Các hệ thống VAC tại Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG kĩ THUẬT và HIỆU QUẢ của mô HÌNH KINH tế vườn – AO – CHUỒNG (VAC) ở HUYỆN yên lạc, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 28 - 98)

Hệ thống VAC ở vùng cao (Hình 1.2) thườngđược tìm thấyở các vùng miền

núi như Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và các tỉnh khác.

Đặc điểm: diện tích đất rộng có điều kiện mở rộng vườn nhưng đất dốc, thường

bị thoái hóa (tuy có nơi đất còn tốt, tầng đất dày); cần chú ý bảo vệ đất.

Ít bão nhưng rét hơn đồng bằng, có nơi có sương muối.

Nước tưới thường gặp khó khăn, nhưng có khi về mùa mưa lại có lũ lớn.

Ao: ao được xây dựng gần nhà để các chất thải trong nước và nhà bếp được xả

vào ao cá này. Chuồng chăn nuôi và vườn cũng nằm gần ao. Các vườn có diện tích từ

1.000 – 5.000 m2 bao gồm nhiều rau cây hoa màu (khoai lang, xà lách xoong…) và cây ăn quả (chuối, cam, đào,mơ…) và các cây trồng khác, bao gồm chè, mía sắn.Điều

này cung cấp một hệ thống kết hợp của cây lâu năm và hàng năm.[22]

Hình 1.3: Mô hình VAC miền núi

Một phần của phân gia súc được sử dụngđể bón phân cây và rau quả. Cây ăn

quả thì bón phân một hoặc hai lần một năm; rau bón theo nhu cầu của chúng theo mùa. Thời gian 3 – 4 năm, bùn ao được vét một lần và được sử dụng làm phân bón.

Hầu hết các gia đình giữ động vật khác nhau trong trang trại, bao gồm: một

hoặc nhiều con trâu, bò, một hoặc nhiều con lợn, và một số vịt và gà. Các loài động vật

nhai lại được chăn thả hoặc cho ăn các sản phẩm nông nghiệp. Những con lợn và gia cầmthườngđượcăn bằng chất thải nhà bếp, cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác

Các ao nuôi cá thường được xây dựng ở phần trung tâm của các trang trại để

quản lí tốthơn. Diện tích ao khoảng 100 – 1.500m2, vớiđộ sâu ao nuôi khoảng 1m. Ao

thường thoát nước sau khi thu hoạch đợt cuối, thường là vào tháng Hai. Đáy ao được phơi khô trong thời gian từ 1 – 3 tuần, sau đó nó được rọn sạch, bón vôi, bón phân và lấynước lại.Nước thải sinh hoạt hàng ngày và chất thải nhà bếp được chuyển vào ao hàng ngày. Phân động vật cũng được cho xuống ao hai lần một tháng vớilượng phân từ 0,05 – 0,15 kg/m2. Ba tháng sau khi thả giống, nông dân bắt đầu thu hoạch hàng tuầnđể bắt những con cá có kích thước lớn, sau đó tái thả giống vào ao.[22]

1.5.2. Hệ thống VAC vùng đồng bằng

Hệ thống VAC vùng đồng bằng thường được tìm thấy ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Hà, Nam Định, Hải Phòng và các tỉnh thành khác. Trong khu vực đồng bằng Bắc Việt Nam, sự kết hợp giữa gia súc, vườn và nuôi cá cũng phổ

biến. Thông thường, nhà ởđược xây dựng gần các ao. Tại các vùng cát, những ngôi nhà thườngđược xây dựng cách xa ao nuôi vì lí do vệ sinh.[22]

Đặc điểm: đất hẹp (cần tận dụng diện tích, bố trí hợp lí cơ cấu cây trồng vật

nuôi).

Mức nước ngầm thường thấp (cần đề phòng úng, nhất là về mùa mưa đối với

những cây không chịu được úng).

Khí hậu: nắng, gió tây về mùa hè và các đợt gió về mùa đông bắc lạnh, ẩm và hanh khô về mùa đông.

