Những thành tựu và yếu kém trong việc thực hiện mối quan

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ KINH tế mối QUAN hệ GIỮA KINH tế với QUỐC PHÒNG ở CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 65 - 74)

2.1.2.1. Một số thành tựu đạt được qua 10 năm thực hiện mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng ở CHDCND Lào

Đây là giai đoạn đất nước Lào từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, đang trong hoàn cảnh và tình thế rất khó khăn, vừa có hòa bình vừa có những xung đột quân sự xảy ra ở chỗ nọ chỗ kia. Nhưng Đảng, Nhà nước Lào đã không ngừng chăm lo đẩy mạnh công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, giữ được ổn định chính trị, bảo đảm được nền độc lập dân tộc và xu hướng tiến lên CNXH của đất nước.

Có thể khẳng định, giai đoạn 1975 - 1985 là giai đoạn đầy phức tạp nhất, khó khăn nhất trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bọn phản động và tay sai của CNĐQ ở Lào, dù chúng đã bị thất bại trong chiến tranh xâm lược vừa rồi, nhưng chúng vẫn chưa hề từ bỏ âm mưu phá hoại, chống đối, lật đổ cách mạng Lào. Đứng trước tình hình và hoàn cảh như thế, Đảng và Nhà nước Lào cùng với nhân dân các bộ tộc trong cả nước đã phát huy sức mạnh truyền thống đoàn kết, truyền thống đấu tranh cách mạng, đập tan mọi âm mưu và hoạt động chống đối, phá hoại của địch.

Ngày 15-5-1979, bọn Lào phản động đã phối hợp với bọn tay sai đế quốc, đưa lực lượng đến tập trung ở vùng biên giới phía Tây - Bắc (Lào - Thái lan) tăng cường hoạt động bí mật để chống đối cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước các cấp, gây mất trật tự, an ninh vùng biên giới. Nhưng hoạt động đó của chúng chỉ có thể tồn tại được khoảng hơn 30 ngày đêm, rồi bị quân đội cách mạng và nhân dân các bộ tộc Lào đánh trả quyết liệt làm cho

chúng thất bại rút chạy về nước. Nhân dân Lào trở lại cùng nhau sinh sống, làm ăn trong hòa bình. Đó là một thực tế chứng minh rằng: dân tộc Lào tuy là một dân tộc nhỏ bé, nhưng có lòng yêu nước nồng nàn, có tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường vì độc lập, tự do, vì sự tồn tại và phát triển của đất nước, nhất định sẽ đánh bại bất cứ kẻ thù nào trong mọi tình huống.

Những năm đầu thập kỷ 80, một lực lượng lớn của quân đội cùng những phương tiện vật chất kỹ thuật được Bộ Quốc phòng huy động tham gia việc xây dựng mới và nâng cấp một số con đường chiến lược quan trọng, có tác dụng trước mắt và lâu dài cả về kinh tế lẫn quốc phòng, an ninh. Đó là con đường từ bản Đôn - Mường Moọc dài 56 km, đường Phu Xủng - Mường Chim dài 27 km, đường Năm Phùi - Nà Ven dài 46 km, đường Thả Xuông - Hồng Xa dài 24 km, đường Pạc Pết - Xiềng Hon dài 46 km và một số đường biên giới như đường Phôn Thoong biên giới Lào - Thái lan - Campuchia dài 11 km [67, tr. 12]. Những con đường này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân các bộ tộc Lào trong việc khai thác lao động, đất đai, ngành nghề đang còn rất lớn để đẩy mạnh sản xuất và lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh và giữa tỉnh - huyện - bản làng với nhau. Từ đó mà thu nhập của nhân dân ngày càng tăng, đời sống vật chất và tinh thần của họ từng bước được cải thiện. Ở góc độ quốc phòng - an ninh mà xét, thì việc xây dựng, phát triển những con đường chiến lược nói trên mang một ý nghĩa to lớn trong thế trận phòng thủ quốc gia về trước mắt cũng như lâu dài, nó tạo được điều kiện thuận lợi khi chiến tranh xảy ra có thể vận chuyển nhanh chóng, kịp thời người, phương tiện và các hậu cần khác phục vụ chiến đấu của lực lượng vũ trang.

