy là cát (bảng 3.15). Điều này phù hợp
với điều kiện tự nhiên của huyện vì hầu hết các ao nuôi được xây dựng bên trong đê (đê Trung Ương) sông Hồng, và các ao nằm dọc theo hệ thống kênh cấp nước thuỷ lợi.
bùn vì hầu hết các ao nuôi không được người dân nạo vét lên, qua thời gian các chất
thải tích tụ lại và hình thành bùn.
Chất đáy bùn có khả năng giữ nước tốt nhưng không có lợi cho NTTS vì chúng
có độ kết dính cao, thêm vào là lượng chất thải lắng đọng hàng năm sẽ phân huỷ kị khí dưới đáy ao và tạo nên khí độc như khí H2S, khí CH4, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá trong ao, đặc biệt vào mùa đông và mùa hè.
Nguồn nước và ảnh hưởng của chất thải
Chất thải từ các hoạt động như: sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến sinh trưởng và phát triển của cá dưới ao, và dư lượng các chất độc hại do thuốc trừ sâu, chất kháng sinh, chất thải hoá học trong công nghiệp.
Bảng 3.16: Nguồn nước và ảnh hưởng của chất thải
Chỉ tiêu Tần suất (n=60) Tỉ lệ (%)
I. Nguồn nước ao nuôi (n=60)
– Nước tự nhiên 12 20
– Nước thuỷ lợi 30 50
– Cả hai 18 30
II. Ảnh hưởng của chất thải (n=27)
– Chất thải Nông nghiệp 26 43,33
– Chất thải Sinh hoạt 1 1,67
– Chất thải công nghiệp 0 0,00
Kết quả từ bảng 3.16 cho thấy 50% hộ nuôi có nguồn ngước cấp từ kênh thuỷ
lợi, có 30% hộ nuôi nguồn nước tự nhiên và nước thuỷ lợi. Điều này dẫn đến ảnh hưởng bởi chất thải nông nghiệp đến ao nuôi cá chiếm 43,33%. Trong đó nguy hiểm
nhất là dư lượng thuốc trừ sâu, đặc biệt vào đợt phun thuốc khi mà toàn bộ các hộ
trồng lúa tiến hành phun thuốc trong một hoặc hai ngày. Nếu gặp trời mưa to, và
những ao nuôi cá vùng trũng thì nước mưa tràn xuống cùng hàm lượng thuốc trừ sâu
lớn, làm cá chết vì ngộ độc và tồn đọng dư lượng thuốc trừ sâu trong thịt cá.
3.2.4.2. Kĩ thuật cải tạo ao.
Vôi có rất nhiều tác dụng trong các ao nuôi: trung hoà acid, tăng pH trong nước và bùn đáy ao, tăng khả năng đệm, tăng CO2 cho quá trình quang hợp của thực vật phù du, tạo keo kết tủa, tăng hiệu quả của phốt pho có trong bùn, tăng khả năng sản xuất
Bảng 3.17: Các hoạt động cải tạo ao nuôi
Cải tạo ao Tỉ lệ (%) Liều lượng vôi
(kg/100m2) 1. Tẩy dọn ao (n=60) 88,33 0 – 20 3,33 ± 0,51 2. Phát quang bờ ao (n=60) 75,00 3. Vét bùn đáy ao (n=60) 10,00 4. Phơi ao (n=60) 46,67
Ghi chú: trong bảng số liệu trình bày phía trên là số nhỏ nhất – lớn nhất, phía dưới là số trung bình ± độ lệch chuẩn
Vôi dùng trong các ao nuôi có nhiều loại: vôi nông nghiệp CaCO3 hoặc
CaMg(CO3)2; hydrat hoặc vôi tôi Ca(OH)2 và vôi sống CaO. Hiệu quả sử dụng của các
loại vôi cũng khác nhau: CaCO3 là 100%, CaMg(CO3)2 là 109%, Ca(OH)2 là 136%;
CaO là 179%. Lượng vôi dùng để cải tạo ao khoảng 10 – 15 kg/100m2 tuỳ vào loại đáy
ao.[6]
Kết quả từ bảng 3.17 cho thấy có khoảng 83,33% số hộ điều tra tiến hành tẩy
dọn ao nuôi sau khi thu hoạch, việc tẩy dọn chủ yếu bằng vôi bột với hàm lượng trung
bình là 3,33 ± 0,51 kg/100m2 ao. Hàm lượng vôi dành cho cải tạo ao này thấp hơn
nhiều so với hàm lượng vôi cần thiết để cải tạo ao (khoảng 10 – 15 kg/100m2 ao). Việc cải tạo ao của các hộ nuôi còn sơ sài. Chỉ có 10% số hộ nuôi tiến hành vét
