I. mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức :
- Củng cố, nâng cao kiến thức đã học về văn tự sự.
2. Kĩ nẵng :
- Có kĩ năng tự đánh giá trình độ, năng lực của bản thân về kĩ năng xây dựng cốt truyện, nhân vật, xây dựng ngôn ngữ nhân vật trong kể chuyện đời thường và trí tưởng tượng của HS.
3. Thái độ :
- Giáo dục HS ý thức cẩn thận.
II. Chuẩn bị.
1. Thầy : Nghiên cứu tài liệu, soạn GA, bảng phụ.
2. Trò : Học bài cũ, soạn bài mới.
III. các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. KTBC :
* Nêu vai trò của yếu tố nghị luận và yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ?
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài.
* Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề văn.
- GV chép đề lên bảng. - HS đọc lại đề bài.
I.Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề văn.
* Đề bài : Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm
“ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
H: Xác định kiểu văn bản phải làm ?
H: Nêu những yêu cầu của đề ?
- Văn bản tự sự.
- Xác định yêu cầu.
+ Nội dung : kể lại cuộc gặp gỡ và trò
1. Tìm hiểu yêu cầu của đề.
H: Từ việc tìm hiểu đề, hãy lập dàn ý cho đề văn ?
chuyện giữa em và người lính trong bài thơ.
+ Yêu cầu : Vận dụng được yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận vào bài.
- 1 HS lên bảng, HS còn lại làm ra giấy nháp.
- Đối chiếu với bài làm của mình -> nhận xét .
2. Lập dàn ý.
A. MB : Giới thiệu tình huống gặp gỡ.
B. TB : Diễn biến cuộc gặp gỡ.
1. Khắc hoạ hình ảnh người lính lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc.
- Giọng nói : khoẻ, vang…
- Tiếng cười : sảng khoái … - - Khuôn mặt : thể hiện vẻ già
dặn, từng trải nhưng vẫn có nét hóm hỉnh, yêu đời. ( Yếu tố miêu tả nội tâm : miêu tả những suy nghĩ tình cảm của em khi gặp gỡ người chiến sĩ )
2. Cuộc trò chuyện giữa em với người chiến sĩ.
- Người lính Trường Sơn kể lại cuộc sống chiến đấu, những năm tháng đánh Mĩ gian khổ ác liệt. ( Dựa vào nội dung bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Khắc hoạ hình tượng người chiến sĩ lái xe : tình cảm, những đặc điểm phẩm chất của anh bộ đội trong chiến tranh. ) - Bày tỏ những suy nghĩ của em về chiến tranh, về quá khứ hào hùng của cha anh là trang sử vẻ vang chói lọi ( yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận ).
- Trách nhiệm gìn giữ hoà bình ( yếu tố nghị luận ).
C. kết bài :
- Cuộc chia tay và ấn tượng
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tự sửa lỗi.
- GV trả bài, nhận xét .
* Ưu điểm : Đa số HS nắm được yêu cầu của đề, đưa được yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận vào bài.
Một số bài viết có cách kể độc đáo, luận điểm sắc, cảm xúc suy nghĩ chân thành.
* Nhược điểm : Một số bài kể chuyện còn sơ sài, chưa đưa được yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm vào bài.
Còn sai chính tả, một số bài diễn đạt câu văn còn lủng củng.
- GV yêu cầu HS xem lại bài -> phát hiện lỗi sai ->
sửa lỗi.
- GV sửa một số lỗi cơ bản trên bảng.
- Xem lại bài của mình.
- HS phát hiện lỗi sai , tự sửa lỗi, trao đổi bài cho bạn để kiểm tra lại.
- HS sửa lỗi.
của em về người lính và ước mơ của mình.
II. Chữa lỗi.
1. Lỗi chính tả.
2. Lỗi diễn đạt.
4. Hướng dẫn HS học ở nhà.
- Ôn tập kiến thức về văn tự sự.
- Lập dàn ý cho các đề trong “ Bài viết số 3”.
- Chuẩn bị cho kiểm tra học kì I.
Lớp dạy: 9a Tiết dạy(TTKB): 2 Ngày day: 27/11/2010 Sĩ số: 23 Vắng:
Lớp dạy: 9b Tiết dạy(TTKB): 3 Ngày day: 27/11/2010 Sĩ số: 23 Vắng: