Khó khăn
Kết quả từ bảng 3.29 cho thấy người nuôi gặp rất nhiều khó khăn trong sản
xuất. Đa số hộ nuôi gặp khó khăn về kĩ thuật (91,33%), tiếp đến là khó khăn về vốn
(78,33%), tiếp theo là khó khăn về thị trường, giống, thông tin và nguồn nước.
Bảng 3.29: Khó khăn của hộ nuôi cá
Khó khăn Tần suất Tỉ lệ (%) 1. Vốn 47 78,33 2. Thông tin 29 48,33 3. Kĩ thuật 55 91,67 4. Giống 26 43,33 5. Thị trường 31 51,67 6. Nguồn nước 16 26,67
Trước khó khăn của hộ nuôi, chứng tỏ công tác tập huấn và quy hoạch phát
triển mô hình VAC của tỉnh và huyện còn thiếu xót, cần điều chỉnh lại quy hoạch, công tác khuyến nông và có chính sách phù hợp về vốn để giúp đỡ người dân.
Kiến nghị của người nuôi
Từ những khó khăn gặp phải, người nuôi cần sự giúp đỡ nhiều hơn của các cơ
quan chức năng quản lí về nông nghiệp của tỉnh và huyện.
Bảng 3.30: Kiến nghị của hộ nuôi
Chỉ tiêu Tần suất Tỉ lệ (%)
1. Giúp đỡ về vốn (n=60) 51 85,00
2. Giúp đỡ về con giống (n=60) 49 81,67
Kết quả ở bảng 3.31 cho thấy đa số người nuôi có kiến nghị cần nguồn vốn (85%) để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư con giống chất lượng tốt. Kĩ thuật và chất lượng cũng như loại con giống cũng được đa số người nuôi kiến nghị phổ biến vào sản
xuất.
Hướng phát triển
Kết quả ở bảng 3.30 cho thấy người nuôi rất có mong muốn và gắn bó với nghề
NTTS và mô hình VAC của họ đã xây dựng. Đây là cơ sở để có các biện pháp cải tiến
mô hình VAC, áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. Có tới 75% hộ nuôi muốn đầu tư thêm trang thiết bị cho hoạt động NTTS và trồng trọt – chăn nuôi, có 68,33% hộ nuôi muốn nuôi các đối tượng khác như các loài cá có giá trị kinh tế, vật nuôi trên cạn ít có dịch bệnh.
Đây là có sở để cơ quan quản lí có chính sách về vốn cũng như hướng đầu tư
vào nghiên cứu và nhập nội các giống mới có chất lượng tốt cho người dân nuôi.
Bảng 3.31: Hướng phát triển của hộ nuôi
Chỉ tiêu Tần suất Tỉ lệ (%)
1. Tăng thiết bị (n=60) 45 75,00
2. Thay đổi hình thức nuôi (n=60) 21 35,00
3. Nuôi đối tượng khác (n=60) 41 68,33