Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu Trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học (Trang 137 - 157)

Chương 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ TRÍ THÔNG MINH CỦA HỌC SINH LỚP 4 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI

3.3. Thực nghiệm sư phạm

3.3.3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

3.3.3.1. Kết quả mức độ trí thông minh của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC trước khi tham gia thực nghiệm

Kết quả khảo sát mức độ trí thông minh của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC trước khi tham gia thực nghiệm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.5. Mức độ trí thông minh của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm

Nhóm Mức độ trí thông minh (tỉ lệ %)

RXS XS TM TB TT K ĐĐ

TN 0,00 0,00 20,00 46,67 26,66 0,00 6,67 ĐC 0,00 0,00 20,00 53,33 20,00 0,00 6,67

Từ số liệu ở bảng trên, ta có biểu đồ mức độ trí thông minh của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC trước khi tham gia thực nghiệm như sau:

0.00 0.00 0.00 0.00

20.00 20.00 46.67

53.33

26.66 20.00

0.00 0.00

6.67 6.67 0

10 20 30 40 50 60 Tỉ lệ (%)

RXS XS TM TB TT K ĐĐ Mức độ trí thông minh

TN ĐC

Biểu đồ 3.1. Mức độ trí thông minh của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm

Theo số liệu ở biểu đồ 3.1 ta thấy:

- Mức độ trí thông minh ở nhóm TN và nhóm ĐC gồm các mức: “thông minh”;

“TB”, “tầm thường” và “đần độn”; không có học sinh nào đạt mức “rất xuất sắc”;

“xuất sắc” và mức “kém”.

- Ở nhóm TN: Có 66,67% học sinh đạt mức trí thông minh từ “TB” trở lên và 33,33 % học sinh ở dưới mức “TB”.

- Nhóm ĐC: Có 73,33% học sinh đạt mức trí thông minh từ “TB” trở lên và 26,67% học sinh ở dưới mức “TB”.

Nếu xét theo ĐTB: Nhóm TN có ĐTB = 17,40 và nhóm ĐC có ĐTB = 17,47.

Kết quả kiểm nghiệm T – Test cho thấy p = 0,899 (mức ý nghĩa 0,05) đã chứng tỏ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm.

Như vậy: Trước khi tham gia thực nghiệm, mức độ trí thông minh của nhóm TN và nhóm ĐC tương đồng nhau.

3.3.3.2. Kết quả mức độ trí thông minh của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC sau khi tham gia thực nghiệm

Kết quả khảo sát mức độ trí thông minh của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC sau khi tham gia thực nghiệm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.6. Mức độ trí thông minh của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC sau thực nghiệm

Nhóm Mức độ trí thông minh (tỉ lệ %)

RXS XS TM TB TT K ĐĐ

TN 0,00 0,00 60,00 33,33 0,00 0,00 6,67 ĐC 0,00 0,00 20,00 60,00 13,33 0,00 6,67

Từ bảng 3.6 ta có biểu đồ mức độ trí thông minh của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC sau khi tham gia thực nghiệm như sau:

0.00 0.00 0.00 0.00 60.00

20.00 33.33

60.00

0.00 13.33

0.00 0.00 6.67 6.67 0

10 20 30 40 50 60 Tỉ lệ (%)

RXS XS TM TB TT K ĐĐ Mức độ trí thông minh

TN ĐC

Biểu đồ 3.2. Mức độ trí thông minh của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC sau thực nghiệm

Dựa vào biểu đồ 3.2 ta thấy:

+ Xét theo tỉ lệ học sinh ở các mức trí thông minh: Cả 2 nhóm không có học sinh nào đạt trí thông minh ở mức “rất xuất sắc”; “xuất sắc”, không có học sinh ở mức

“kém”.

- Nhóm TN: Trí thông minh của học sinh có ở 3 mức độ “thông minh”; “TB”

và “đần độn”. Trong đó, có đến 93,33% học sinh đạt trí thông minh mức “TB” trở lên và chỉ 6,67% học sinh dưới mức “TB”.