Nhà ở: nhà thường được đặt về phía bắc khu đất và quay về hướng nam vừa

mát vừa bảo đảm cây trồng trong vườn được hưởng ánh sáng đông, tây suốt ngày. Các công trình phụ được thiết kế sao cho ánh sáng chiếu được vào chuồng gia súc (đảm bảo vệ sinh, hạn chế dịch bệnh).

Nhà ở và công trình phụ không phủ bóng râm lên cây trồng trong vườn.

Trước nhà có giàn cây (đậu ván, thiên lí) vừa mát, vừa có thêm thu hoạch. Mép sân có vườn hoa, trên để các chậu hoa cây cảnh.[2]

Vườn: vườn thường là nhỏ, 400 – 500m2. Thường trồng cây ăn quả bao gồm

chuối, cam, đu đủ, đào, vải, nhãn, và táo. Trong vườn có nhiều gia đình ngoại thành, cây cảnh và hoa được trồngnhư một nguồn thu nhập chính. Rau được trồng bao gồm:

hành lá, khoai lang, cải xoong, cà chua, bắp cải và rau muống. Cả cây lâu năm và cây hàng nămđược trồngđể cung cấp quanh năm cho cho thịtrường.[22]

Bảng 1.2: Điểmđặctrưng cơ bản của hệ thống VAC tại miền Bắc Việt Nam

Điểm đặc trưng Miền núi Đồng bằng I. Vườn

1. Diện tích 1.000 – 15.000 m2 200 –300 m2

2. Hoạt động nông nghiệp

– Cây ăn quả Theo mùa Theo mùa

– Cây hoa màu Theo mùa Theo mùa

– Lúa 3. Bón phân

– Cây ăn quả Bùn ao Bùn ao

– Cây hoa màu Phân chuồng + chất thải con người Phân chuồng + chất thải con người

– Lúa Phân lợn Phân lợn

4. Số lượng và loại vật nuôi

– Trâu 1 – 3 1 – 2

– Bò 1 – 6 1 – 4

– Lợn 1 – 3 1 – 2

– Gà và vịt Khác nhau Khác nhau

5. Thức ăn

– Trâu và bò Cỏ, rơm, cám gạo, khoai lang Cỏ, rơm, cám gạo, khoai lang

– Lợn, gà, vịt Cám gạo, cám ngô, thức ăn gà,

khoai lang, thân chuối Cám gạo, cám ngô

II. Ao cá 1. Diện tích 100 – 1500 m2 50 – 400 m2 2. Độ sâu trung bình 1m 1 – 2m 3. Tỉ lệ cá thả Cá mè 20 – 25% Cá trắm cỏ 5 – 10% Cá chép 5 – 10% Cá rohu 20 – 30% Cá Mrigal 20 – 30% Cá mè 25 – 35% Cá trắm cỏ 2 – 5% Cá chép 10 – 15% Cá rohu 20 – 30% Cá Mrigal 15 – 35% 4. Mật độ cá thả 5 – 20 gam cá/ m2 (3–5 cm) 10 – 20 gam cá/m2 (5–6 cm)

5. Bón phân Phân gà, phần chuồng (0.05 kg/m

2

)

2 lần/tháng, phân xanh Phân gà, phân chuồng

6. Thu hoạch Đánh tỉa thả bù, sau ba tháng nuôi Đánh tỉa thả bù 7. Sản lượng ước tính 10 – 12 tấn/ha/năm 15 – 20 tấn/ha/năm

