Đánh giá một số biểu hiện trong trí thông minh của học sinh lớp 4

Một phần của tài liệu Trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học (Trang 100 - 104)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍ THÔNG MINH CỦA HỌC SINH LỚP 4

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

2.2.3. Đánh giá một số biểu hiện trong trí thông minh của học sinh lớp 4

Để đưa ra đáp án chính xác cho các bài tập đòi hỏi học sinh phải có khả năng quan sát, phân tích, so sánh và thiết lập mối quan hệ giữa khung hình lớn và 6 hình nhỏ cho sẵn rồi chọn 1 trong 6 hình nhỏ đó lắp vào khung hình lớn cho phù hợp nhất.

Kết quả khảo sát cho thấy:

- Đối với nhóm bài tập ở mức độ dễ và TB (xét theo độ khó của từng câu trắc nghiệm) gồm 28 câu: Có từ 49,35 – 87,01% học sinh có đáp án chính xác, gồm học sinh có học lực TB; khá và giỏi.

- Đối với nhóm bài tập ở mức độ khó (7 bài) và rất khó (3 bài): Chỉ phần đông học sinh có học lực giỏi và 1 số ít học sinh có học lực khá giải quyết thành công.

Những học sinh có học lực TB không có đáp án chính xác ở các bài tập này.

Từ số liệu khảo sát này có thể thấy khả năng quan sát, phân tích và so sánh đã phát triển ở tất cả học sinh trong toàn mẫu nghiên cứu nhưng với các mức độ khác nhau, trong đó ở học sinh học lực giỏi mức độ này cao nhất, tiếp theo là học sinh học lực khá và thấp nhất là ở nhóm học sinh học lực TB.

Khi xem xét tính khái quát hóa của học sinh lớp 4, chúng tôi nhận thấy: Đa phần học sinh lớp 4 được khảo sát có mức độ khái quát hóa từ “TB” trở lên (tỉ lệ 90,91%) chỉ có 9,09% học sinh ở mức độ “thấp”. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn học sinh hoàn thành trắc nghiệm Raven màu nhanh nhất ở lớp 4A, trường Ba Tơ về cách thức thực hiện các bài tập này thì được em chia sẻ: “Em nhìn khung hình lớn và 6 hình nhỏ xung quanh để tìm ra mối liên hệ giữa hình lớn và các hình nhỏ này, đối với những bài tập mà hình có màu thì đẹp và dễ phát hiện quy luật sắp xếp hơn những bài tập có hình đen – trắng vì hình đen - trắng không đẹp và dễ bị nhầm lẫn ạ…”

2.2.3.2. Ở trắc nghiệm bài tập

* Xét theo tính định hướng: Để chọn được đáp án chính xác cho từng câu hỏi, học sinh phải có khả năng thiết lập mối liên hệ giữa nhiệm vụ cần giải quyết trong từng câu hỏi với các kiến thức, các dạng bài tập đã biết trước đó rồi vận dụng để giải quyết nhiệm vụ mới.

- Đối với các câu hỏi ở mức độ dễ (xét theo độ khó của câu trắc nghiệm)

Số liệu khảo sát cho thấy: Nhóm câu hỏi ở mức độ dễ gồm 10 câu (câu 1; 2; 5; 6;

8; 13; 14; 20; 24 và 25), tỉ lệ học sinh trả lời đúng trên toàn mẫu nghiên cứu dao động từ 74,68% - 89,61% bao gồm học sinh ở cả 3 nhóm học lực TB, khá và giỏi; trong đó nhóm học lực giỏi có số học sinh trả lời đúng nhiều nhất, tiếp theo là nhóm học sinh học lực khá và thấp nhất là nhóm học sinh học lực TB.

