Chương 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ TRÍ THÔNG MINH CỦA HỌC SINH LỚP 4 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI
3.2. Biện pháp nâng cao mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
3.2.1. Biện pháp tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh lớp 4 thông qua phương pháp dạy học khám phá theo lý thuyết kiến tạo phối hợp với các phương pháp khác một cách hiệu quả
3.2.1.1. Mục đích
Giúp học sinh tự lĩnh hội tri thức thông qua hoạt động khám phá để hiểu rõ về tri thức; ghi nhớ tri thức ấy lâu bền hơn và vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề nhận thức một cách chính xác, nhanh chóng.
3.2.1.2. Nội dung
- Cung cấp những tri thức cần thiết về phương pháp dạy học khám phá cho giáo viên tiểu học.
- Rèn kỹ năng sử dụng phương pháp dạy học khám phá cho giáo viên tiểu học.
- Tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh bằng phương pháp dạy học khám phá theo lý thuyết kiến tạo ở các môn học trong chương trình, sách giáo khoa lớp 4.
3.2.1.3. Điều kiện vận dụng
Để đảm bảo hiệu quả của biện pháp này:
- Giáo viên tiểu học phải được trang bị đầy đủ tri thức về phương pháp dạy học khám phá theo lý thuyết kiến tạo, phải có kỹ năng sử dụng phương pháp này một cách thành thạo; đồng thời phải biết sử dụng linh hoạt, phối hợp phương pháp dạy học khám phá với các phương pháp dạy học tích cực khác (thảo luận nhóm, nêu vấn đề,….) để tăng hiệu quả của dạy học khám phá.
- Các điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho dạy học phải được đảm bảo.
- Trong quá trình dạy học, giáo viên phải biết phát huy tối đa mọi sự hiểu biết và kinh nghiệm sẵn có của học sinh để vận dụng vào việc suy nghĩ, tìm kiếm, khám phá tri thức mới.
- Giáo viên phải tôn trọng mọi giả thuyết (đề xuất) mà học sinh nêu ra, đồng thời phải để trẻ tự nhận thấy những điều đã hợp lý hay chưa hợp lý trong giả thuyết của mình và từ đó trẻ có thể tự điều chỉnh cho phù hợp.
3.2.2. Biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 4 đa dạng, phong phú
3.2.2.1. Mục đích
Nhằm giúp học sinh có nhiều cơ hội hơn để tìm hiểu, củng cố các kiến thức cũ trong chương trình học tập ở cấp tiểu học, các kiến thức khoa học vui, các kiến thức về Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và tiểu sử Bác Hồ,….từ đó mở rộng vốn kiến thức, hiểu biết của trẻ.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp
- Cung cấp những tri thức cần thiết về tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học.
- Rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học.
- Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp đa dạng, phong phú cho học sinh lớp 4.
Chúng tôi có thể đơn cử một vài hoạt động ngoài giờ lên lớp có thể tổ chức như:
+ Tổ chức cuộc thi “Ai thông minh hơn ?”
Nội dung chi tiết của hoạt động ngoài giờ lên lớp dạng này như sau:
Lựa chọn các nội dung sẽ thi
Thiết kế kế hoạch cuộc thi Tiến hành tổ chức cuộc thi
+ Tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” gồm: kể chuyện, giải câu đố,…
Lựa chọn các nội dung sẽ giao lưu Thiết kế kế hoạch giao lưu
Tiến hành tổ chức giao lưu 3.2.2.3. Điều kiện vận dụng
Để đảm bảo hiệu quả của biện pháp này, cần phải:
- Giáo viên tiểu học phải được trang bị đầy đủ tri thức về tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, phải có kỹ năng tổ chức hoạt động này một cách thành thạo; đồng thời phải linh hoạt, mềm dẻo khi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp để đảm bảo vừa giúp học sinh nâng cao hiểu biết về các nội dung học tập và các nội dung liên quan khác, vừa có thể hình thành ở học sinh một số kỹ năng nhất định như diễn đạt ý tưởng, trình bày vấn đề, hùng biện, tăng khả năng phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt,…cho trẻ. Từ đó giúp trẻ có vốn kiến thức, kỹ năng,…để học tập và tham gia hoạt động khác tốt hơn.
