Tổ chức nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu Trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học (Trang 68 - 78)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍ THÔNG MINH CỦA HỌC SINH LỚP 4

2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

Tìm hiểu thực trạng mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng ấy.

2.1.2. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu thực trạng gồm 2 giai đoạn - Giai đoạn 1: Khảo sát thử nghiệm (ngày 11/2/2014)

+ Số lượng khách thể thử nghiệm: 20 học sinh được chọn ngẫu nhiên (10 học sinh trường Ba Tơ và 10 học sinh trường Ba Vì) được Ban Giám Hiệu mỗi trường cung cấp.

+ Nội dung thử nghiệm: trắc nghiệm bài tập do chúng tôi biên soạn để đo mức độ trí thông minh của trẻ.

- Giai đoạn 2: Khảo sát chính thức (từ ngày 17/2/2014 – 3/3/2014)

Quá trình khảo sát chính thức được tiến hành để đạt được mục đích nghiên cứu thực trạng thông qua việc sử dụng phối hợp một số phương pháp nghiên cứu.

2.1.3. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu

- Phân loại mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4; phân tích mức độ trí thông minh của trẻ theo một số phương diện như giới tính, dân tộc, thành phần gia đình, học lực, trường học.

- Bước đầu tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ trí thông minh học sinh lớp 4.

2.1.4. Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu thực trạng: 154 học sinh lớp 4; 42 giáo viên tiểu học, 1 Hiệu trưởng, 1 Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn khối 4; 5 ở trường tiểu học Thị trấn

Ba Tơ và Ba Vì, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi và 16 phụ huynh của trẻ. Trong đó, học sinh lớp 4 là khách thể nghiên cứu chính. Số lượng khách thể nghiên cứu được chi tiết hóa ở bảng sau:

Bảng 2.1. Phân bố khách thể nghiên cứu chính Số lượng, tỉ lệ

Tham số Số lượng Tỉ lệ Toàn mẫu

Số lượng Tỉ lệ

Trường Ba Tơ 80 51,95

154 100,00

Ba Vì 74 48,05

Giới tính Nam 55 35,71

154 100,00

Nữ 99 64,29

Dân tộc Kinh 93 60,39

154 100,00

Hre 61 39,61

Gia đình

Trí thức 33 21,43

154 100,00

Buôn bán 16 10,39

Nông dân 105 68,18

Học lực

Giỏi 38 24,68

154 100,00

Khá 60 38,96

Trung bình 56 36,36

* Vài nét về các trường tiểu học nghiên cứu:

Chọn mẫu nghiên cứu gồm trường tiểu học Thị trấn Ba Tơ và trường tiểu học Ba Vì tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Cả hai trường đều có cơ sở vật chất, trang thiết bị, không gian học tập, vui chơi cho trẻ tương đối tốt. Đặc biệt trong những năm qua, học sinh ở 2 trường tiểu học này đã đạt được nhiều thành tích cao trong học tập và các phong trào (như múa hát sân trường, trò chơi lớn,…) do Phòng giáo dục huyện Ba Tơ và Sở Giáo dục Quảng Ngãi tổ chức. Các trường này có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chế độ đãi ngộ và lương bổng ổn định nên giáo viên rất yên tâm công tác. Bên cạnh những điểm tương đồng, giữa hai trường tiểu học này cũng có những sự khác biệt nhất định. Cụ thể, Thị trấn Ba Tơ là trường tiểu học đạt

chuẩn quốc gia còn trường Ba Vì dự kiến đến 2015 mới đạt được danh hiệu này. Ở trường Thị trấn Ba Tơ, số lượng học sinh dân tộc Kinh chiếm đa số, có ít học sinh dân tộc thiểu số (Hre), số lượng học sinh đến lớp ổn định nên hoạt động dạy học và giáo dục ở trường Thị trấn Ba Tơ khá thuận lợi. Còn ở trường Ba Vì, học sinh dân tộc Hre chiếm đa số, số lượng học sinh đến lớp thường không ổn định, trẻ hay nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình đi rẫy mà ít khi đến trường. Giáo viên ở trường này thường xuyên phải đến nhà làm công tác vận động trẻ đến trường sau mỗi dịp Lễ, Tết,…(nhất là Tết nguyên đán). Do vậy, việc tổ chức hoạt động dạy học và các hoạt động khác ở trường Ba Vì thường khá khó khăn.