- Đối với các câu hỏi ở mức độ TB (xét theo độ khó của câu trắc nghiệm) Theo kết quả khảo sát, ở nhóm câu hỏi mức độ TB gồm 21 câu (3; 4; 7; 9; 10;

12; 15; 16; 19; 21; 22; 23; 28; 29; 30; 31; 32; 33; 35; 37 và 39): Tỉ lệ học sinh trả lời đúng trên toàn mẫu nghiên cứu dao động từ 58,44% - 69,48% bao gồm học sinh ở cả 3 nhóm học lực TB, khá và giỏi, trong đó nhóm học lực giỏi có số học sinh trả lời đúng nhiều nhất, tiếp theo là nhóm học sinh học lực khá và thấp nhất là nhóm học sinh học lực TB.

- Đối với nhóm câu hỏi ở mức độ khó (xét theo độ khó của câu trắc nghiệm) Số liệu nghiên cứu cho thấy: Ở nhóm câu hỏi mức độ khó gồm 8 câu (7; 11; 17;

18; 26; 34; 38 và 40), tỉ lệ học sinh trả lời đúng trên toàn mẫu nghiên cứu từ 27,27% - 29,87% bao gồm học sinh ở cả 3 nhóm học lực TB, khá và giỏi nhưng tỉ lệ học sinh ở nhóm học lực giỏi trả lời đúng từ 52,63 - 86,84%; tỉ lệ này ở nhóm học sinh học lực khá là từ 6,67 - 30,00% và ở nhóm học sinh học lực TB là từ 1,79 - 19,64%, tức là học sinh nhóm học lực giỏi trả lời đúng nhiều nhất; ở vị trí thứ 2 là học sinh nhóm học lực khá và thấp nhất là học sinh nhóm học lực TB.

- Đối với câu hỏi ở mức độ rất khó (xét theo độ khó của câu trắc nghiệm) là câu 27: chỉ có 31,58% học sinh ở nhóm học lực giỏi; 3,58% học sinh ở nhóm học lực khá và 1,79% học sinh ở nhóm học lực TB trả lời đúng.

Như vậy, học sinh nhóm học lực giỏi trả lời đúng nhiều nhất ở tất cả các nhóm câu hỏi; vị thứ 2 là học sinh nhóm học lực khá và cuối cùng là học sinh ở nhóm học lực TB. Chúng tôi quan niệm, chính khả năng định hướng và khái quát hóa đã giúp học sinh nhận ra mối liên hệ giữa các bài tập trong trắc nghiệm bài tập với các dạng bài tập mà trẻ đã được biết trước đó trong quá trình học tập, tái hiện lại cách giải từng dạng bài tập và áp dụng các cách giải bài tập của các dạng đó để tìm ra đáp án cho từng câu hỏi.

Khi xem xét tính định hướng của học sinh lớp 4 theo các mức độ chúng tôi nhận thấy: Chỉ 1,30% học sinh có mức độ định hướng “thấp”; 63,64% học sinh có mức độ định hướng “TB” và 35,06% học sinh có mức độ định hướng “cao”. Như vậy, đa phần học sinh lớp 4 được khảo sát có mức độ định hướng từ “TB” trở lên (tỉ lệ 98,70%).

* Xét theo một số khả năng khác - Ở khả năng ngôn ngữ

Theo số liệu khảo sát: Có đến 94,81% học sinh có khả năng ngôn ngữ ở mức

“TB” trở lên, chỉ còn 5,19% học sinh ở mức độ “thấp”. Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết học sinh lớp 4 được khảo sát đều thực hiện tương đối thành công các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực ngôn ngữ. Theo ý kiến của Cô P.T.P.L (giáo viên trường tiểu học Ba Vì): “các câu hỏi này vừa sức với học sinh Hre và dễ đối với đa số học sinh người Kinh, do vậy đa phần trẻ đều có thể đưa ra đáp án chính xác”.

