Hoàn thiện các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước trong việc kết hợp kinh tế với quốc phòng

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ KINH tế mối QUAN hệ GIỮA KINH tế với QUỐC PHÒNG ở CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 139 - 152)

Chính sách kinh tế có tác động quan trọng tới công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nó nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý của Nhà nước Lào hiện nay là xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp với từng đối tượng trên cơ sở dựa vào trình độ, khả năng của nền kinh tế quốc dân. Nhưng việc hoàn thiện hệ thống các chính sách phải tập trung giải quyết các vấn đề trọng điểm, thiết thực, không tràn lan, dàn đều.

Chính sách là hiện thân của quan điểm, thái độ của Đảng, Nhà nước đối với từng đối tượng, từng lĩnh vực công tác, được thể hiện qua các chủ trương, biện pháp, qua các quyền lợi vật chất hoặc động viên khích lệ tinh thần. Chính sách đúng, hợp lý sẽ tạo ra sự an tâm phấn khởi, khuyến khích mọi người tham gia hoạt động xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng - an ninh. Ngược lại chính sách không đúng hoặc không nhất quán sẽ phát sinh mâu thuẫn, vướng mắc, nẩy sinh nhiều vấn đề tiêu cực.

3.2.4.1. Chính sách đối với lực lượng vũ trang

Hệ thống chính sách đối với lực lượng vũ trang cần được xây dựng một cách toàn diện, đồng bộ, từ bản thân quân nhân đến gia đình hậu phương của họ, từ tại ngũ đến khi xuất ngũ, về hưu, từ lực lượng thường trực đến lực lượng hậu bị. Có như vậy, mới động viên được sức mạnh vật chất và tinh thần của quân đội trong học tập rèn luyện, sản xuất và chiến đấu.

Hệ thống chính sách trên không tách rời với hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng, chính sách bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của quân đội, có

tính đặc thù, không hoàn toàn tuân thủ cơ chế hạch toán kinh doanh trong nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường. Về cơ bản những chính sách đó vẫn mang tính bao cấp theo nhu cầu quân sự. Tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội mà nguồn ngân sách của nhà nước, của các ngành các địa phương dành cho lực lượng quốc phòng an ninh có sự thay đổi tương ứng. Thực chất chính sách bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho lực lượng vũ trang là dựa trên những quy định mang tính đãi ngộ của Đảng và Nhà nước, xuất phát từ yêu cầu, tính chất nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ. Cho nên, lực lượng vũ trang là đối tượng tác động trực tiếp của hệ thống chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của xã hội. Những chính sách đó được coi là đúng đắn, hợp lý, khi nó thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua sự khuyến khích bằng lợi ích vật chất và tinh thần, đồng thời thực hiện được sự công bằng xã hội trong phân phối thu nhập quốc dân.

Cùng với công cuộc đổi mới đất nước, các chính sách của Đảng và Nhà nước Lào đối với việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, trong mấy năm qua, đã có những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, cho đến nay, tiền lương đối với cán bộ sĩ quan trong các binh chủng còn mang tính chất bình quân; tiền lương và các khoản phụ cấp trong quân đội chưa thật sự khuyến khích cán bộ, chiến sĩ nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác. Những cán bộ, sĩ quan làm việc ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, trong điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xa gia đình vợ con, phải chịu đựng biết bao khó khăn về vật chất và tình cảm, chưa được sự đãi ngộ thích đáng. Những cán bộ, chiến sĩ làm việc trong các ngành nghề độc hại thuộc các binh chủng hóa học, đặc công, công binh, không quân cần có chế độ phụ cấp hợp lý.

Từ đó vấn đề đặt ra trong thời gian tới, cần bổ sung, hoàn thiện một số chính sách có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng lực lượng quốc

phòng - an ninh như chính sách tiền lương và các khoản phụ cấp đối với cán bộ, sĩ quan chiến sĩ tương xứng với sự cống hiến của họ. Đồng thời cần có chính sách thể hiện sự quan tâm về vật chất và tinh thần của Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp đối với lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng quân dự bị động viên.

Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, các chế độ bao cấp dành cho quân đội không còn, nguồn thu nhập duy nhất của cán bộ, sĩ quan quân đội là tiền lương. Với khoản thu nhập này chủ yếu giải quyết được phần chi tiêu cho bản thân họ, nhất là những người đóng quân ở những nơi xa nhà;

còn việc dành dụm để giúp đỡ cho gia đình vợ con thì không đáng kể.

Trong lúc đó ở nông thôn, từ khi có sự phát triển kinh tế hộ gia đình tự chủ, hợp tác xã không còn chức năng điều hòa lương thực, cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho các gia đình chính sách theo giá cả bao cấp nữa. Do đó, nhiều gia đình cán bộ, chiến sĩ đang sống trên địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống. Thực trạng này đã có ảnh hưởng không tốt đến tinh thần, tình cảm của nhiều cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở những vùng khó khăn, xa xôi, hiểm trở.