bùn đáy ao sau khi thu hoạch cá vào cuối năm, việc vét bùn đáy được tiến hành nhiều năm một đợt. Việc phơi đáy ao cũng ít được người dân tiến hành, số hộ phơi đáy ao trong điều tra chỉ chiếm 46,67%. Riêng việc phát quang bờ ao là đượcngười nuôi chú
trọng hơn cả, có lẽ đây là việc làm dễ dàng nhất và ít tốn kém đối với người nuôi. Để giải thích cho việc cải tạo ao sơ sài như kết quả bảng 3.17, tác giả đã hỏi trực tiếp người nuôi: hầu hết các câu trả lời đều nằm ở vấn đề thiếu kinh tế cho việc
việc vét bùn đáy ao và mua vôi khi phải thuê nhân công, máy móc vét bùn đáy ao và
diện tích ao quá lớn. Mặt khác, do thói quen của đa số người nuôi từ trước là không vét bùn đáy ao, mỗi năm cứ đến vụ thả cá là lấy giống thả vào. Mặc dù đã được cán bộ
khuyến ngư khuyến cáo nên vét bùn mỗi năm một lần hoặc ít nhất 2 – 3 năm vét một
Công tác cải tạo ao sơ sài là một nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến sỉnh trưởng,
phát triển và tăng dịch bệnh cá. Hàng ngày, chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm và phụ phẩm nông nghiệp thừa lắng đọng trong ao qua hàng năm tích tụ dưới đáy ao, gây
nên hiện tượng phì dưỡng cho nước ao, sự phân huỷ các chất hữu cơ đáy ao gây nên
hiện tượng cá thiếu oxy và nổi đầu vào sáng sớm âm u, cá bị chết do các chất độc dưới đáy ao. Đồng thời các loại kí sinh trùng phát triển trong ao nhiều.
3.2.4.3. Nguồn cung cấp và chất lượng con giống
Kết quả từ bảng 3.18 cho thấy nguồn giống thuỷ sản cung cấp chính cho các hộ
nuôi là từ các trại giống tư nhân (42,42%) và lái buôn (40,91%). Trong khi đó nguồn
giống của các trại nhà nước chỉ chiếm 16,67%. Người nuôi được hỏi đều cảm thấy
nguồn giống thuỷ sản cung cấp cho họ rất dễ mua (80,00%), cứ đến vụ nuôi lái buôn mang đến nhiều, hoặc người nuôi đặt mua ở các trại tư nhân và lái buôn quen biết.
Bảng 3.18: Nguồn cung cấp và chất lượng giống
Chỉ tiêu Tần suất Tỉ lệ (%)
1. Nguồn cung cấp giống (n=60)
– Mua tại trại giống tư nhân 28 42,42
– Mua tại trại giốngnhà nước 11 16,67
– Lái buôn mang tới 27 40,91
2. Hoạt động mua giống (n=60)
– Dễ mua 48 80,00
– Khó mua 12 28,00
3. Chất lượng con giống (n=60)
– Đảm bảo chất lượng 43 71,67
– Không đảm bảo chất lượng 17 28,33
3. Phòng bệnh cho cá giống (n=60)
– Bằng nước muối 28 46,67
– Bằng thuốc tím 5 8,33
– Không phòng bệnh 27 45,00
Điều này dẫn đến một thực trạng đáng quan tâm là chất lượng con giống không đảm bảo, thực tế cho thấy các loại cá có tốc độ tăng trưởng chậm và tuổi thành thục sớm. Các loài cá trôi và mè trắng chỉ khoảng 0,6 – 1,5 kg đã mang trứng. Trong
khi, trước kia hiếm mới gặp được đối tượng cá trôi hay cá mè trắng nào mang trứng
khi nuôi trong ao.
Mặc dù vậy, có tới 71,67% hộ nuôi được phỏng phấn cho rằng chất lượng cá
giống của họ mua để nuôi là đảm bảo chất lượng.
Việc xử lí cá giống trước khi thả đã được người nuôi quan tâm. Có tới 46,67% hộ sử dụng muối và 8,33% hộ sử dụng thuốc tím để xử lí cá giống trước khi thả. Tuy
nhiên, cũng còn phần lớn hộ (45,00%) không sử dụng biện pháp nào để xử lí cá giống trước khi nuôi nhằm loại bỏ các bệnh ngoài da cho cá như nấm và kí sinh trùng (đỉa cá,
trùng bánh xe…).
