3.2.3.1. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong chiến lược phát triển khoa học, công nghệ
Ngày nay, khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao đã trở thành công cụ quan trọng trong cuộc chạy đua kinh tế và quân sự, nó là chỉ số quan trọng đánh giá sức mạnh của một quốc gia, là "chìa khoá vàng" mở cửa vào tương lai. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới tác động của khoa học - công nghệ như là một quá trình cách mạng hóa đời sống kinh tế thế giới. Cuộc cách mạng này đang làm thay đổi sâu sắc đến lĩnh vực quốc phòng và chiến tranh. Nó tạo ra những sản phẩm quân sự mới, những phương tiện vật chất và kết cấu hạ tầng phục vụ cho quốc phòng. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang tạo ra cho chúng ta những cơ hội và thách thức lớn. Nếu có chủ trương chính sách đúng, ứng dụng kịp thời những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng đó, kết hợp với phát huy trí tuệ con người, bản sắc dân tộc, truyền thống văn hóa, chúng ta có thể xây dựng nền kinh tế và tiến lên hiện đại hóa đất nước về mọi mặt. Vậy, việc nghiên cứu và sử dụng những thành tựu khoa học - công nghệ cần bảo đảm
đồng thời yêu cầu xây dựng đất nước, củng cố quốc phòng bảo vệ tổ quốc.
Để đạt tới mục đích như vậy phải thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng ngay trong chiến lược phát triển khoa học - công nghệ, nhằm mục đích vừa tăng cường hiệu lực khoa học - công nghệ đối với sản xuất, vừa nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội đang tiến lên chính quy hóa, hiện đại hóa.
Lĩnh vực kinh tế, quốc phòng - an ninh bao giờ cũng đòi hỏi rất cao những thành quả của khoa học - công nghệ, đồng thời cũng đặt ra cho khoa học - công nghệ nhiều đề tài nghiên cứu những phát minh sáng tạo, những ý tưởng mới tiên tiến. Sự thúc đẩy của nhu cầu quốc phòng góp phần làm cho nhiều ngành khoa học phát triển với tốc độ công nghệ cao, mang lại những tác dụng thiết thực, một mặt nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang, mặt khác thúc đẩy phát triển sức sản xuất. Nhiều quốc gia đã thông qua việc đầu tư khoa học quân sự, tạo sự đột phá kỹ thuật quân sự thành động lực khoa học cho phát triển nền kinh tế đất nước, với việc chuyển giao khoa học - công nghệ từ lĩnh vực quốc phòng sang lĩnh vực dân dụng. Ở CHDCND Lào, trong hoàn cảnh hiện nay, kết hợp kinh tế với quốc phòng trong chiến lược phát triển khoa học - công nghệ là kết hợp trong nghiên cứu, khai thác và phát huy triệt để mọi tiềm năng khoa học của đất nước, các yếu tố nội sinh mà chúng ta đã tích luỹ, xây dựng được trong nhiều năm. Để thực hiện có hiệu quả kết hợp kinh tế với quốc phòng trong chiến lược phát triển khoa học - công nghệ cần có chính sách và giải pháp sau đây:
Một là: Phải bố trí, sắp xếp lại đội ngũ các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật để kết hợp nghiên cứu giải quyết những vấn đề đặt ra trong sản xuất và đời sống với những vấn đề đặt ra của quốc phòng - an ninh như: khi tiến hành nghiên cứu, giải quyết vấn đề cơ khí hóa, điện khí hóa, phát triển năng lượng, vật liệu xây dựng phải cần và có những điều kiện kết hợp nghiên cứu về sản xuất vũ khí, cải tiến trang thiết bị cho quân đội, hay là
nghiên cứu, giải quyết những vấn đề tổ chức sản xuất gồm cả các vấn đề sản xuất quân sự (trừ những vấn đề có tính thuần tuý quân sự), phải cho phép vận dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học công nghệ của các ngành vào lĩnh vực quốc phòng - an ninh.