Trong 10 năm qua những chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc quân đội tham gia làm kinh tế kết hợp với quốc phòng, tuy chưa được thực hiện một cách toàn diện, triệt để do tình hình đất nước còn có nhiều phức tạp. Nhưng do nỗ lực phấn đấu để vượt qua mọi thách thức khó khăn, với

tinh thần tự lực tự cường là chính nhằm giải quyết một phần đời sống sinh hoạt cho các đơn vị quân đội ngày càng tốt hơn. Từ năm 1975 - 1985, lực lượng quân đội đã xây dựng cho mình được 6 nông trường: nông trường Nổng Tha, Hạt Xiêu, Đông Bong, Nả Cai, 23 Lỏng Cay, và nông trường chăn nuôi Phu Khẩu Khoai. Đến năm 1985, đã khai hoang được 3.440 ha diện tích đất trồng trọt, trồng được 500 ha cà phê và 10 ha chè; toàn quân đã sản xuất được 180.000 tấn thóc, 5.800 tấn cà phê, 500 tấn chất bột, 106 tấn chè tươi, nuôi được 1.600 con trâu, 2.500 con bò, gà, vịt, lợn 6.770 con [68, tr.

48].

Việc mở mang những nông trường nói trên có ý nghĩa kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh rất lớn. Nó đã biến những vùng đất lâu nay bỏ hoang hóa , ít hoặc không có dân cư sinh sống thành những vùng nông, lâm nghiệp sản xuất tập trung, chuyên canh trên địa bàn rộng lớn. Tuy lúc này chưa thực hiện được sự đổi mới đáng kể về cách mạng kỹ thuật và cách mạng sinh học, nhưng đã tạo ra nhiều loại nông sản hàng hóa với số lượng đáng kể đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho tiêu dùng xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ trong quân đội và cho nhân dân lao động tại các địa phương. Mặt khác, sự có mặt của lực lượng quân đội làm kinh tế ở các nông trường trên, cùng với sự sinh sống của các tầng lớp dân cư tại chỗ đã tạo nên thế trận quốc phòng, an ninh, thường trực bảo vệ một cách có hiệu quả công cuộc lao động xây dựng đất nước và sự yên bình cho nhân dân ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

Việc cung ứng lương thực, thực phẩm và những mặt hàng công nghiệp tiêu dùng cho lực lượng quốc phòng nói chung và quân đội nói riêng, sau những năm chiến tranh, tuy chưa đầy đủ, nhưng đã giải quyết được một phần đáng kể cho yêu cầu hoạt động quốc phòng, an ninh. Từ năm 1975 - 1985, Chính phủ Lào đã cung ứng 1.022.089 lít dầu và 1.400 tấn

gạo phục vụ cho nhu cầu quốc phòng [71, tr. 43]. Riêng năm 1984, đột biến xảy ra cuộc xung đột vũ trang giữa nhân dân ba làng của Lào (làng Mày, Kang và Xạ Vang thuộc huyện Thông Mi Xay tỉnh Xay Nhạ Buly) với quân đội thuộc quân khu ba của Thái Lan, Chính phủ Lào đã phải huy động một khối lượng lớn vật phẩm tiêu dùng cho quân đội, bao gồm 869,16 tấn gạo, 30,9 tấn thịt khô, 8 tấn sữa, thuốc chữa bệnh 320 tấn và 1,8 triệu lít xăng dầu. Còn việc tiêu tốn của cải và các phương tiện vật chất khác để giành thắng lợi trong cuộc xung đột vũ trang ở Bo Tèn Lào với bọn lính quân khu ba Thái Lan năm 1987 - 1988 cũng không phải nhỏ.

Trong điều kiện đất nước vừa bước vào hòa bình, đang trong những năm đầu của thời kỳ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, sản xuất và đời sống của nhân dân các bộ tộc Lào đang chịu đựng muôn vàn khó khăn thiếu thốn. Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào đã động viên được sức người, sức của để đánh địch và thắng địch ngay tại biên giới quốc gia, bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là một thành tựu đáng tự hào của quân và dân Lào.

Để góp phần cải thiện một bước đời sống nhân dân ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, Tổng cục hậu cần quân đội nhân dân Lào đã phối hợp với các ngành kinh tế trung ương tập trung được một khối lượng hàng hóa các loại bao gồm: hàng tiêu dùng như vải, quần áo may sẵn, thuốc chữa bệnh, giấy bút, sách vở học sinh, đường, bánh kẹo, mì chính, muối ăn và các công cụ lao động, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng để các đơn vị quân đội tổ chức trao đổi, mua bán với nhân dân ở các địa phương. Theo số liệu thống kê, trong những năm 1975 - 1985, toàn quân đã tổ chức hơn 30 tổ thu mua, trao đổi hàng hóa với nhân dân xuống tận từng vùng, từng bản làng, đã đáp ứng kịp thời được một phần nhu cầu thiết yếu của nhân dân về các mặt hàng cho tiêu dùng sản xuất và đời sống thường ngày. Đồng thời, quân đội cũng đã xây dựng được một số cửa hàng cố định để tiêu thụ

những sản phẩm trên ở những vùng có tổ trao đổi và dịch vụ thuận lợi.