* Vài nét về học sinh và phụ huynh học sinh ở mẫu nghiên cứu

- Nhìn chung, đa phần học sinh ở mẫu nghiên cứu đều có biểu hiện bình thường về tâm lý, trẻ chăm, ngoan, lễ phép.

- Về phụ huynh học sinh: Số đông phụ huynh làm nghề nông, điều kiện về thời gian, kinh tế và sự quan tâm đến trẻ còn khá hạn chế, nhất là ở trường Ba Vì với đa số phụ huynh học sinh là người dân tộc Hre nên sự quan tâm của họ đối với hoạt động học tập của trẻ còn nhiều hạn chế.

2.1.5. Cách thức tổ chức các phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Trắc nghiệm, điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, thống kê toán học,…trong đó, trắc nghiệm là phương pháp chính, các phương pháp khác là phương pháp bổ trợ.

2.1.5.1. Phương pháp trắc nghiệm (Test)

a. Mục đích: Tìm hiểu mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 theo các mức phân loại. So sánh mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ở các phương diện: Trường, giới tính, dân tộc, học lực, thành phần gia đình.

+ Thời gian thực hiện: từ 17/2/2014 – 24/2/2014

b. Mô tả các trắc nghiệm: Để tìm hiểu mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4, người nghiên cứu sử dụng trắc nghiệm Raven màu và trắc nghiệm bài tập.

* Trắc nghiệm Raven màu: Mẫu trắc nghiệm được tạm mượn để sử dụng là mẫu

“Coloured progressive matrices prepared by J.C. Raven, published by HIS. Lwis &

Co. Ltd. London J.C. Raven Ltd”. Trắc nghiệm này do Raven (người Anh) xây dựng,

đây là loại trắc nghiệm phi ngôn ngữ (còn gọi là trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn chuẩn) dựa trên cơ sở của thuyết tri giác hình thể của Tâm lý học Gestalt và thuyết tân phát sinh của Spearman.

+ Mục tiêu: Tìm hiểu mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4.

+ Nội dung: Trắc nghiệm Raven màu gồm ba sét: A; AB và B. Mỗi sét có 12 bài tập được xếp theo thứ tự từ 1 đến 12. Mỗi bài tập gồm 1 khung hình và 6 hình nhỏ. Học sinh phải tìm ở những hình dưới để lắp vào khung hình sao cho phù hợp nhất. Ba sét bài tập và các bài tập trong mỗi sét đều được xếp theo độ khó tăng dần.

+ Cách thực hiện: Người nghiên cứu tiến hành đo đạc mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi theo từng lớp với 1 nghiệm viên. Nghiệm viên đảm bảo đúng các yêu cầu khi hướng dẫn trẻ làm trắc nghiệm theo các bước sau:

- Bước 1: Phát cho mỗi học sinh một bộ trắc nghiệm, phiếu ghi kết quả. Yêu cầu học sinh ghi đầy đủ thông tin cá nhân lên phiếu trả lời [Phụ lục 1, Mẫu 1].

- Bước 2: Hướng dẫn học sinh làm trắc nghiệm.

- Bước 3: Học sinh thực hiện trắc nghiệm (thời gian từ 15 – 20 phút).

- Bước 4: Thu lại phiếu trả lời trắc nghiệm của học sinh khi hết thời gian làm bài.

+ Xử lý và đánh giá: Bài trắc nghiệm được chấm điểm theo khóa điểm và được đánh giá theo thang điểm chuẩn. Mỗi bài tập đúng sẽ được 1 điểm, điểm tối đa của bài trắc nghiệm là 36 điểm.

Người nghiên cứu xử lý kết quả theo các bước sau:

- Bước 1: Chấm điểm thô

- Bước 2: Tính điểm IQ của từng học sinh theo công thức của Wechsler IQ = (X – X)/SD * 15 + 100

Trong đó:

IQ là chỉ số trí thông minh của từng học sinh

X: Điểm thô mà mỗi học sinh đạt được qua bài trắc nghiệm X: Điểm trung bình của nhóm học sinh làm bài trắc nghiệm SD: Độ lệch chuẩn

- Bước 3: Sau khi tính được điểm IQ của mỗi học sinh, chúng tôi sẽ chiếu theo phân loại chuẩn 7 mức trí tuệ (thang đo Wechsler) và xác định mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

* Trắc nghiệm bài tập

Đây là trắc nghiệm do chúng tôi soạn thảo. Việc soạn thảo trắc nghiệm này được thực hiện trên cơ sở tham khảo một số tài liệu có liên quan như:

Trắc nghiệm trong đề tài: “Khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6 tại Quận 5, TP HCM” [21].