- Các điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho hoạt động ngoài giờ lên lớp phải được đảm bảo như: khoảng không gian sinh hoạt ngoài trời mát mẻ, sạch sẽ, rộng rãi; phòng ốc tổ chức các cuộc thi đảm bảo đủ số chỗ ngồi cho học sinh tham dự; các loại máy móc, thiết bị,…đảm bảo.
- Giáo viên phải biết tạo ra không khí thật sự thoải mái, vui vẻ để trẻ được tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách say mê, hào hứng, nhiệt tình.
- Giáo viên phải tôn trọng mọi ý tưởng, phương án trả lời của trẻ,…đồng thời phải khuyến khích, động viên để trẻ tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động.
3.2.3. Biện pháp hướng dẫn học sinh hình thành kỹ năng giải quyết một số dạng bài tập cơ bản nhất ở các môn học trong chương trình, sách giáo khoa lớp 4
3.2.3.1. Mục đích
Giúp học sinh hình thành kỹ năng giải quyết một số dạng bài tập cơ bản nhất ở các môn học trong chương trình, sách giáo khoa lớp 4 để trẻ có thể nhanh chóng, dễ dàng và đạt sự chính xác trong việc giải quyết một số dạng bài tập này giúp trẻ học tập tốt hơn.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
- Cung cấp những tri thức cần thiết về kỹ năng giải quyết một số dạng bài tập cơ bản nhất ở các môn học trong chương trình, sách giáo khoa lớp 4 và quy trình rèn luyện kỹ năng này cho giáo viên tiểu học.
- Giáo viên tiểu học hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết một số dạng bài tập cơ bản nhất ở các môn học trong chương trình, sách giáo khoa lớp 4.
3.2.3.3. Điều kiện vận dụng
- Giáo viên tiểu học phải được trang bị đầy đủ tri thức về kỹ năng giải quyết một sô dạng bài tập cơ bản nhất ở các môn học trong chương trình, sách giáo khoa lớp 4 cũng như quy trình rèn luyện kỹ năng này cho học sinh tiểu học. Đồng thời, mỗi giáo viên phải có kỹ năng hướng dẫn học sinh hình thành, rèn luyện kỹ năng giải quyết một số dạng bài tập cơ bản nhất ở các môn học trong chương trình, sách giáo khoa lớp 4 một cách thành thạo; phải thật sự hiểu biết về khả năng nhận thức, khả năng học tập và các khó khăn của từng học sinh (ví dụ: khả năng sử dụng Tiếng Việt, khả năng tiếp thu, diễn đạt,… của học sinh người dân tộc thiểu số) cũng như xác định rõ mức độ quan tâm, đầu tư cho học tập (thời gian, dụng cụ học tập,…) của cha mẹ học sinh đối với từng trẻ, mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình trẻ để có kế hoạch, biện pháp hướng dẫn trẻ rèn luyện kỹ năng này một cách phù hợp giúp trẻ học tập và tham gia các hoạt động khác có hiệu quả hơn.
- Các điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc hướng dẫn trẻ rèn luyện kỹ năng giải quyết một số dạng bài tập cơ bản nhất các môn học trong chương trình sách giáo khoa lớp 4 phải được đảm bảo như phòng ốc, dụng cụ học tập, sách vở, ….
- Trong quá trình hướng dẫn trẻ rèn luyện kỹ năng giải quyết một số dạng bài tập cơ bản nhất các môn học trong chương trình sách giáo khoa lớp 4, giáo viên cần thiết tạo ra không khí thật sự thoải mái, vui vẻ để trẻ không lo lắng, sợ sệt khi tham gia vào việc rèn luyện kỹ năng này.
- Giáo viên phải tôn trọng đặc điểm cá nhân của học sinh (dân tộc, tôn giáo,…) và các yếu tố khác như điều kiện kinh tế gia đình, nghề nghiệp của cha mẹ trẻ, các khả năng hiện có của trẻ,…không phê bình, chê cười trẻ khi trẻ sai sót trong việc đặt lời
giải, tính toán, phải khuyến khích, động viên để trẻ tự tin, tích cực tham gia rèn luyện kỹ năng này.