Hình 1.4: Hoạt động làm vườn và chăn nuôi bên cạnh ao cá

Ở trước nhà, trong vườn bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp để tận dụng đất đai, năng lượng mặt trời và đáp ứng yêu cầu tiêu thụ. Thường có một hay hai loại cây

chính trồng xen với nhiều loại cây khác có những yêu cầu về điều kiện sinh thái khác nhau: Tầng trên là cây ưa ánh sáng, tầng dưới là cây chịu bóng (riềng, gừng, mùi

tàu...) Có nơi trồng cam quýt, dưới là rau ngót; có nơi trồng táo xen chanh, hoặc khi đốn táo trồng rau đậu; khi cây lưu niên chưa khép tán thì trồng rau đậu, khi cây khép tán trồng cây chịu bóng râm; chuối, đu đủ trồng rải rác quanh vườn, quanh nhà ở nơi ít gió và độ ẩm, đủ ánh sáng. Góc vườn cạnh bể chứa nước, trồng một vài luống rau cải, xà lách, đậu cô ve một số rau gia vị như tía tô, rau thơm, ớt. ..) và một số cây thuốc thông thường. Nếu có khu vườn nhân giống nên đặt gần ao để tiện nước tưới.[2]

Ao: ao sâu 1,5 – 2 m bờ cao đắp kĩ chống rò rỉ (nếu có điều kiện có thể vỉa

gạch). Nên thiết kệ hệ thống dẫn nước và tiêu nước. Xung quanh bờ ao trồng chanh, dưới thấp trồng khoai nước; không gian được tận dụng bằng các giàn bầu, bí, mướp; không để ao bị cớm. Tùy diện tích ao và điều kiện thức ăn mà xác định cơ cấu các loại

cá nuôi thích hợp. Một phần mặt ao thả bèo hoặc rau muống để nước ao đỡ bị nóng

trong mùa hè và lạnh về mùa đông; rau bèo còn được dùng làm chỗ trú cho cá. [2] Hầu hết các gia đình có ao của 50 – 400 m2, với hình dạng khác nhau và độ sâu trung bình 1,0 – 1,2 m. Ao được ráo nước sau khi thu hoạch cuối cùng (thường vào tháng Giêng / Hai). Ao sau đó được giữ khô một vài ngày, bón vôi, bón phân và nước

ao được lấy lại bằngnướcmưa hoặc bằng máy bơm(mưa sớm có thể bắtđầu vào cuối

tháng Ba.) Nước thải sinh hoạt và phế phẩm nhà bếp có thể được chuyển vào ao với

nghiệm của nông dân). Lá của cây họ đậu, nhưđậu phộng, đậu xanh…, cũng được sử

dụngđể bón phân ao.[22]. Hàng năm, bùn đáy ao được lấy ra và sử dụng để bón cho cây ăn quả, phân gia súc được sử dụng để bón cho rau.Nước ao được sử dụng để tưới cho khu vườn, đặc biệt là các loại rau quả.

Hình 1.5: Hệ thống kết hợp Lợn–vịt–cá–rau

Chuồng: hầu hết các gia đình giữ động vật khác nhau tại nông trại, bao gồm

một hoặc trâu bò, một hoặc nhiều con lợn, và một số vịt và gà. Các loài động vật nhai lại lớn được phép chăn thả hoặcđược cho ăn bằng các sản phẩm nông nghiệp. Chuồng chăn nuôi cho lợn, trâu, bò được xây dựngở góc gầnvườn ao. Lợn và gia cầmthường được cho ăn bằng phế phẩm từ nhà bếp, cũngnhư các sản phẩm nông nghiệp khác và các sản phẩm, chẳng hạnnhư sắn, cám gạo, khoai lang, thân cây chuối và lục bình.[22]

Nuôi gia súc, gia cầm: được đặt cạnh bếp hay nhà kho vào cạnh ao.

Chuồng lợn gia đình nếu nuôi ít lợn nên làm hai bậc; bậc cao cho lợn ăn và nằm, bậc thấp để chứa phân. Chuồng gà có thể đặt ở phía trên chuồng lợn có ô riêng

để nuôi gà thịt và có ô riêng để nuôi gà đẻ. Cạnh chuồng phải có nền ủ phân và hố

chứa nước giải, nước phân. Nếu ủ phân và hố nước phân phải che mưa nắng.[2]

1.5.3. Mô hình VAC vùng ven biển.

Đặc điểm: đất cát thường bị nhiễm mặn hay bị bão gió mạnh làm di chuyển cát. Tưới khó, vì nước ngấm nhanh, nhưng cũng có nơi mức nước ngầm cao.

