Những thành tựu và yếu kém trong việc thực hiện mối quan

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ KINH tế mối QUAN hệ GIỮA KINH tế với QUỐC PHÒNG ở CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 82 - 101)

2.2.2.1. Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng trong thời kỳ đổi mới và nguyên nhân của nó

Cuối những năm 80, vào đầu những năm 90, tình hình trong nước và quốc tế đã có nhiều thay đổi hết sức phức tạp và khó khăn trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao. Về diễn biến chính trị, tiêu biểu là Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu hoàn toàn bị sụp đổ, gây những biến động lớn giữa hai con đường: XHCN và TBCN ai sẽ thắng ai trong giây phút cuối cùng. Ở trong nước mặc dù mọi hoạt động chống phá cách mạng của bọn tay sai phản động chưa chấm dứt, nhưng Đảng NDCM Lào vẫn kiên trì lãnh đạo đất nước và nhân dân tiến lên theo con đường XHCN, mà giai đoạn thấp là chế độ dân chủ nhân dân; thực hiện công cuộc đổi mới

một cách sâu sắc và triệt để trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm đạt đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Nhưng để tiến tới những mong muốn ấy là điều không dễ dàng, phải thực hiện hàng loạt các chủ trương chính sách, kinh tế, xã hội một cách đầy đủ và toàn diện; trong đó việc thực hiện sự kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng cũng đã được tiến hành một cách tích cực và đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể như sau:

Một là, trong những năm đổi mới, bộ phận quân đội tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đã có bước tiến bộ đáng kể trong việc củng cố, sắp xếp lại các đơn vị kinh doanh từng bước thích ứng với cơ chế thị trường có sự cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đến nay đã có nhiều công ty, nhiều xí nghiệp quân đội chuyển sang chế độ hạch toán kinh doanh; ý thức tự lực, tự cường và ý thức làm chủ của cán bộ, công nhân viên chức trong các doanh nghiệp quân đội đã được nâng lên rõ rệt. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều đơn vị quân đội trong những năm qua đã tăng lên đáng kể. Việc sử dụng vốn, lao động, máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu có nhiều tiến bộ. Nhiều đơn vị quân đội bắt đầu kinh doanh từ một dự án, một công trình, đến nay đã mở rộng quy mô kinh doanh bằng nhiều dự án, nhiều công trình; đã có quan hệ kinh tế, khoa học - công nghệ với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước với các đối tác nước ngoài để giải quyết những khó khăn về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Đến nay đã có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh trong quân đội đã thực hiện được nguyên tắc tự trang trải và có doanh lợi, nên bước đầu đã đóng góp một phần lợi nhuận vào ngân sách Nhà nước.

Có thể nêu lên một số công ty để làm thí dụ: Công ty phát triển miền núi vốn ban đầu chỉ có 161 triệu kíp, đến năm 1997 vốn đầu tư và tài sản cố định tăng lên 20 lần, từ năm 1993 đến năm 1997 mỗi năm công ty đã nộp ngân sách nhà nước 3,1 triệu kíp. Công ty nông - lâm nghiệp năm 1994

đến 1997 mỗi năm nộp ngân sách nhà nước 8,5 triệu kíp. Tài sản cố định của ba công ty: phát triển miền núi, nông - lâm nghiệp, nông - công nghiệp và dịch vụ tăng 213 tỷ kíp so với năm đầu [62, tr. 5]. Công ty xăng dầu Viên Chăn, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ cung ứng xăng dầu cho quân đội còn làm nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước nhiều triệu kíp trong một năm. Công ty Lào - Dun, công ty sản xuất đá xây dựng, công ty Ximpa Lào - Trung Quốc v.v... đến nay đã hoàn toàn trả hết vốn vay và bước vào quá trình sản xuất kinh doanh, bằng nguồn vốn tự có do tích lũy được và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.

Từ đầu những năm 90 đến nay, Tổng cục xây dựng và quản lý kinh tế của quân đội đã xây dựng được ba tổng công ty và 30 nhà máy, xí nghiệp. Đó là nhà máy xi măng Vang Viêng tỉnh Viêng Chăn, nhà máy chế biến gỗ Mường Khăm kợt tỉnh Bò Lì Khăm Xay, nhà máy sản xuất và chế biến gỗ suất khẩu tỉnh Chăm Pa Sắc v.v... Những nhà máy này đã được phân bố ở hầu hết các tỉnh trong cả nước, vừa bảo đảm khai thác hiệu quả tiềm lực kinh tế của đất nước, vừa tăng cường được tiềm lực quốc phòng an ninh, giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội để nhân dân các bộ tộc Lào yên tâm tập trung vào công cuộc xây dựng đất nước.