Trắc nghiệm trong đề tài: “Khảo sát năng lực trí tuệ của học sinh lớp 5 tại thị xã Đồng Xoài – tỉnh Bình Phước, năm học 2005 – 2006” [23].

Trắc nghiệm trí thông minh và đố vui trí tuệ [37].

Sách giáo khoa Toán 4 [3], Tiếng Việt 4 [4].

Bài trắc nghiệm có 56 câu. Sau khi tiến hành thử nghiệm để xác định hệ số tin cậy, độ khó, độ phân cách của từng câu trắc nghiệm trên nhóm nghiệm thể thử nghiệm chúng tôi chọn được 40 câu đưa vào trắc nghiệm chính thức có hệ số tin cậy là 0,826.

+ Nội dung trắc nghiệm bài tập được chia thành hai phần: Phần A: thông tin cá nhân của học sinh làm trắc nghiệm; phần B: Nội dung chính của trắc nghiệm. Phần nội dung chính gồm có 40 câu hỏi chia 4 nhóm lĩnh vực. Cụ thể là:

- Nhóm 1: Ngôn ngữ (từ câu 1 đến câu 12). Nhóm này liên quan đến kiến thức từ vựng, ngữ pháp Tiếng Việt.

- Nhóm 2: Trí nhớ (từ câu 13 đến câu 18). Nhóm này liên quan đến một số tri thức cơ bản (khoa học, lịch sử, địa lý,..) mà học sinh đã được học trong chương trình lớp 4 cũng như 1 số tri thức khác phù hợp với lứa tuổi.

- Nhóm 3: Tư duy (từ câu 19 đến câu 34). Nhóm này liên quan chủ yếu đến việc giải các bài tập trong chương trình môn Toán lớp 4.

- Nhóm 4: Tri giác (từ câu 35 đến câu 40). Nhóm này liên quan đến việc nhận diện hai đối tượng tương đồng trong nhóm đối tượng đã cho trước,….

+ Cách thực hiện: Người nghiên cứu tiến hành đo đạc mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi theo từng

lớp với 1 nghiệm viên. Nghiệm viên đảm bảo đúng các yêu cầu khi hướng dẫn trẻ làm trắc nghiệm theo các bước sau:

- Bước 1: Phát cho mỗi học sinh một bộ trắc nghiệm, phiếu ghi kết quả. Yêu cầu học sinh ghi đầy đủ thông tin cá nhân lên phiếu trả lời [Phụ lục 1, Mẫu 2].

- Bước 2: Hướng dẫn học sinh làm trắc nghiệm.

- Bước 3: Học sinh thực hiện trắc nghiệm (thời gian từ 60 – 70 phút) (có giải lao giữa giờ 5 phút).

- Bước 4: Thu lại phiếu trả lời trắc nghiệm của học sinh sau khi hết thời gian làm bài.

+ Xử lý và đánh giá: Bài trắc nghiệm được chấm điểm theo khóa điểm và được đánh giá theo thang điểm chuẩn. Mỗi bài tập đúng sẽ được 1 điểm, điểm tối đa của bài trắc nghiệm là 40 điểm.

Người nghiên cứu xử lý kết quả theo các bước giống như ở trắc nghiệm Raven màu.

2.1.5.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

a. Mục đích: Tìm hiểu ý kiến của giáo viên; cán bộ quản lý trường tiểu học và phụ huynh về trí thông minh của học sinh lớp 4.

b. Nội dung: Tìm hiểu ý kiến của giáo viên; cán bộ quản lý trường tiểu học và phụ huynh về trí thông minh của học sinh lớp 4 gồm 2 mẫu bảng hỏi với từng nội dung cụ thể sau:

* Mẫu dành cho giáo viên tiểu học [Phụ lục 2, Mẫu 1]. Bảng hỏi gồm 2 phần Phần A: Thu thập thông tin cá nhân của giáo viên tiểu học được khảo sát.