3.2.4.4. Kĩ thuật thả giống
Trong hoạt động sản xuất mô hình VAC, với ao nuôi cá, con giống là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất: về chất lượng con giống, mật độ
giống, kích cỡ của cá giống và thành phần loài cá thả nuôi.
Kết quả từ bảng 3.19 cho thấy cá giống được thả với mật độ trung bình là 1 con/m2. Cá mè trắng và cá trôi là hai đối tượng nuôi được các hộ nuôi thả nhiều nhất
(30,99%, 28,99%) nhằm tận dụng được nguồn dinh dưỡng từ phân chuồng thải trực
tiếp xuống ao. Ngoài các loài cá nước ngọt truyền thống (xem bảng 3.19), các hộ dân
thả thêm một số loài khác như cá trê lai, cá trắm đen, cá chuối.
Bảng 3.19: Tỉ lệ và mật độ cá giống thả trong ao nuôi
Loài cá Số lượng (con) Kích cỡ (gam/con) Tỉ lệ cá thả (%) Mật độ (con/m2 ) 1. Cá trắm cỏ 862,68 269,59 13,76 0,14 2. Cá trôi 1817,86 106,07 28,99 0,30 3. Cá chép 394,74 54,74 6,30 0,06 4. Cá mè trắng 1942,86 99,82 30,99 0,32 5. Cá rô phi 800,00 23,50 12,76 0,13 6. Cá chim trắng 252,00 26,39 4,02 0,04 7. Cá khác 200,00 - 3,19 Tổng 6270,14 100,00 1,00
3.2.4.5. Thức ăn và cách cho ăn
Mô hình nuôi cá VAC đem lại lợi thế cho người dân khi tận dụng được nguồn
cạn. Tuy nhiên, đối với những hộ nuôi cá với mật độ lớn, nuôi cá trắm cỏ nhiều thì cần lượng thức ăn khác bổ sung.
Kết quả được trình bày trong bảng 3.20
Bảng 3.20: Tỉ lệ các loại thức ăn và hình thức cho cá ăn
Chỉ tiêu Tần suất Tỉ lệ (%)
1. Thức ăn (n=60)
– Thức ăn xanh 60 100,00
– Phân chuồng 60 100,00
– Thức ăn tinh 37 61,67
– Thức ăn công nghiệp 0 0,00
2. Hình thức cho ăn (n=60)
– Cho ăn trực tiếp 54 90,00
– Đã qua sơ chế 6 10,00
Từ kết quả bảng 3.20 cho thấy phần lớn các hộ dân sử dụng phân chuồng và cây xanh là nguồn thức ăn chính cho cá trong ao, chỉ có 61,67% hộ nuôi bổ sung thêm thức ăn tinh (cám gạo, cám ngô, bột sắn, thóc lép) để chocá ăn.
Thức ăn xanh bao gồm các loại lá phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch (cải
bắp, xu hào, các loại rau cải, thân dưa chuột…), cỏ sữa, thân cây chuối. Với cỏ sữa và thân cây chuối được băm nhỏ cho cá ăn. Chỉ có 10% hộ sơ chế thức ăn tinh cho cá ăn
vào tháng gần thu hoạch bằng cách nấu chín, để nguội và cho cá ăn, các hộ còn lại
dùng các loại cám đã nghiền và cho cá ăn trực tiếp.
3.2.4.6. Chăm sóc và quản lí ao nuôi
Kết quả ở bảng 3.21 cho thấy, các hộ dân ít quan tâm tới việc quản lí ao. Mặc
dù, có 80% hộ nuôi tiến hành thay nước ao trong năm nhưng bình quân số ngày thay
nước gần tới 59 ngày/lần (58,54 ± 6,93 ngày/lần), thậm chí nhiều hộ tới 180 ngày mới thay nước một lần hay việc thay nước tuỳ thuộc vào lượng nước mưa ở mùa hè.
Đa số hộ nuôi bón vôi cho ao nhưng lượng vôi và số lần bón vôi trong năm còn ít. Có 86,67% hộ bón vôi với lượng vôi bón trung bình 1,90 ± 0,12 kg/100m2 ao và số
lần bón trong năm trung bình chỉ 8 lần, nghĩa là hơn một tháng các hộ dân mới bón vôi
cho ao một lần. Từ việc ít vét bùn đáy ao, thải trực tiếp phân chuồng hàng ngày làm thức ăn cho cá và ít thay nước thì công tác quản lí ao nuôi của các hộ nuôi chưa đảm
bảo môi trường nước thuận lợi cho cá trong ao, dẫn đến nhiều rủi ro về dịch bệnh và thời tiết.