Để giải quyết vấn đề này, nhằm tạo được sự yên tâm phấn khởi công tác và chiến đấu trong các lực lượng vũ trang, nhà nước cần bổ xung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn bằng cách cho vay với lãi suất thấp;

giao quyền sử dụng đất với diện tích thích hợp không phải nộp thuế; ứng trước một số vật tư, phân bón, giống cây con; phổ biến kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới thông qua các tổ chức hội nông dân, hội làm vườn, hội ngành nghề; và tổ chức tiêu thụ sản phẩm với giá cả hợp lý, nhằm tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để khuyến khích các gia đình chính sách nói chung và gia đình cán bộ chiến sĩ quân đội nói riêng tăng thu nhập, cải thiện một cách cơ bản đời sống, vật chất và văn hóa của họ.

3.2.4.2. Chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng

Thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng không những góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng này, mà còn có tác động tích cực đến việc xây dựng củng cố niềm tin cho bộ đội tại ngũ trong học tập, công tác và chiến đấu, động viên, khích lệ cán bộ chiến sĩ dũng cảm làm nhiệm vụ đặc biệt khó khăn, gian khổ, nguy hiểm. Hiện nay ở Lào nhiều gia đình thương binh liệt sĩ, những người có công với cách mạng thời chống Pháp, chống Mỹ và không ít gia đình cán bộ, chiến sĩ quân đội đã về hưu ở các địa phương, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng cũ còn rất khó khăn. Trong khi đó việc triển khai, thực hiện các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với các gia đình thương binh liệt sĩ và những người có công với cách mạng còn chậm, thậm chí có nơi, có lúc còn để xảy ra nhiều sai sót, nhầm lẫn, gây nhiều phiền hà ách tắc, tham nhũng, tiêu cực.

Từ đó, vấn đề đặt ra cho những năm tới: Một mặt, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện những chính sách hiện hành bảo đảm sự công bằng hợp lý giữa cống hiến với hưởng thụ cho từng đối tượng được hưởng và có sự hướng dẫn thực hiện cụ thể, thống nhất trên phạm vi cả nước. Mặt khác, trong thực hiện cần quan tâm đến những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, hiện nay còn nhiều gia đình liệt sĩ chưa tìm được mộ người thân; một số người bị thương, bị chết khi làm nhiệm vụ cách mạng chưa được xác minh; những bộ đội, thanh niên xung phong thời chống Mỹ khi trở về gia đình mang theo những di chứng do nhiễm chất độc hóa học còn chưa được giải quyết.

Thứ hai, tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các ưu đãi của Nhà nước đối với người thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công đối với cách mạng, bảo đảm trao trả tận tay, đúng kỳ, đủ số các khoản phụ cấp, trợ cấp mà Nhà nước quy định; thực hiện ưu đãi về ruộng đất, nhà cửa, tạo điều kiện, giúp đỡ con em của họ được học hành, có công ăn việc làm ổn định theo chính sách của Đảng, Nhà nước đề ra, đồng thời tổ chức nghiên cứu giải quyết những bất hợp lý đang nổi cộm gay gắt, phải hết sức coi trọng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách này, xử lý nghiêm minh những hành vi phạm pháp luật cố tình làm sai, làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Thứ ba, động viên các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế, xã hội, các đoàn thể và nhân dân tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, thương yêu, giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng, nhất là những người ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng căn cứ cách mạng cũ, đang lâm vào tình cảnh đặc biệt khó khăn trong sản xuất và đời sống.

Ở Việt Nam, công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng được triển khai và thực hiện tốt. Theo báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ tám Quốc hội khóa X nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì năm 2000 đã xây dựng mới 4.500 căn nhà và sửa chữa nâng cấp 3.000 căn nhà tình nghĩa, tổng chi phí trên 82 tỷ đồng;

cấp phát 12.000 dụng cụ chỉnh hình và gần 500 xe chuyên dùng cho thương binh; thực hiện chế độ cấp ưu đãi một lần cho người có công với cách mạng; hỗ trợ nhà ở đối với người hoạt động cách mạng trước năm 1945;

vận động nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa được 110 tỷ đồng.

3.2.4.3. Chính sách đối với lực lượng quân đội làm kinh tế

Quân đội tham gia làm kinh tế là một tất yếu khách quan, một nhiệm vụ mang tính lâu dài, một vấn đề thuộc về bản chất truyền thống của quân đội Lào trong giai đoạn mới. Với tiềm năng đáng kể về mặt nhân lực, về cơ sở vật chất kỹ thuật, rõ ràng quân đội là một nguồn lực lớn trong số những nguồn lực quan trọng của quốc gia cần được động viên, khai thác và sử dụng một cách hợp lý có hiệu quả trong quá trình đẩy mạnh sản xuất hàng hóa ở Lào hiện nay. Với những đặc thù của mình cả trên phương diện con người, trang thiết bị và tổ chức, quân đội cần được sử dụng như một lực lượng xung kích của quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước Lào hiện nay, mục tiêu cơ bản của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong quân đội là nhằm duy trì và phát huy năng lực sản xuất quốc phòng đáp ứng tốt hơn nhu cầu cải thiện đời sống vật chất và văn hóa cho cán bộ, chiến sĩ, góp phần phân bố lại lực lượng vũ trang phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc và tham gia vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Để động viên quân đội làm kinh tế, cần phải giải quyết nhiều chính sách, trong đó chính sách quản lý Nhà nước về đất quốc phòng và chính sách phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế, đang là vấn đề thời sự cấp thiết hiện nay ở Lào.