Trong những năm qua đã có nhiều đơn vị quân đội như: đơn vị 28, đơn vị 406, 423... thực hiện tốt công việc này.

Sau khi đất nước hoàn toàn được giải phóng, quân đội cùng với chính quyền địa phương tỉnh Xiêng Khoảng đã tổ chức lực lượng công binh ra sức phá mìn, bom bi do chiến tranh để lại để tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho nhân dân di cư trong chiến tranh được trở về quê hương, xứ sở của mình làm ăn sinh sống. Đó là một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước có liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh. Từ năm 1975 - 1985, nhân dân Xiêng Khoảng đã lần lượt trở lại địa phương mình 5 nghìn người. Tổng cục hậu cần đã huy động lực lượng bộ đội địa phương giúp đỡ nhân dân xây nhà ở, trường học, bệnh xá... tại mường Ngàn, mường Phôn Xa Vẳn, Kảng Xen, mường Phăn, mường Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng. Để giải quyết những khó khăn ban đầu của nhân dân mới trở về địa phương, cục hậu cần quân đội đã ứng ra từ quỹ tiết kiệm của mình hơn 200 tấn lương thực, thực phẩm bao gồm: gạo, thịt hộp, bánh khô và 10 tấn hàng hóa khác đáp ứng cho nhu cầu nhân dân [71, tr. 4]. Điều đó thể hiện rõ truyền thống của quân đội nhân dân Lào: bất cứ lúc nào cũng kề vai sát cánh với nhân dân. Đúng với lời nói của Chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi Hẳn trước đây: "Quân đội và nhân dân như cá với nước, như xương với thịt" [64, tr. 126].

Trong 10 năm sau chiến tranh, thực hiện chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng ở CHDCND Lào, tuy chúng ta đã đạt được một số thành tựu nhất định, song cũng đã bộc lộ ra những hạn chế cần ra sức sức khắc phục.

2.1.2.2. Những mặt hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng giai đoạn 1975 - 1985

Sau khi đất nước hoàn toàn được giải phóng, việc đề ra một kế hoạch tổng thể về khôi phục, xây dựng và phát triển kinh tế, củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh để làm cơ sở cho các ngành, các cấp, các địa phuơng xây dựng kế hoạch và biện pháp cụ thể, tiến hành khắc phục, cải tạo và phát triển nền kinh tế đất nước vừa ra khỏi cuộc chiến tranh là một yêu cầu cấp thiết có tầm quan trọng hàng đầu. Nhưng chúng ta chưa nhanh chóng thực hiện tốt vấn đề này. Do đó, việc điều chỉnh, phân bố và cân đối lại những nguồn lực lớn của đất nước như: lao động, tài nguyên, vật tư, ngân sách, và lực lượng cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật ... theo hướng tập trung, thống nhất của cả nước một cách hợp lý, có hiệu quả không được thực hiện ngay từ đầu. Đồng thời, việc đưa ra những chủ trương chiến lược kết hợp kinh tế với quốc phòng cũng chưa cụ thể, thiếu hệ thống, mang nặng tính hình thức dẫn đến việc tổ chức thực hiện rời rạc, kém hiệu quả.

Trong công cuộc tiến hành khôi phục và xây dựng lại nền kinh tế quốc dân Lào sau chiến tranh, chúng ta đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng do chủ quan, nóng vội duy ý chí trong việc đưa ra những chủ trương khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vận dụng những kinh nghiệm của các nước XHCN đi trước như Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam một cách rập khuôn, máy móc, thiếu sự nghiên cứu, thử nghiệm cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Lào. Đã đưa ra chủ trương xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân, đang còn là thế mạnh của nền kinh tế đất nước. Trong khi đó thành phần kinh tế XHCN dưới hai hình thức:

quốc doanh và tập thể mới ra đời hãy còn nhỏ bé chưa bảo đảm được yêu cầu sản xuất và đời sống bình thường của nhân dân và quân đội. Một sai lầm khác là khi đất nước đã từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, mục tiêu kinh tế chủ yếu là xây dựng và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất

