Đánh giá hiệu quả kinh tế–xã hội của NTTS trong mô hình VAC

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG kĩ THUẬT và HIỆU QUẢ của mô HÌNH KINH tế vườn – AO – CHUỒNG (VAC) ở HUYỆN yên lạc, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 68 - 69)

Xã hội càng phát triển, đời sống của con người càng được nâng cao thì nhu cầu

của con người về lương thực thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng và chủng loại. Sự tăng lên này là do ba yếu tố: (1) Do sự tăng lên không ngừng

của dân số; (2) Do sự tăng lên về nhu cầu cải thiện đời sống của bản thân từng con người; (3) Do sự chuyển dịch nhu cầu từ việc tiêu dùng đạm động vật trên cạn sang tiêu dùng đạm thuỷ sản. [7]

Chỉ có một nền nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản phát triển ở trình độ cao

mới hy vọng đáp ứng được những nhu cầu tăng lên thường xuyên đó.

Việt Nam là một nước nông nghiệp, hiện nay khoảng 80% dân cư của đất nước đang sống ở nông thôn và các vùng ven biển, trên 70% lực lượng lao động của toàn xã hội làm việc trong khu vực này. [7]

Cũng như sản xuất nông nghiệp ngành nuôi trồng thuỷ sản có nhữngđặc điểm đặc thù trong sản xuất mà các ngành khác không thể có, đó là:

Nuôi trồng thuỷ sản được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn, phức tạp và còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên mang tính chất khu vực rõ rệt.

Nuôi trồng thuỷ sản gắn liền với các cơ thể sống: đối tượng của ngành nuôi trồng thuỷ sản là những cơ thể sống, chúng sinh trưởng và phát triển theo những quy

luật riêng. Mỗi cơ thể sống đều thích ứng với một môi trường sinh thái khác nhau, do

đó chúng rất nhạy cảm với môi trường tự tự nhiên, mỗi sự thay đổi về thời tiết khí hậu,

về môi trường sống đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng của các đối tượng nuôi.[6][7]

Cũng như các ngành kinh tế khác, kinh tế nuôi trồng thuỷ sản cũng quan tâm tới

việc phân phối nguồn tài nguyên ít ỏi cho nhiều phương hướng sản xuất, trong đó tìm mọi cách để lựa chọn sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và sản xuất như thế

nào.[7][35]

Để tạo ra sản phẩm của ngành nuôi trồng thuỷ sản cần phối hợp giữa các yếu tố đầu vào và hiệu quả của nó tuỳ thuộc vào trình độ phối hợp hợp lí giữa các yếu tố đầu

vào của quá trình sản xuất. Mức độ được biểu thị qua hàm sản xuất sau:

Q = f (x1, x2, x3, … xn)

Trong đó : Q là số lượng sản phẩm sản xuất ra, x1, x2, x3, … xn là số lượng một

số yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm…chẳng hạn x1 là con giống, x2 là thức ăn, x3 là phân bón và hoá chất…[7] Căn cứ vào tài liệu tham

khảo trong và ngoài nước cũng như ý kiến đóng góp của TS. Phạm Xuân Thuỷvà căn

cứ vào số liệu thực tế tác giả thu thập của 60 hộ nuôi cá mô hình VAC tại huyện Yên Lạc, tác giả tính được kết quả ở các bảng 3.32 và bảng 3.33.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG kĩ THUẬT và HIỆU QUẢ của mô HÌNH KINH tế vườn – AO – CHUỒNG (VAC) ở HUYỆN yên lạc, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 68 - 69)