Phần B: Nội dung chính của phiếu gồm 6 câu hỏi chia thành 2 nhóm:

Nhóm 1: (6 câu)

+ Câu 1: Khảo sát ý kiến của giáo viên tiểu học về mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 tại trường họ đang công tác. Người trả lời chọn 1 trong 3 mức độ: Cao, TB, thấp.

+ Câu 2: Khảo sát ý kiến của giáo viên tiểu học về mức độ một số phẩm chất tư duy (chỉ số biểu hiện trí thông minh) của học sinh lớp 4. Mỗi phẩm chất có 3 lựa chọn, điểm số được cho tương ứng với từng lựa chọn là: 3 = cao; 2 = TB; 1 = thấp.

+ Câu 3: Khảo sát ý kiến của giáo viên tiểu học về ảnh hưởng của các yếu tố đến thực trạng mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4. Mỗi yếu tố có 5 lựa chọn, điểm số được cho tương ứng với từng lựa chọn là: 5 = rất nhiều, 4 = nhiều; 3 = TB; 2 = ít ảnh hưởng; 1 = không ảnh hưởng.

+ Câu 4: Khảo sát ý kiến giáo viên tiểu học về một số khó khăn họ thường gặp trong quá trình rèn luyện để nâng cao mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4. Người trả lời chọn 1 trong 3 ý kiến: Đồng ý, phân vân, không đồng ý.

+ Câu 6: Khảo sát ý kiến giáo viên về một số biện pháp nhằm nâng cao mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4. Phần này là câu hỏi mở, giáo viên viết ý kiến cá nhân vào phần (….) trong phiếu.

Nhóm 2:

+ Câu 5: Khảo sát mức độ sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao mức độ trí thông minh cho học sinh lớp 4. Người trả lời chọn 1 trong 3 mức: Thường xuyên, thỉnh thoảng, không bao giờ.

- Cách thực hiện: Nêu mục đích, ý nghĩa của bảng hỏi và hướng dẫn giáo viên tiểu học cách trả lời. Sau khi giáo viên trả lời xong, người nghiên cứu tiến hành thu lại phiếu.

d. Cách xử lý kết quả:

+ Câu 1, 4, 5: Tính tỉ lệ % ở từng mức độ giáo viên tiểu học lựa chọn và nhận xét kết quả.

+ Câu 2, 3: Tính ĐTB ở từng yếu tố cụ thể mà giáo viên tiểu học lựa chọn và nhận xét kết quả. Trong đó: ở câu 2 điểm số được quy đổi như sau: 1,00 – 1,66 là mức độ “thấp”; 1,67– 2,32 là mức độ “TB” và 2,33 - 3,00 là mức độ “cao”; còn ở câu 3 thì điểm số được quy đổi theo cách: 1,00 – 1,80 là mức độ “không ảnh hưởng”;

1,81 – 2,60 là mức độ “ít ảnh hưởng”; 2,61 – 3,40 là mức “TB”; 3,41 – 4,20 là mức

“nhiều” và 4,21- 5,00 là mức “rất nhiều”.

+ Câu 6: Những ý kiến đề xuất của giáo viên tiểu học được sử dụng để tham khảo thêm trong quá trình đề xuất biện pháp nâng cao mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4.

* Mẫu dành cho phụ huynh học sinh lớp 4 [Phụ lục 2, Mẫu 2]: Bảng hỏi gồm 2 phần

Phần A: Thu thập thông tin cá nhân của phụ huynh học sinh lớp 4 được khảo sát.

Phần B: Nội dung chính của bảng hỏi gồm 4 câu hỏi:

+ Câu 1: Khảo sát ý kiến phụ huynh về sự quan tâm của họ đối với việc nâng cao mức độ trí thông minh của con cái họ. Người trả lời chọn 1 trong 4 mức độ: Rất quan tâm; quan tâm, ít quan tâm và không quan tâm.

+ Câu 2: Khảo sát ý kiến phụ huynh về một số khó khăn họ thường gặp trong quá trình nâng cao mức độ trí thông minh của con cái họ. Người trả lời chọn 1 trong 3 ý kiến: Đồng ý, phân vân và không đồng ý.