Trong những năm qua các nhà máy xí nghiệp do Bộ Quốc phòng tổ chức và quản lý, trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều tuân thủ theo đúng các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Từ năm 1993 đến 1997, nhà máy xi măng Vang Viêng tỉnh Viêng Chăn đã sản xuất được 2.240.000 tấn, chiếm 41% thu nhập của Tổng công ty, bằng 14,5 tỷ kíp, tiết kiệm được 11,7 triệu kíp, thực hiện nộp ngân sách 1,7 triệu kíp/năm [69, tr. 4].

Từ năm 1997 đến năm 2000, ba nhà máy sản xuất xi măng, sản xuất chất nổ và chế biến gỗ xuất khẩu đã tích cực hoạt động sản xuất và đạt được kết quả đáng kể theo bảng thống kê dưới đây:

STT Tên nhà máy 1997 1998 1999 2000

1 Xi măng (tấn) 78.000 80.000 82.000 85.000

2 Sản xuất chất nổ (tấn) 1.000 1.500 2.000 2.500 3 Chế biến gỗ xuất khẩu (m3) 450.000 460.000 480.000 50.000

Nguồn: [69, tr. 10].

Trong những năm qua, sự liên doanh, liên kết kinh tế giữa các công ty, xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp quân đội với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước đã được tiến hành với quy mô ngày càng rộng. Thông qua sự liên doanh liên kết đó, các đơn vị đã hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Những kết quả nghiên cứu, thực nghiệm về khoa học - công nghệ trong quân đội, nhất là những phát minh sáng chế có tính chất lưỡng dụng đã được nghiên cứu áp dụng một cách có hiệu quả trong các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các ngành kinh tế dân dụng. Bên cạnh đó có những lĩnh vực thực sự là thế mạnh riêng của quân đội như: kiến thức, kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật của quân đội trong chiến tranh như công binh, sửa chữa hậu cần, giao thông vận tải, xây dựng cơ bản tiếp tục được khai thác, nâng cao và phát huy có hiệu quả trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.

Một số doanh nghiệp trong quân đội đã cùng với các doanh nghiệp nhà nước tham gia đấu thầu và thắng thầu quốc tế đối với các công trình xây dựng cơ bản ở trong nước như: công trình xây dựng nhà máy thủy điện Nam Thợn Hin Bun tỉnh Bo Li Khăm Xay, công trình xây dựng nhà máy

thủy điện Nạm Thợn hai tỉnh Khăm Muộn, Khai Thắc Than Hồng Xa - Đức Nai tỉnh Xay Nhạ Bu Ly.... Hàng năm số dự án liên doanh giữa các công ty nước ngoài với quân đội nhân dân Lào đã tăng lên từ 2,5-3 lần so với năm trước, trong đó chủ yếu là liên doanh khai thác và chế biến gỗ xuất khẩu, sản xuất các vật liệu xây dựng như xi măng, đá. Quan hệ làm ăn kinh tế với nước ngoài của quân đội ngày càng được mở rộng, đã có nhiều nước đến ký hợp đồng mua sản phẩm gỗ như: Nhật bản, Hồng công, Singapo, Ấn độ... Năm 1994 đến 1997 mỗi tháng nhà máy sản xuất và chế biến gỗ

"Dafi" xuất khẩu từ 330-460 m3, với giá bình quân là 1.550 đôla/m3. Việc quân đội nhân dân Lào mở rộng được quan hệ kinh tế với nước ngoài là một lợi thế cơ bản để hoạt động sản xuất kinh doanh của quân đội có khả năng vươn lên trong cạnh tranh, thu hút được các nguồn vốn nước ngoài, tiếp thu được kinh nghiệm, khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của mình.

Những năm qua, một số công ty, doanh nghiệp trong quân đội đã tiến hành xuất khẩu một số mặt hàng sang các thị trường Hồng Kông, Nhật Bản, Triều Tiên những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gỗ, cà phê, xa nhân, chè, nhờ đó mà thu được một lượng ngoại tệ để nhập một số mặt hàng cần thiết mà trong nước chưa sản xuất được, chủ yếu là máy móc, thiết bị để nâng cao trang bị kỹ thuật cho các doanh nghiệp quân đội. Năm 1997, giá trị hàng hóa xuất khẩu của công ty phát triển miền núi đã chiếm tới 30%

tổng giá trị các mặt hàng xuất khẩu trong quân đội. Ngoài việc sản xuất và lưu thông hàng hóa nói trên, các công ty doanh nghiệp trong quân đội còn tạo được nguồn thu nhập đáng kể từ các hoạt động du lịch và dịch vụ. Các khu du lịch như công viên văn hóa các bộ tộc Lào (Viên Chăn), khu du lịch Phủ Khẩu Khoai (Viên Chăn), khu du lịch Đen Sa Vẳn (Vang Viêng), hàng

năm đã thu hút được hàng ngàn khách du lịch trong nước và ngoài nước đến tham quan giải trí.

Trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn ở Lào từ đầu năm 1990 đến nay, quân đội đã tập trung lao động, vật tư, thiết bị tiến hành mở rộng diện tích đất trồng trọt lên tới 1.980 ha. Năm 1995-1996 toàn quân đã trồng được các loại rau màu và đã thu hoạch được 329,5 tấn, đến năm 1997 sản lượng rau màu thu được lên tới 1.113 tấn.

Đồng thời trồng các loại cây ăn quả như năm 1996 trồng được 80.939 cây, năm 1997 số cây trồng được lên tới 1.853.000 cây, so với năm 1996 tăng gần 2,4 lần [69, tr. 13]. Những con số trên chưa tính đến các đơn vị, các công ty quân đội đã cùng với nhân dân các địa phương trồng cây phân tán hoặc trồng cây gây rừng. Năm 1997-1999, công ty Dafi và công ty nông - lâm nghiệp đã mở rộng vùng trồng cây công nghiệp để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản, trên diện tích 1.500 ha với số lượng 18.000.000 cây các loại [70, tr. 26]. Còn về chăn nuôi, so với năm 1996, năm 1997 toàn quân đã có 6.839 con trâu, tăng 7%; 5.508 con bò, tăng 4%; 5.611 con lợn, tăng 5%; gà, vịt 50.773 con, tăng 1,5%; cá: 951.959 con tăng 6% [69, tr. 16].

Những thành tựu đạt được trong việc khai hoang mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi nói trên biểu hiện rõ tinh thần phấn đấu không mệt mỏi của quân đội và nhân dân các bộ tộc Lào ở các địa phương trong lao động sản xuất, tự lực, tự cường để giải quyết những khó khăn, thách thức đang nảy sinh hàng ngày, hàng giờ trong đời sống sinh hoạt của các cán bộ chiến sĩ, và của nhân dân, làm cho phong trào lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm nói chung, và phong trào tham gia xây dựng kinh tế của các lực lượng quân đội nói riêng có bước phát triển mới.

Hai là, thực hiện Nghị quyết 11 và Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng NDCM Lào về việc đẩy mạnh công tác chuyển xuống cơ sở, Bộ Quốc phòng đã cử hàng trăm cán bộ quân đội xuống các vùng

nông thôn trọng điểm mà Nhà nước đã giao cho Bộ Quốc phòng quản lý như vùng Mường Phùn tỉnh Bò Kẹo, đặc khu Xây Xổm Bun, mường Lậu Ngạn tỉnh Xa La Văn v.v... Trong hai năm (1996 - 1998) đã có 605 cán bộ quân đội xuống xây dựng cơ sở ở 15 vùng trọng điểm trong cả nước. Tại đây, họ đã cùng với cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng ở địa phương, tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân các bộ tộc Lào học tập, quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng nông thôn miền núi, tích cực tham gia phong trào xóa đói giảm nghèo, đầu tư phát triển, giải quyết việc làm tăng thu nhập, cải thiện điều kiện ăn, ở, đi lại, chữa bệnh và học tập của nhân dân. Đồng thời ra sức xây dựng lực lượng công an, dân quân tự vệ thành lực lượng có tổ chức, được huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, cùng với nhân dân tạo nên thế trận quốc phòng an ninh, bảo đảm sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Lâu nay, vấn đề khó khăn và hạn chế lớn nhất của nhân dân các bộ tộc Lào đối với việc nhận thức và thực hiện công cuộc cải tạo, xây dựng xã hội mới là trình độ dân trí rất thấp. Vì vậy, cán bộ quân đội xuống cơ sở và các đơn vị quân đội đóng quân tại chỗ đã cùng với cán bộ địa phương kiên trì vận động nhân dân mở mang sự nghiệp văn hóa giáo dục, góp công góp sức cùng với Nhà nước xây dựng trường học, giúp đỡ cô giáo, thầy giáo, động viên và tạo điều kiện cho con em mình đến trường ngày càng đông.

