Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với chiến lược quốc phòng - an ninh

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ KINH tế mối QUAN hệ GIỮA KINH tế với QUỐC PHÒNG ở CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 101 - 104)

Đó là một yêu cầu rất cấp bách và cần phải đặc biệt coi trọng nhằm phát huy tiềm lực kinh tế sao cho có tác động tích cực đến sức mạnh quốc phòng, tạo được tiềm năng to lớn trong tiến trình xây dựng kinh tế và bảo vệ đất nước hiện nay.

Trong chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội cũng như trong chiến lược và kế hoạch củng cố quốc phòng, an ninh phải thể hiện rõ sự gắn bó chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, sao cho mỗi bước phát triển kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời cũng là một bước tăng cường tiềm lực quốc phòng, đặc biệt chú trọng những địa bàn chiến lược trọng điểm như vùng núi, vùng biên giới, vùng thành thị và các khu công nghiệp quan trọng, Các kế hoạch đầu tư xây dựng những công trình kinh tế phải bảo đảm khả năng tự bảo vệ và góp phần giữ vững thế trận quốc phòng, an ninh chung. Mặt khác mỗi công trình quốc phòng phải bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh tế an ninh chung cho toàn khu vực.

Quán triệt tư tưởng tiến công, tinh thần chủ động, tích cực, quan điểm làm chủ vừa đẩy mạnh kinh tế phát triển, vừa bảo đảm quốc phòng vững chắc trong các ngành kinh tế cũng như trong quá trình hoạt động của quốc phòng, bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa và phát triển, hạn chế đến mức tốt nhất những đảo lộn mất cân đối có thể xảy ra khi tình thế biến động. Tập trung cho những vấn đề then chốt chủ yếu cả về kinh tế và quốc phòng, thực hiện được tính vững chắc, nhưng linh hoạt, cơ động trong cơ cấu kinh tế, trong các hoạt động kinh tế. Trong thời bình, tập trung cho xây dựng kinh tế, khi cần thiết chuyển nhanh tiềm lực kinh tế đã được xây dựng tích lũy thành sức mạnh của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

Củng cố quốc phòng phải nhằm phát triển kinh tế,thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng một cách hài hòa, trong đó chú ý không thể bỏ qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế, không thể tùy tiện vì yêu cầu của quốc phòng mà bất chấp quy luật kinh tế. phải tính đến các lợi ích kinh tế, kết hợp chặt chẽ lợi ích kinh tế với yêu cầu quốc phòng, đó là một trong những quan điểm cơ bản phải nắm vững và quán triệt trong khi cụ thể hóa đường lối của Đảng thành chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.

Dưới đây, là một số quan điểm định hướng trong nội dung chiến lược phát triển kinh tế gắn liền với chiến lược củng cố quốc phòng - an ninh.

Quan điểm thứ nhất: Đó là sự phù hợp và ăn khớp trong việc bố trí và xây dựng hệ thống chiến lược về phát triển kinh tế, xã hội và tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh. Về thực chất đây là kế hoạch, quy hoạch bố trí sản xuất, phân vùng kinh tế thực hiện được sự kết hợp giữa lao động với đất đai, tài nguyên, lực lượng chiến đấu, phương tiện vật chất với địa hình một cách khoa học, hợp lý bảo đảm ở đâu cũng có lực lượng xây dựng kinh tế và lực lượng chiến đấu đã được chuẩn bị và có sẵn những điều

kiện cần thiết để sản xuất có hiệu quả và đánh thắng giặc trong mọi tình huống.

Quan điểm thứ hai: Đó là sự thống nhất giữa lợi ích phát triển kinh tế, xã hội với yêu cầu củng cố quốc phòng an ninh trong cơ cấu lao động xã hội. Về thực chất đây là việc tổ chức, phân công lại lao động xã hội và phân bố lại dân cư trên phạm vi cả nước, cũng như từng ngành, từng địa phương và cơ sở sao cho mọi lao động đều có việc làm, mọi tài nguyên đều được khai thác, mọi ngành nghề đều được phát triển, mọi cơ sở vật chất kỹ thuật đều được sử dụng một cách có hiệu quả, nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu lao động cho quốc phòng nói chung, cho quân đội nói riêng, trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch cân đối cả về kinh tế cũng như quốc phòng. Đây là những vấn đề thuộc về khoa học tổ chức, xây dựng lực lượng hậu bị, về bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ lao động bằng nhiều cách trong nhà trường, ngoài xã hội vừa là lực lượng sản xuất cơ bản, vừa là lực lượng chiến đấu khi chiến tranh xảy ra.

Quan điểm thứ ba: Đó là sự thống nhất giữa việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa với việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền quốc phòng toàn dân. Sự thống nhất này khắc phục tình trạng biệt lập giữa công nghiệp quốc phòng với công nghiệp dân dụng, có thể gây nên sự tốn kém, lãng phí về nhân tài, vật lực của đất nước. Theo tinh thần đó, các cơ quan quản lý nhà nước phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của các ngành kinh tế của từng đơn vị sản xuất kinh doanh đối với việc bảo đảm kỹ thuật cho quân đội và quốc phòng, để xác định phương hướng nhiệm vụ sản xuất cho quốc phòng, phương hướng sản xuất khi có chiến tranh, phương hướng chuẩn bị động viên khả năng sản xuất, bao gồm cả nhân lực và phương tiện vật chất cho quốc phòng. Trên cơ sở đó có kế hoạch đầu tư phát triển các

ngành công nghiệp dân dụng và công nghiệp quốc phòng một cách thống nhất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quan điểm thứ tư: Đó là việc xây dựng hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý kinh tế, xã hội đủ sức quản lý công cuộc xây dựng kinh tế và sự nghiệp củng cố quốc phòng - an ninh. Đây vừa là phương hướng quan trọng thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng, vừa là một biểu hiện đặc trưng không thể thiếu được của cơ cấu kinh tế kết hợp với cơ cấu quốc phòng.

Đây không phải là sự hòa tan giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu quốc phòng, mà là việc bảo đảm hai cơ cấu đó thống nhất được với nhau, khắc phục được những mâu thuẫn và hạn chế sinh ra từ nhu cầu của nhiệm vụ quân sự với việc tập trung sự quản lý vào một bộ máy quản lý thống nhất, bộ máy quản lý kinh tế xã hội duy nhất của đất nước. Và chỉ có thể thực hiện được sự thống nhất kinh tế và quốc phòng trong tổ chức, quản lý kinh tế xã hội thì mới bảo đảm tính thống nhất, tính tập trung, tính kế hoạch, tính cân đối một yêu cầu rất nghiêm túc của sự kết hợp. Văn kiện Đại hội VI của Đảng NDCM Lào đã chỉ rõ: "Các địa phương tỉnh, huyện cần đưa ra cho mình một kế hoạch hợp lý về việc bố trí, sắp xếp cơ cấu kinh tế, cơ cấu quốc phòng sao cho cơ cấu ấy vừa hợp lý, vừa ăn khớp với nhau trong tổ chức thực hiện [78, tr.

45].

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ KINH tế mối QUAN hệ GIỮA KINH tế với QUỐC PHÒNG ở CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w