Mô hình VAC: ngoài cùng về phía biển, các hộ dân thường trồng một hàng phi lao trồng dày để chắn gió và chắn cát

Vườn: vườn thường được chia thành ô vuông có bờ cát bao quanh, trên trồng

phi lao rất dày kết hợp với trồng mây làm nhiêm vụ phòng hộ. Có nơi lấy đất ở trong vườn để đắp bờ bao đồng thời hạ thấp mặt vườn để tăng độ ẩm. Có nơi trồng tre làm hàng rào bảo vệ quanh vườn. Trong trường hợp này quanh vườn giáp bờ tre đào

mương vừa để chứa nước nuôi cá, giữ độ ẩm vừa để hạn chế rễ tre ăn vào trong vườn

hút hết chất màu.[2]

Trong vườn trồng cây ăn quả ( táo, na, dứa, xoài. ..) và dâu tằm xen lạc, vừng,

kê, khoai lang, củ đậu, dưa hấu. ..những cây lưu niên đều được tỉa cành giữ cho tán

thấp để hạn chế ảnh hưởng của gió. Đậu, lạc vừa là cây phủ đất, giữ độ ẩm vừa góp

phần cải tạo đất.[2]

Ao: thường được đào cạnh vườn, nuôi cá, tôm, trên bờ trồng dừa.

Chuồng: chuồng lợn, chuồng bò ở cạnh nhà, chuồng vịt trên bờ ao

1.5.4. Mô hình VAC đồng bằng Nam bộ

Đặc điểm: đất thấp mức nước ngầm cao, mùa mưa dễ bị úng. Tầng đất mặt

mỏng và tầng dưới thường bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Khí hậu có hai mùa rõ rệt; mùa

mưa dễ bị ngập úng, mùa khô dễ bị thiếu nước.

Mô hình VAC:

Vườn: do mặt đất thấp nên việc lập vườn thực hiện bằng cách đào mương lên

liếp. Mương đào để lấy đất tôn cao mặt vườn vừa là hệ thống tưới tiêu đồng thời có thể

nuôi cá. Kích thước của liếp và mương phụ thuộc vào chiều cao của đỉnh lũ, độ dày của tầng đất mặt, độ sâu của tầng đất phèn. Loại cây trồng và chế độ canh tác trong vườn.

Thường những nơi đỉnh lũ cao, tầng đất mặt mỏng và tầng phèn nông thì lên liếp đơn. Ngược lại những vùng đất có tầng mặt dày, đỉnh lũ vừa phải thì lên liếp đôi.

Bề mặt và chiều sâu của mương phụ thuộc vào chiều cao của liếp và độ sâu xuất hiện

của tầng sinh phèn. Thường thì bề rộng của mương bằng 1/2 bề mặt của liếp (liếp đơn thường rộng khoảng 5 m, liếp đôi rộng khoảng 10 m).[2]

Trong trường hợp tầng đất mặt mỏng, lớp đất dưới không tốt thậm chí có chút ít

phèn, thì lớp đất mặt khi đào mươngđược đắp thành băng hay mô trên liếp, sau đó lớp đất dưới được đắp vào phần còn lại của mặt liếp (thấp hơn mặt băng hay mô đất mặt);

lớp đất này được trồng những cây chịu chua phèn ( dứa, so đũa... Sau một thời gian khi đã rửa chua sẽ trồng các loại cây như cam, quýt, nhãn, sầu riêng, măng cụt...).[2]

Quanh vườn có đê bao quanh để bảo vệ vườn trong mùa lũ, ngăn mặn và giữ nước ngọt trong mùa nắng. Đê bao cũng dùng làm đường giao thông vận chuyển và trồng cây chắn gió. Đê bao cần đắp rộng và vững chắc, chiều cao căn cứ vào đỉnh lũ

cao nhất trong vùng. Đê bao có cống chính để lấy nước vào mương. Ngoài những công

trình đầu mối, có những công trình nhỏ đểđiều tiết nước trong các mương.[2]

Cơ cấu cây trồng trong vườn tùy thuộc vào điều kiện đất đai, nguồn nước, chất lượng nước và yêu cầu thị trường. Nhiều nơi trồng dừa, dưới dừa là cây ăn quả (cam,

quýt, bưởi...) Trồng xen khoai, rau, đậu khi cây chưa khép tán, gần đây do biến động

một số nơi đã chặt dừa trồng nhãn và sầu riêng.[2]

Ao: trong hệ sinh thái VAC này mương giữ vai trò của ao nhưng cũng có nơi ngoài mương còn đào ao cạnh nhà.