+ Câu 3: Khảo sát tần suất thực hiện các việc làm của phụ huynh nhằm nâng cao mức độ trí thông minh của con cái họ. Người trả lời chọn 1 trong 3 mức: Thường xuyên, thỉnh thoảng và không bao giờ.

+ Câu 4: Khảo sát ý kiến của phụ huynh về một số biện pháp để nâng cao mức độ trí thông minh của con cái họ. Phần này là câu hỏi mở, phụ huynh viết ý kiến cá nhân vào phần (….) trong phiếu.

- Cách thực hiện: Nêu mục đích, ý nghĩa của bảng hỏi và hướng dẫn phụ huynh cách trả lời. Sau khi phụ huynh trả lời xong, người nghiên cứu tiến hành thu lại phiếu.

- Cách xử lý kết quả:

+ Câu 1; 2; 3: Tính tỉ lệ % từng mức độ phụ huynh học sinh lựa chọn và nhận xét kết quả.

+ Câu 4: Những ý kiến đề xuất của phụ huynh được sử dụng để tham khảo thêm trong quá trình đề xuất biện pháp nâng cao mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4.

* Mẫu dành cho cán bộ quản lý trường tiểu học [Phụ lục 2, Mẫu 3]: Bảng hỏi gồm 2 phần

Phần A: Thu thập thông tin cá nhân cán bộ quản lý trường học được khảo sát.

Phần B: Nội dung chính của bảng hỏi gồm 5 câu hỏi:

+ Câu 1: Khảo sát ý kiến cán bộ quản lý về một số đặc điểm cơ bản của học sinh tại trường tiểu học họ giữ chức vụ quản lý. Người trả lời ghi những nội dung trả lời vào phiếu theo những số liệu mà nhà trường đang quản lý.

+ Câu 2: Khảo sát ý kiến cán bộ quản lý về một số đặc điểm cơ bản của giáo viên tiểu học tại trường họ giữ chức vụ quản lý. Người trả lời ghi những nội dung trả lời vào phiếu theo những số liệu mà nhà trường đang quản lý.

+ Câu 3: Khảo sát ý kiến cán bộ quản lý về một số thuận lợi và khó khăn tại trường họ giữ chức vụ quản lý. Người trả lời ghi ý kiến cá nhân vào phần (…) trong phiếu.

+ Câu 4: Khảo sát ý kiến cán bộ quản lý về một số biện pháp mà nhà trường sử dụng để phát triển trí thông minh của học sinh. Người trả lời ghi ý kiến vào phần (…) trong phiếu.

+ Câu 5: Khảo sát ý kiến, đề xuất của cán bộ quản lý về một số biện pháp nâng cao hiệu quả phát triển trí thông minh cho học sinh lớp 4. Người trả lời ghi ý kiến vào phần (…) trong phiếu.

- Cách thực hiện: Nêu mục đích, ý nghĩa của bảng hỏi và hướng dẫn cán bộ quản lý cách trả lời. Sau khi thầy (cô) giáo trả lời xong, người nghiên cứu thu lại phiếu.

- Cách xử lý kết quả:

Những ý kiến của cán bộ quản lý trường tiểu học được sử dụng để minh họa thêm cho các kết quả nghiên cứu hoặc tham khảo thêm trong quá trình đề xuất biện pháp nâng cao mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4.

c. Thời gian thực hiện: từ 25/2/2014 – 1/3/2014 2.1.5.3. Phương pháp quan sát

a. Mục đích: Thu thập thông tin về

+ Cách thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh lớp 4 của giáo viên tiểu học.

+ Những biểu hiện trí thông minh của học sinh lớp 4 trong hoạt động học tập.

b. Đối tượng được quan sát là giáo viên tiểu học và học sinh lớp 4.

c. Cách thực hiện:

+ Quan sát cách thức tổ chức 10 tiết học (4 tiết Toán, 4 tiết Tiếng Việt, 1 tiết Tự nhiên – Xã hội, 1 tiết Lịch sử và địa lý….) của giáo viên tiểu học có kèm biên bản quan sát [Phụ lục 3, Mẫu 1].

+ Quan sát trẻ ở một số phẩm chất tư duy (chỉ số biểu hiện trí thông minh) trong hoạt động học tập có kèm theo biên bản quan sát [Phụ lục 3, Mẫu 2].

Một phần của tài liệu Trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)