Bảng 3.21: Chăm sóc và quản lí ao nuôi
Nội dung Chỉ tiêu Tỉ lệ % và số lượng
1. Thay nước Tỉ lệ hộ thay nước (%) 80,00 Số ngày (ngày/lần) 10 – 180 58,54 ± 6,93 2. Bón vôi Tỉ lệ hộ bón vôi (%) 86,67 Số lần bón vôi (lần/năm) 1 – 20 8,00 ± 0,59
Liều lượng (kg/100m2 ao) 0,10 – 5
1,90 ± 0,12
Ghi chú: trong bảng số liệu trình bày phía trên là số nhỏ nhất – lớn nhất, phía dưới là số
trung bình ± độ lệch chuẩn. 3.2.4.7. Công tác phòng và trị bệnh cho cá Phòng bệnh Bảng 3.22: Công tác phòng bệnh cá Chỉ tiêu Tần suất Tỉ lệ (%) 1. Phòng bệnh (n=60) 31 51,67 2. Thời điểm (n=31) – Trước mùa dịch 15 25,00
– Trước khimưa 16 26,67
3. Loại cây/thuốc phòng bệnh
– Vôi 17 28,33
– Lá xoan 10 16,67
– Cây chó đẻ 4 6,67
Công tác phòng bệnh đối với vật nuôi dưới nước là cần thiết vì cá sống dưới nước nên khó quan sát được bệnh như động vật trên cạn, mặt khác, ao cá VAC nhận
nhiều chất thải từ hoạt động chăn nuôi và công tác cải tạo ít được quan tâm.
Kết quả ở bảng 3.22 cho thấy công tác phòng bệnh ít được các hộ dân quan tâm.
Chỉ có 51,67% hộ nuôi thực hiện phòng bệnh cho cá trước mùa dịch và trước khi mưa, nhưng chỉ sử dụng một số thảo mộc như lá xoan và cây chó đẻ cùng vôi để phòng bệnh
Lá xoan, cây chó đẻ và lượng vôi bón ít chỉ phòng được một số bệnh kí sinh trùng ngoài da cho cá nhưng không phòng được các bệnh do virus hay vi khuẩn nguy
hiểm, như: vi khuẩn A. hydrophyla, Pseudomonas fluorescens,Edwardslella sp, Streptococcus sp gây bệnh viêm ruột và Reovirus gây bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ.
Xu hướng dịch bệnh ở cá
Do điều kiện thời tiết ngày càng biến đổi nhiều và khó dự đoán trước dẫn đễn
nhiều dịch bệnh mới xuất hiện. Vì vậy, tác giả tiến hành điều tra về tình hình dịch
bệnh của cá ở các hộ nuôi được điều tra. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.23.
Bảng 3.23: Xu hướng dịch bệnh ở cá Chỉ tiêu Tần suất (n=60) Tỉ lệ (%) 1. Xu hướng dịch bệnh – Tăng 38 63,33 – Không đổi 15 25,00 – Giảm 7 11,67 2. Loài cá – Cá trắm cỏ 43 71,67 – Cá chép 10 16,67 – Cá trôi 33 55,00 – Cá mè trắng 30 50,00 3. Loại bệnh – Xuất huyết (n=60) 40 66,67 – Kí sinh trùng (n=60) 31 51,67 – Nấm (n=60) 19 31,67
Từ kết quả ở bảng 3.23 cho thấy xu hướng bệnh ở các đối tượng cá đều tăng. Trong đó, có 71,67% hộ nuôi thấy bệnh trên cá trắm cỏ tăng, kế đến là cá trôi và cá mè trắng. Có 66,67% hộ nuôi thấy bệnh xuất huyết trên cá trắm cỏ, và 51,67% hộ thấy
bệnh kí sinh trùng ở cá.
Với cá trắm cỏ, bệnh thường xảy ra vào thời điểm tháng 2 – 4, tháng 8 – 10
trong năm, với các dấu hiệu: cá ngừng ăn, bới lờ đờ, cá chóc vảy, đầu màu xám, hậu
Trên cơ sở dịch bệnh tăng và bệnh xuất huyết ở cá trắm sảy ra nhiều, cơ quan
quản lí cần có biện pháp kĩ thuật cũng như ứng dụng khoa học – kĩ thuật để làm giảm
thiệt hại do loại bệnh này.