Cùng với các đoàn nghệ thuật và các đội chiếu bóng lưu động của ngành văn hóa thông tin, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng đã tổ chức các điểm sáng văn hóa ở các vùng nông thôn, miền núi và các đội văn nghệ để đáp ứng yêu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của nhân dân các bộ tộc Lào.

Qua những năm quân đội thực hiện chủ trương đẩy mạnh công tác chuyển xuống cơ sở, đã làm cho kinh tế nông thôn phát triển một bước, văn hóa xã hội có sự đổi mới tích cực, trình độ dân trí đã được nâng lên rõ rệt. Sự tin tưởng của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ngày càng sâu rộng; các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước đã ban hành được nhân dân thực hiện nghiêm; khí thế lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi gia đình, mỗi thôn xóm đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi ở nhiều nơi;

tiềm lực quốc phòng an ninh, ý thức cảnh giác cách mạng của nhân dân đối với những âm mưu và hành động phá hoại của địch ngày càng được nâng cao.

Ba là, để phục vụ tốt công tác quốc phòng an ninh và đẩy mạnh việc sản xuất và lưu thông hàng hóa giữa thành thị với nông thôn, giữa vùng đồng bằng đến vùng biên giới và vùng miền núi xa xôi, vùng các bộ tộc ít người, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn, giảm dần sự chênh lệch quá xa giữa thành thị với nông thôn, trong những năm qua quân đội và nhân dân Lào đã tập trung số lượng lớn lao động, tiền vốn và các phương tiện vật chất khác để xây dựng hai con đường mang tính chiến lược. Đó là đường số một từ mường Khăm Kợt tỉnh Bò Lỳ Khăm Xay đến tỉnh Viêng Chăn, tỉnh Xiêng Khoảng có tổng chiều dài 658 km, và đường số 8 từ tỉnh Xiêng Khoảng đi đến mường Hồng Xa - mường Ngân - mường Xiềng Hon - mường Khoọp tỉnh Xay Nhạ Bu Ly có chiều dài 780 km [67, tr.

5]. Việc hoàn thành và đưa vào sử dụng hai con đường trên là một thành tựu to lớn đáng tự hào mà quân đội và nhân dân Lào giành được trong sự nghiệp đổi mới kinh tế nói chung, thực hiện sự kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng nói riêng.

Bốn là, những năm qua, trong các lực lượng quân đội nhân dân Lào còn có phong trào nhận thầu xây dựng nhà ở, nhà ăn, nhà nghỉ để tự cải

thiện điều kiện sinh hoạt vật chất và văn hóa của mình bằng nguồn vốn tự có của đơn vị kết hợp với vốn do ngân sách của cấp trên cấp. Năm 1997 - 1998, các đơn vị quân đội đã xây dựng được 57 công trình với chi phí giá thành là 1.871.041.084 kíp. Đến cuối năm 1998 toàn quân đã xây dựng được 3.460 ngôi nhà bao gồm nhà ở, nhà nghỉ và nhà ăn. Trong đó có 792 ngôi nhà đã được xây dựng hoàn chỉnh đưa vào sử dụng, 1.037 ngôi nhà tiếp tục hoàn chỉnh và 1.631 ngôi nhà đang xây dựng dở dang [68, tr. 43].

Trong các đơn vị quân đội thuộc lực lượng thường trực, trong những năm qua đã dấy lên phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để tự cải thiện đời sống cho mình. Từ năm 1996 - 1997, phong trào này đã thu được 854.953.030 kíp [68, tr. 26].

Ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, trong những năm qua, các đơn vị, các công ty, doanh nghiệp quân đội còn quan tâm đến công tác xã hội, như việc đầu tư xây dựng trường để cho con em của mình và con em của nhân dân được học hành; Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Y tế cử nhiều đoàn y, bác sĩ xuống các đơn vị và các địa phương để khám và chữa bệnh cho quân đội và nhân dân, nhất là bệnh sốt rét; công tác văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cũng được phát triển sôi nổi ở các đơn vị, các công ty, doanh nghiệp quân đội, đã có ảnh hưởng tốt đến phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng ở các địa phương.

Sau 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, do Đảng NDCM Lào đề xướng và lãnh đạo, quân đội nhân dân Lào đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thực hiện mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc công cuộc xây dựng đất nước. Có thể khái quát lại như sau:

1- Bộ phận quân đội trực tiếp làm kinh tế, đến nay đã hình thành được một hệ thống sản xuất kinh doanh, bao gồm nhiều nhà máy, xí

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ KINH tế mối QUAN hệ GIỮA KINH tế với QUỐC PHÒNG ở CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 82 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w