Đưa vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng vào trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm cho nhu cầu kinh

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ KINH tế mối QUAN hệ GIỮA KINH tế với QUỐC PHÒNG ở CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 104 - 107)

Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế quân sự trong cơ cấu kinh tế quốc dân của chế độ dân chủ nhân dân Lào không làm thay đổi bản chất của nền kinh tế và của chế độ xã hội, không thủ tiêu những quy luật vốn có của nền kinh tế mà chỉ làm cho các quy luật đó ở mức độ này hay ở mức độ khác có những hình thức biểu hiện mới. Mục tiêu tổng quát của chế độ dân chủ

nhân dân Lào là phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động tạo ra nhiều của cải vật chất nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần cho nhân dân các bộ tộc Lào. Tuy nhiên tốc độ và quy mô, chất lượng thỏa mãn các nhu cầu này có mối quan hệ chặt chẽ với quy mô, tốc độ, cơ cấu, chất lượng của các nhu cầu quốc phòng. Trên thực tế, nhu cầu kinh tế và nhu cầu quốc phòng có mặt hạn chế lẫn nhau, sự tăng lên của loại nhu cầu này có thể dẫn đến sự giảm xuống của nhu cầu kia và ngược lại. Nói đến kinh tế là nói đến sản xuất, nói đến tiết kiệm, nói đến hạch toán để tăng năng suất lao động và tái sản xuất mở rộng không ngừng. Trái lại nói đến quốc phòng là chủ yếu nói đến tiêu dùng không sản xuất. Các phương tiện chiến tranh dù không sử dụng vẫn phải tiêu dùng thường xuyên, đòi hỏi phải có sự chăm sóc bảo quản chúng hàng ngày hàng giờ, đến khi lạc hậu về kỹ thuật lại phải bỏ đi, và cần mua sắm cái mới để thay thế.

Tùy theo tình hình chính trị và nhiệm vụ cụ thể của cách mạng trong từng thời gian nhất định, nhu cầu quốc phòng có khi trở thành nhu cầu bức xúc, nếu không đáp ứng được có thể gây nên sự tổn thất cho công cuộc xây dựng phát triển kinh tế xã hội. Ở nước CHDCND Lào hiện nay, những nhu cầu bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho các lực lượng vũ trang, nhu cầu về bảo vệ và duy trì giá trị sử dụng các cơ sở vật chất, kỹ thuật thiết bị quân sự hiện có là những nhu cầu rất cấp thiết không thể không giải quyết, mặc dù khả năng ngân sách, tài chính của Nhà nước đang còn nhiều hạn chế. Trong chiến tranh để đáp ứng các yêu cầu chiến đấu, nhiều khi buộc phải hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt. Trong hòa bình xây dựng đất nước hiện nay, yêu cầu đặt ra cho quốc phòng là phải tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho kinh tế phát triển, do đó việc chi tiêu cho quốc phòng phải tính đến yêu cầu nâng cao đời sống nhân dân và tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Từ cách đặt vấn đề như trên, trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân, cần quán triệt những yêu cầu chủ yếu sau đây:

- Khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, cần quán triệt những nhiệm vụ và yêu cầu quốc phòng, để lựa chọn những biện pháp, hình thức tổ chức xây dựng kinh tế đạt được mục tiêu là một công đôi việc.

Theo phương pháp đó, xây dựng kinh tế phải thực hiện được sự bố trí chiến lược thống nhất về kinh tế và quốc phòng, từ khâu lập kế hoạch ở các cấp đến khâu tổ chức thực hiện kế hoạch. Trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các chỉ tiêu kinh tế và quốc phòng phải được xác định một cách đầy đủ và hợp lý.

- Các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn nhất định chẳng những có tác dụng tích cực đối với cải tạo và xây dựng kinh tế;

mà còn huy động được lực lượng quân đội tích cực tham gia sự nghiệp phát triển kinh tế một cách thích hợp, vừa tăng cường sức mạnh quốc phòng, vừa góp phần tăng trưởng kinh tế, nhất là ở các địa phương chiến lược thời bình chuẩn bị cho thời chiến. Các kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế, tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh phải được xác định về cơ bản và lâu dài. Trên cơ sở đó định ra mục tiêu, bước đi, biện pháp thực hiện cụ thể, thích hợp cho cả kinh tế và quốc phòng trong từng giai đoạn nhất định, từng địa phương, từng ngành kinh tế nhất định. Sao cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng và củng cố quốc phòng nằm trong một cơ chế kế hoạch hoàn chỉnh. Tránh sự lệch lạc, nhầm lẫn giữa cái này với cái kia, quá nhấn mạnh và nêu cao cái này mà hạn chế cái kia.

- Đặt việc kết hợp kinh tế với quốc phòng trên cơ sở pháp lý, có những nghị định, quy định, điều lệ hướng dẫn trong tổ chức thực hiện, làm cho chủ trương, kế hoạch thực hiện sự kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng theo một cơ chế cụ thể hoàn chỉnh. Trước hết Ban chấp hành Trung ương

Đảng và Bộ Chính trị quyết định những vấn đề về đường lối, quan điểm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như củng cố quốc phòng, an ninh. Hội đồng quốc phòng là cơ quan quyền lực cao nhất xem xét các yêu cầu kinh tế, quốc phòng, lựa chọn những phương hướng chủ yếu để thực hiện sự kết hợp kinh tế với quốc phòng theo các chương trình mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước cho từng thời điểm nhất định. Chính phủ căn cứ vào những phương hướng, mục tiêu đó, đề ra chính sách và giải pháp hướng dẫn các ngành, các địa phương và các cơ sở thực hiện.

Để thực hiện thắng lợi sự kết hợp kinh tế với quốc phòng trong cơ chế kinh tế hiện nay, một điều rất quan trọng và cấp bách là Nhà nước cần hoàn thiện và nâng cao vai trò tổ chức thực hiện sự kết hợp ấy thông qua quy hoạch, kế hoạch và hệ thống chính sách, pháp luật. Trong hoạt động kinh tế tất yếu phải tuân theo sự vận động của các quy luật kinh tế, phải bảo đảm lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế. Nhưng đồng thời phải thực hiện nghiêm túc các quy định về quốc phòng, an ninh. Những quy định đó tất nhiên phải dựa trên cơ sở phát triển kinh tế, "không có lợi ích nào khác là bảo đảm cho kinh tế phát triển vì lợi ích sống còn của chế độ, của Tổ quốc" [34, tr. 12].

Do vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong quy hoạch, kế hoạch kinh tế của Nhà nước phải luôn có cả chiến lược quốc phòng và an ninh, nhằm thực hiện có hiệu quả những mục tiêu kinh tế xã hội mà Nhà nước đề ra.

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ KINH tế mối QUAN hệ GIỮA KINH tế với QUỐC PHÒNG ở CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w