Về phía mình, đội ngũ các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của quân đội ngoài việc nghiên cứu phục vụ quân đội, hoàn toàn có điều kiện và khả năng nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu với các lực lượng khoa học ngoài quân đội để thực hiện các dự án dân sự. Tức là cần phải thiết lập mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học phục vụ các ngành kinh tế xã hội (nhóm 1) với khoa học - công nghệ phục vụ quốc phòng - an ninh (nhóm 2) với việc chế tạo, sửa chữa vũ khí, chế tạo máy (nhóm 1) với việc chế tạo, sửa chữa vũ khí thông thường (nhóm 2); giữa tin học với bảo đảm thông tin quân sự, chỉ huy chiến đấu. Trên cơ sở mối quan hệ giữa hai nhóm, khi nhà nước duyệt kế hoạch đầu tư cũng như bản thân các ngành xây dựng phương án, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cần phải tính đến những nhu cầu của nhau. Sự quan tâm của các nhóm 1 đối với nhóm 2 sẽ tạo động lực cho nhóm 2 phát triển. Các ngành nhóm 2 phải quan tâm đến các nghành tương ứng trong nhóm 1 để tranh thủ sự giúp đỡ trong thời bình và có thể huy động kịp thời khi có chiến tranh xảy ra. Đồng thời khi thiết kế, chế tạo những sản phẩm quân sự cần phải nghiên cứu và có tính đến tính lưỡng dụng, làm thông dụng hóa, tiêu chuẩn hóa tính năng kỹ thuật và công năng cần sử dụng của những sản phẩm đó, tạo nên tính đồng nhất về công nghệ, tạo ra sản phẩm vừa mang chức năng của sản phẩm quân sự vừa là sản phẩm dân dụng.
Hiện nay yêu cầu đặt ra đối với công tác khoa học, công nghệ trong quân đội là tiếp tục bước chuyển từ cơ chế nghiên cứu bao cấp sang cơ chế thị trường, xây dựng các đơn vị khoa học liên ngành tương ứng với hoạt động thực tiễn gắn khoa học - kỹ thuật với cuộc sống, với thị trường, phát triển khoa học theo các hướng công nghệ nhằm áp dụng trực tiếp các kết
quả nghiên cứu vào sản xuất, sửa chữa, đưa ra các sản phẩm vừa phục vụ quân đội, vừa đáp ứng nhu cầu thị trường toàn quốc.
Trong những năm tới, Nhà nước Lào cần đầu tư hơn nữa cho việc xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ trong quốc phòng - an ninh. Phải thực hiện sự liên kết chặt chẽ những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong quốc phòng và kinh tế để sử dụng chung kết quả thu được, kết hợp chặt chẽ đội ngũ khoa học kỹ thuật, các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài quân đội trên phạm vi cả nước trong việc nghiên cứu, triển khai những đề tài khoa học phục vụ tốt kinh tế và quốc phòng.
Hai là: Nhà nước phải xây dựng một cơ chế quản lý khoa học công nghệ thống nhất giữa quốc phòng và kinh tế phù hợp với những đặc điểm vốn có của hoạt động khoa học - công nghệ trong cơ chế thị trường ở Lào.
Việc khuyến khích triển khai các công trình khoa học mang tính lưỡng dụng phải chú ý cơ chế đặt hàng trong quan hệ giữa các lực lượng khoa học trong và ngoài quân đội. Muốn huy động được mọi tiềm lực khoa học, công nghệ của đất nước vào giải quết các yêu cầu của quốc phòng, an ninh trong giai đoạn chuẩn bị những tiền đề cần thiết để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sau này thì ngay trong xây dựng chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học công nghệ từ Nhà nước đến các ngành có liên quan phải xác định rõ những đề tài có tính "lưỡng dụng" cho cả kinh tế và quốc phòng hoặc những đề tài do quốc phòng đặt hàng. Các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ quốc phòng cần được đưa vào chương trình, kế hoạch chung và huy động mọi lực lượng khoa học công nghệ của cả nước tham gia nghiên cứu, giải quyết. Có thể có những đề tài do quốc phòng chủ trì và mời các cán bộ khoa học ở ngoài quân đội tham gia nghiên cứu, nhưng đặc biệt là phải coi trọng tiêu chuẩn hóa sản phẩm
"lưỡng dụng" cho cả kinh tế, quốc phòng và an ninh.
Nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị sản xuất phục vụ quốc phòng, Nhà nước cần có quy định rõ và tổ chức thực hiện tốt việc chuyển giao công nghệ kèm theo đơn đặt hàng của quốc phòng cho các đơn vị kinh tế và Nhà nước cũng cần có kinh phí cho làm thử để khi có yêu cầu sản xuất thì nó sẽ giảm bớt được những vấn đề khó khăn lúng túng. Để tổ chức hướng dẫn việc kết hợp, huy động mọi tiềm lực khoa học công nghệ trong nghiên cứu và giải quyết những vấn đề cơ bản lâu dài cũng như bức xúc trước mắt do yêu cầu quốc phòng - an ninh đặt ra thì Nhà nước phải đưa ra các quy định cụ thể để tổ chức Hội đồng khoa học liên ngành ở cấp quốc gia. Đây là một công việc không thể không làm trong giai đoạn mà Lào đang chuẩn bị mọi điều kiện để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vì muốn hiện đại hóa quốc phòng phải thực hiện cùng với quá trình CNH để đạt tới hai lợi ích kinh tế và quốc phòng, thuận tiện trong chuyển giao thành tựu giữa hai lĩnh vực. Thực hiện sự phân công và hợp tác giữa các trường, các viện nghiên cứu triển khai theo hướng kết hợp chặt chẽ giữa khoa học công nghệ - đào tạo - sản xuất. Để thực hiện tốt những đòi hỏi trên, Nhà nước phải đưa ra cơ chế chính sách phù hợp nhằm tăng cường năng lực quản lý của các cấp.
Ba là: Để làm cho lý luận bám sát với thực tiễn, phải chú trọng việc tổng kết kinh nghiệm đấu tranh giữ nước trong các cuộc chiến tranh đã qua.
Đây là chủ đề nghiên cứu không chỉ riêng lực lượng khoa học trong ngành quốc phòng và an ninh, mà là của tất cả các nhà khoa học trong cả nước.
Đặc biệt là bài học xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ trong ngành quân giới những năm tháng kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, chắc chắn những bài học đó sẽ là những gợi mở đầy sức thuyết phục cho việc vạch ra chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong quốc phòng - an ninh của Lào trong thời gian tới.
Bốn là: Mở ra những khả năng mới để các doanh nghiệp trong quân đội, nhất là các xí nghiệp quốc phòng hội nhập vào thị trường khoa học công nghệ của khu vực và thế giới. Để chủ động tìm kiếm và khai thác khoa học công nghệ quốc phòng hiện đại, các doanh nghiệp trong quân đội cần chủ động đẩy nhanh quá trình hội nhập thị trường bằng cách đặt mối quan hệ trực tiếp với thị trường khoa học - công nghệ khu vực và thế giới, nhất là các nước có nền công nghiệp quốc phòng phát triển trong khu vực và hiệp hội ASEAN thông qua các hình thức: hợp tác đầu tư, liên doanh, mua bản quyền hoặc thông qua các cơ sở công nghiệp dân dụng đã được trang bị khoa học - công nghệ tiên tiến để tìm kiếm công nghệ mới, công nghệ phù hợp với trình độ công nghiệp quốc phòng trên các lĩnh vực: công nghệ thông tin, công nghệ luyện kim, sản xuất chữa - lắp ráp ôtô, xe máy...
Trong hợp tác, liên doanh nên chú ý tìm kiếm khai thác khoa học - công nghệ cao, khoa học - công nghệ lưỡng dụng. Tuy nhiên, do đặc thù của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội có liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia nên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Quốc phòng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ ngành có liên quan đặt dưới sự kiểm soát của Ủy ban quốc phòng an ninh và Hội đồng an ninh quốc gia, một mặt không làm thất thoát bí mật quốc gia, mặt khác tranh thủ vốn và khoa học công nghệ nước ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngày nay khoa học - công nghệ cao được coi là "chìa khóa" mở cửa vào tương lai và sự chuyển giao khoa học - công nghệ càng trở thành nội dung quan trọng trong các quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự.
Vì lý do cả về kinh tế xã hội và kinh tế quân sự, mà các nước đang phát triển khó có khả năng tự tạo tất cả khoa học - công nghệ cần thiết cho mình mà phải chấp nhận chuyển giao khoa học - công nghệ từ các nước phát triển là chính để phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Đối với CHDCND Lào cũng nằm trong xu thế ấy. Vì vậy, việc hội nhập thị trường
nước ngoài để tìm kiếm khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại vào phát triển nước mình là nhu cầu cấp bách.