Chuồng: chuồng lợn, bò ở gần nhà. Có nơi làm chuồng lợn trong vườn, cạnh mương. Nước rửa chuồng sau khi được xử lí chảy vào mương, có nơi đặt chuồng gà

ngang qua mương, phân gà rơi xuống mương làm thức ăn cho cá.

1.6. Một số kết quả từ mô hình VAC do VACVINA thực hiện 1.6.1. Mô hình VAC trên vùng sinh thái cát ven biển 1.6.1. Mô hình VAC trên vùng sinh thái cát ven biển

Mô hình đã được VACVINA thực hiện tại vùng cát ven biển xã Tam Thăng,

thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.  Kết quả cụ thể [9]

Vườn cam, chanh trồng từ 2004 đến nay đã ra quả cho thu nhập 10 – 15 triệu/năm; chăn nuôi vịt, gà ngoài tăng nguồn trứng, thịt cho gia đình còn cho thu nhập

thêm 3 – 5 triệu đồng/năm. Đào được ao trữ nước kết hợp nuôi cá cung cấp thêm thực

phẩm cho gia đình.

- Tạo đa dạng sinh học vùng cát ven biển Miền Trung (rừng phi lao, các hệ

thống canh tác VAC).

- Góp phần hạn chế lốc cát lấn đất liền.

- Tạo được công ăn việc làm cho các lao động trong nông hộ khi nông nhàn. - Gắn kết giữa các thành viên tham gia trong cộng đồng.

- Sức khỏe của các thành viên trong nông hộ được cải thiện do được bổ sung dinh dưỡng trong các bữa ăn.

1.6.2. Mô hình VAC ở miền núi

Mô hình đã được VACVINA thực hiện tại bản Hùn, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La và bản Mún, xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Đây là hai vùng núi phía Bắc với các thành phần dân tộc là người Dao, Nùng, Tày và Thái

Hình 1.6: Một số cây trồng trong vườn trong hệ thống VAC miền núi  Kết quả cụ thể [9]

- Đa dạng hóa nguồn thu nhập của hơn 100 hộ gia đình tại 02 địa phương;

- Phát triển được 3 vườn ươm cộng đồng, tạo nội lực phát triển cây lâm nghiệp trong địa bàn;

- Giúp hơn 96% số hộ gia đình thoát nghèo nhờ đa dạng hóa canh tác.

- Kinh tế hộ gia đình được cải thiện trong thời gian ngắn nhờ các hoạt động chăn nuôi;

- Đa dạng hóa nguồn thu nhập của hộ gia đình xuất phát từ việc đa dạng hóa canh tác như chăn nuôi, trồng cây ăn quả, khai thác lâm sản phụ...

- Tạo các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao nhờ lệch mùa vụ, tăng

chất lượng và mẫu mã sản phẩm.

- Gắn kết các thành viên trong cộng đồng;

- Phát huy nội lực cộng đồng về lao động, vật lực giúp cho cộng đồng phát

triển một cách bền vững.

1.6.3. Mô hình VAC trên vùng đất đồi núi mới khai hoang

Mô hình do Trung tâm Dân số, Môi trường và Phát triển (PED) thực hiện trong

khuôn khổ dự án “Sinh kế bền vững cho đồng bào tái định cư thủy điện Bản Vẽ” do

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG kĩ THUẬT và HIỆU QUẢ của mô HÌNH KINH tế vườn – AO – CHUỒNG (VAC) ở HUYỆN yên lạc, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 28 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)