- Ở khả năng trí nhớ

Số liệu nghiên cứu cho thấy: Có đến 83,77% học sinh có khả năng trí nhớ từ mức

“TB” trở lên, còn 16,23% học sinh có khả năng trí nhớ ở mức độ “thấp”. Khi chúng tôi đề nghị 1 học sinh ngẫu nhiên nhận xét về mức độ khó của các câu hỏi ở lĩnh vực này thì được em chia sẻ: “Em thấy mấy câu hỏi này không khó lắm, đây là những nội dung chúng em đã được học rồi, nhưng nó có các đáp án gần giống nhau nên nếu không nhớ chính xác thì rất dễ nhầm lẫn, đặc biệt là câu 17 và câu 18 rất dễ sai…”

- Ở khả năng tư duy

Theo kết quả khảo sát: Có đến 87,66% học sinh có khả năng tư duy từ mức “TB”

trở lên và còn 12,34% học sinh ở mức độ “thấp”. Theo quan sát của chúng tôi, các bài tập ở lĩnh vực này không khó đối với học sinh trong mẫu nghiên cứu vì nhiều trẻ có đáp án chính xác. Theo ý kiến trao đổi của nhiều giáo viên ở trường tiểu học Ba Vì, những bài tập này thường được kết cấu trong đề thi học kỳ nên vừa sức với đa phần học sinh nên trẻ có thể thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, với một số học sinh có học lực TB và nhất là học sinh dân tộc thiểu số, việc giải quyết thành công những bài tập này là không dễ dàng. Chúng tôi cũng hỏi ngẫu nhiên một học sinh nữ Hre ở lớp 4A, trường Ba Vì về mức độ khó của các bài tập này thì được em chia sẻ: “Có nhiều bài tập khó quá, em không biết cách làm…”. Những chia sẻ của giáo viên tiểu học và học sinh này đã gợi mở cho chúng tôi ý tưởng tổ chức hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết các dạng toán cơ bản nhất trong chương trình môn Toán lớp 4 nhằm giúp trẻ có thể thành công hơn khi giải các bài tập thuộc những dạng này, từ đó trẻ sẽ học tập tốt hơn.

- Ở khả năng tri giác

Số liệu khảo sát cho thấy: Có đến 72,08% học sinh có khả năng tri giác từ mức

“TB” trở lên và 27,92% học sinh ở mức “thấp”. Chúng tôi đã hỏi 1 học sinh thực hiện xong bài trắc nghiệm này nhanh nhất ở lớp 4B trường Ba Vì về cách thức giải quyết các bài tập ở lĩnh vực này thì được em chia sẻ: “Em nhìn vào các hình đã cho rồi so sánh giữa các hình để tìm ra đáp án…”

Tóm lại: Từ kết quả phân tích một số biểu hiện trong trí thông minh của học sinh lớp 4 qua trắc nghiệm Raven màu và trắc nghiệm bài tập chúng tôi cho rằng: Tính định hướng và khái quát hóa đã phát triển ở tất cả học sinh trong mẫu nghiên cứu nhưng mức độ không đều nhau; học sinh nhóm học lực giỏi có mức độ tính định hướng và khái quát hóa cao nhất, xếp vị thứ 2 là ở học sinh nhóm học lực khá và thấp nhất là học sinh nhóm học lực TB. Đồng thời, các biểu hiện trong trí thông minh khác như khả năng ngôn ngữ, khả năng trí nhớ, khả năng tư duy và khả năng tri giác ở đa phần học sinh thuộc mẫu nghiên cứu có mức độ từ “TB” trở lên, chỉ còn một phần nhỏ học sinh ở mức “thấp”, điều này chứng tỏ đa phần học sinh có khả năng học tập tốt, chỉ có một số ít học sinh còn khó khăn trong học tập. Thiết nghĩ, cần xây dựng những biện pháp bồi dưỡng phát huy những thế mạnh của học sinh học tốt và phụ đạo, giúp đỡ, hướng dẫn những học sinh còn khó khăn trong học tập để trẻ học tốt hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy – học trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)