3.2.3.2. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong chiến lược đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực
Do sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mà hàm lượng chất xám tăng nhanh trên mọi sản phẩm dân sự và quân sự. Từ đó nhu cầu lớn về chuyên gia trình độ cao và công nhân lành nghề phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh ngày một tăng. Với ý nghĩa như vậy, nhu cầu kết hợp kinh tế với quốc phòng trong chiến lược đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sản xuất dân sự và quân sự là điều kiện cần thiết nhất hiện nay. Trong các nguồn lực để phát triển, thì nguồn nhân lực là yếu tố năng động nhất - nhân tố quyết định tốc độ và kết quả của sự phát triển, bởi yếu tố khoa học - công nghệ trở thành yếu tố vật chất then chốt bảo đảm cho sự phát triển mà đội ngũ khoa học có trọng trách giải quyết vấn đề này. Bởi vậy, muốn thực hiện tốt việc kết hợp kinh tế với quốc phòng trong chiến lược đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở Lào hiện nay, cần tổ chức thực hiện theo các chính sách và biện pháp sau đây:
Một: Phải đào tạo có hệ thống và có chính sách sử dụng phù hợp đối với đội ngũ cán bộ khoa học và công nhân lành nghề trong quân đội để tạo điều kiện phát huy mọi khả năng sáng tạo của đội ngũ này. Phải đầu tư xây dựng và sử dụng đúng việc - đúng người. Bởi vì, thực tế trong những năm qua ở Lào đã có tình hình là nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật được đào tạo một cách có hệ thống ở trong nước và ngoài nước, nhưng sau khi ra trường thì việc bố trí, sắp xếp vào công việc lại xảy ra tình trạng việc không đúng người, người không đúng nghề, làm giảm năng lực và ý chí phấn đấu của họ. Như vậy, chỉ có đầu tư đào tạo đúng mức, sắp xếp đúng người thì chúng ta mới có thể tạo ra được năng lực nội sinh để vận dụng vào quá
trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Bởi đó là đầu tư phát triển nguồn nhân lực, là nền móng của sự phát triển.
Chiến tranh trong điều kiện hiện đại đòi hỏi một nguồn nhân lực đông đảo có chất lượng cao, được chuẩn bị chu đáo. Điều đó làm cho mối quan hệ cân đối giữa huy động lực lượng lao động cho kinh tế và quốc phòng cả về số lượng và chất lượng trở thành một trong những mối quan hệ lớn có tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. Nhằm đáp ứng đòi hỏi đó, phải tổ chức lại hệ thống đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong lực lượng vũ trang theo hướng: giữ lại những ngành đặc thù, kết hợp nhiều hình thức đào tạo, kết hợp giữa các trường đào tạo trong lực lượng vũ trang với hệ thống đào tạo quốc gia bằng cách lựa chọn để đào tạo những chiến sĩ đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quân sự, hoặc những sinh viên giỏi vào lực lượng vũ trang. Giải pháp cho vấn đề này là triển khai có hiệu quả hơn quĩ học bổng quốc phòng để thu hút nhiều sinh viên xuất sắc thuộc những lĩnh vực ngành nghề liên quan trực tiếp đến quốc phòng có nguyện vọng phục vụ trong các lực lượng vũ trang. Bằng cách này không những sẽ giảm đáng kể hệ thống tổ chức, về chi phí quốc phòng cho việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật mà còn thu hút nhiều tài năng trẻ cho lĩnh vực khoa học - công nghệ quốc phòng.
Hai: Qui hoạch lại để nâng cao hơn nữa chất lượng hệ thống trung tâm dạy nghề trong lĩnh vực vũ trang nhằm taọ được sự yên tâm, phấn khởi của chiến sĩ trong thời gian phục vụ quân đội, để sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự họ có thể tự tìm được việc làm hoặc tự hành nghề bảo đảm được cuộc sống gia đình họ và góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế.
Ngoài ra, giáo dục phổ thông phải được coi là cơ sở quan trọng cho sự phát triển toàn diện của con người. Chúng ta phấn đấu chương trình tổng hợp về dạy và học: văn hóa, chính trị, rèn luyện thể dục kết hợp với học tập quân