Một là, trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước; thực hiện sự phân công lại lao động và phân bố lại dân cư, trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, từng cơ sở; xây dựng cơ cấu kinh tế mới hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã làm tăng nhu cầu sử dụng đất đai. Do đó trên cơ sở luật đất đai hiện có, cần nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước về đất quốc phòng ở CHDCND Lào.

Đất quốc phòng là loại đất chuyên dùng trong các binh chủng lực lượng quốc phòng, trong quá trình đấu tranh cách mạng chống Pháp, chống Mỹ. Đất quốc phòng của Lào được hình thành ở nhiều vùng từ thành thị đến nông thôn với quy mô rộng lớn. Do vậy, cần phải tiến hành điều tra quy hoạch lại đất quốc phòng gắn với quy hoạch tổng thể đất quốc gia, để sử dụng vào mục đích quốc phòng - an ninh và kinh tế một cách có hiệu quả. Quan điểm của vấn đề này là: vì sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mà chỉ giữ lại phần đất thực sự cần thiết cho quốc phòng - an ninh. Với tinh thần đó một số nội dung cơ bản cần thực hiện trong khi hoàn chỉnh chính sách về đất quốc phòng là: Thứ nhất, đối với các khu vực đất có vị trí chiến dịch, chiến lược quan trọng trong nhiệm vụ phòng thủ bảo vệ Tổ quốc thì nhất thiết phải dành cho quốc phòng; thứ hai, đối với các khu vực đất khác mà hiện nay Bộ Quốc phòng đang quản lý và sử dụng, nếu xét thấy không phải là nhu cầu bức thiết thì có thể di chuyển sang vị trí khác dành lợi thế cho việc xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của đất nước; thứ ba, việc giải quyết vấn đề cấp đất cho phát triển kinh tế hoặc quốc phòng cần được chi tiết từng công trình để đi đến thống nhất và ưu tiên cho nhiệm vụ tối ưu nhất.

Hai là, trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, quân đội tham gia lao động sản xuất, làm kinh tế dưới nhiều hình thức, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng dù bất kỳ hình thức nào, nếu làm kinh tế theo mô hình sản xuất hàng hóa thì đều phải tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường, phải thực hiện đầy đủ nguyên tắc tự trang trải và có lợi nhuận như các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác. Quân số và các khoản chi phí của lực lượng quân đội làm kinh tế không thuộc quân số và kinh phí do Bộ Quốc phòng cấp. Do đó việc phân phối thu nhập do lao động mới sáng tạo ra trong các

doanh nghiệp quân đội làm kinh tế phải theo quan điểm bảo đảm hài hòa lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và Bộ Quốc phòng, lợi ích kinh tế tập thể đơn vị và lợi ích kinh tế cá nhân người lao động là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.

Tiền lương trong các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế phải được phân phối theo số lượng và chất lượng lao động của mỗi người, được thể hiện cụ thể ở số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ đã tạo ra. Tuy nhiên mỗi người lao động là một thành viên của tập thể lao động nên năng suất lao động của mỗi cá nhân phải gắn với năng suất lao động của toàn doanh nghiệp. Do đó tiền lương của người lao động còn phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, mỗi cán bộ chiến sĩ chỉ có hy sinh lợi ích trước mắt, chỉ có nghĩa vụ; trong hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người gắn liền với nhau, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, ai làm tốt được thưởng, ai làm xấu phải bị phạt. Đó là thực hiện sự công bằng về lợi ích kinh tế cá nhân giữa những người lao động.

Lợi ích cá nhân được thực hiện dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt nói trên, có liên quan đến phần lợi nhuận dành cho lợi ích Nhà nước và Bộ Quốc phòng. Nếu một trong hai phần ấy tăng lên thì phần kia phải giảm, do đó việc phân phối thu nhập của doanh nghiệp phải đảm bảo sự công bằng hợp lý giữa tiền lương và phần lợi nhuận nộp cho Nhà nước và Bộ Quốc phòng. Mặt khác phần lợi nhuận còn lại dành cho doanh nghiệp để tích lũy tái sản xuất mở rộng tức là vì lợi ích lâu dài cũng cần phải xác định với một quan hệ tỷ lệ hợp lý với phần dành để cải thiện đời sống tập thể của cán bộ, chiến sĩ trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ KINH tế mối QUAN hệ GIỮA KINH tế với QUỐC PHÒNG ở CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 139 - 152)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w