và tinh thần của nhân dân, chúng ta lại tiếp tục duy trì cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện chính sách đóng cửa đối với các nước tư bản chủ nghĩa, thậm chí đó là nước láng giềng của Lào, nên đã gây ra sự căng thẳng biên giới Lào - Thái lan. Từ những sự sai lầm nêu trên đã làm cho nền kinh tế Lào lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ, sản xuất không đủ tiêu dùng, thu không đủ chi, xuất không đủ nhập, lạm phát ngày càng trầm trọng, tiềm lực quốc phòng, an ninh không được tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, quân đội gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Từ một nền kinh tế yếu kém như vậy, nên không thể giải quyết được những yêu cầu cấp bách về đổi mới thiết bị, máy móc, vũ khí cho quân đội. Bởi vì, đối với những nước đang trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu như Lào thì toàn bộ trang thiết bị, máy móc và vũ khí cần thiết phục vụ trong quân đội là hoàn tòan nhập từ bên ngoài. Theo các tư liệu đã tổng kết của các nhà quân sự thế giới, để sản xuất ra được một máy bay chiến đấu phản lực cần phải có sản phẩm của 1.500 xí nghiệp; để sản xuất ra được một xe tăng cần phải có sản phẩm của 600 xí nghiệp. Từ đó vấn đề mà chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm nghiên cứu trong việc đề ra chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tăng tiềm lực quốc phòng một cách hợp lý, có hiệu quả.

Công nghiệp quốc phòng Lào sau chiến tranh kết thúc, mới chỉ đạt được ở trình độ lắp ráp và sửa chữa các máy móc, trang thiết bị với quy mô nhỏ bằng trình độ công nghệ thấp kém và lạc hậu. Hầu hết những mặt hàng phục vụ quốc phòng - an ninh nói chung, phục vụ cho quân đội nói riêng đều nhập từ bên ngoài, mà chủ yếu là Liên xô, Trung quốc và các nước XHCN trước đây. Lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ thuật làm việc trong công nghiệp quốc phòng, không chỉ ít về

số lượng mà còn kém về trình độ chuyên môn và năng lực thực hành.

Trong khi đó có một số cán bộ, công nhân kỹ thuật quốc phòng có trình độ tay nghề giỏi, tích lũy được nhiều kinh nghiệm đã lần lượt tìm cách chuyển ra khỏi quân đội, đi làm cho các ngành kinh tế dân dụng để có thu nhập cao. Đó là một thực tế đáng lo ngại đối với công tác xây dựng và củng cố lực lượng quốc phòng, an ninh trong giai đoạn này.

Mặc dù trong chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng, Nhà nước đều đưa ra và nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện sự kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, nhưng khi đi vào cụ thể cần phải thực hiện sự kết hợp kinh tế với quốc phòng như thế nào, cơ chế và chính sách để thực hiện ra sao, thì ở các cấp, các ngành, các địa phương lại có những nhận thức và cách giải quyết rất khác nhau. Do vậy khó tránh khỏi những lệch lạc và nhiều khi chỉ còn là khẩu hiệu mà thôi. Ví dụ: có người hiểu kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng chỉ là sự kết hợp giữa lực lượng làm công tác quốc phòng với các lực lượng làm kinh tế, từ đó coi việc kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng là chức năng, trách nhiệm chủ yếu của các lực lượng quốc phòng. Có người lại hiểu thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng là độc quyền, là bảo thủ, nhiều quan điểm, nhiều ý kiến lại cho rằng kết hợp kinh tế với quốc phòng là vấn đề lớn, chung của cả nước, của Trung ương, còn từng ngành, từng địa phương ở dưới và những việc làm cụ thể như: xây dựng một nhà máy, quy hoạch một thị trấn, một khu dân cư không cần thiết phải xem xét yêu cầu kết hợp với quốc phòng. Đáng lo ngại nhất là khuynh hướng cố tình lẩn tránh hoặc tìm cách thu hẹp nhu cầu quốc phòng càng nhiều càng tốt để dễ bề làm kinh tế. Khuynh hướng này đã được thể hiện ở một số cán bộ lãnh đạo, chủ trì trong một số ngành kinh tế, tài chính từ Trung ương đến địa phương.

Những quan điểm lệch lạc trên, nếu không kiên quyết khắc phục thì trên thực tế sẽ không thể thực hiện được sự kết hợp kinh tế với quốc phòng

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ KINH tế mối QUAN hệ GIỮA KINH tế với QUỐC PHÒNG ở CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w