- Nhóm ĐC: Trí thông minh của học sinh có ở 4 mức độ: “thông minh”;

“TB”; “tầm thường” và “đần độn”. Số liệu cho thấy, có 80,00% học sinh đạt trí thông minh mức “TB” trở lên và 20,00% học sinh nhóm có trí thông minh dưới mức “TB”.

Ta thấy: Tỉ lệ học sinh đạt trí thông minh mức “TB” trở lên của nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC là 13,33%. Đồng thời, ở nhóm TN không có học sinh nào trí thông minh mức “tầm thường” nhưng ở nhóm ĐC tỉ lệ này là 13,33%.

+ Nếu so sánh theo ĐTB: ĐTB của nhóm TN là 20,47 còn ĐTB của nhóm ĐC là 17,53. Kết quả kiểm tra bằng kiểm nghiệm T – Test cho thấy p = 0,000 (mức ý nghĩa 0,05) đã chứng tỏ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ trí thông minh của học sinh ở 2 nhóm này.

* Nếu xét cụ thể trong từng nhóm học sinh: a. Ở nhóm thực nghiệm

Kết quả khảo sát mức độ trí thông minh của học sinh nhóm TN trước và sau thực nghiệm như sau:

Bảng 3.7. Mức độ trí thông minh của học sinh nhóm TN trước và sau thực nghiệm

Nhóm Mức độ trí thông minh (tỉ lệ %)

RXS XS TM TB TT K ĐĐ

TN1 0,00 0,00 20,00 46,67 26,66 0,00 6,67 TN2 0,00 0,00 60,00 33,33 0,00 0,00 6,67 TN1: Nhóm TN trước thực nghiệm; TN2: Nhóm TN sau thực nghiệm

Từ bảng 3.7, ta có biểu đồ mức độ trí thông minh của nhóm TN trước và sau thực nghiệm như sau:

0.00 0.00 0.00 0.00 20.00

60.00 46.67

33.33 26.66

0.00 0.00 0.00

6.67 6.67 0

10 20 30 40 50 60 Tỉ lệ (%)

RXS XS TM TB TT K ĐĐ Mức độ trí thông minh

ể ồ

TN1 TN2

Biểu đồ 3.3. Mức độ trí thông minh của học sinh nhóm TN trước và sau thực nghiệm

Căn cứ vào tỉ lệ % học sinh ở từng mức trí thông minh sau khi thực nghiệm chúng tôi nhận thấy: Tỉ lệ học sinh đạt trí thông minh mức “thông minh” tăng lên khá lớn (từ 20,00% trước thực nghiệm lên 60,00% sau thực nghiệm), tỉ lệ học sinh có trí thông minh mức “TB” cũng giảm xuống khá đáng kể (từ 46,47% trước thực nghiệm còn 33,33% sau thực nghiệm). Đặc biệt không còn học sinh có mức trí thông minh

“tầm thường” (trước thực nghiệm là 26,26%). Số liệu cũng cho thấy, còn 6,67% học sinh có trí thông minh mức “đần độn”. Tìm hiểu về học sinh có trí thông minh mức

“đần độn” chúng tôi nhận ra đây là học sinh P.T.H (học sinh nữ, dân tộc Hre, lớp 4A có điểm IQ thấp nhất trong kết quả khảo sát thực trạng đã đề cập trước đây). Đồng thời, khi xem xét một cách chi tiết về từng học sinh ở nhóm thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy hầu hết các em đã có sự gia tăng về điểm số khi thực hiện trắc nghiệm bài tập đặc biệt ở các câu hỏi liên quan đến các dạng Toán cơ bản nhất trong chương trình Toán lớp 4 như: Dấu hiệu chia hết (câu 19; 23; 29; 30); tìm số trung bình cộng (câu 24 và 25); tìm 2 số khi biết tổng và hiệu (câu 26 và 27) các em đã có câu trả lời chính xác cho mỗi câu hỏi.

Tiến hành so sánh ĐTB của nhóm TN trước và sau thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt về điểm số qua trắc nghiệm bài tập. Cụ thể: ĐTB đã tăng 3,07 điểm (20,47 – 17,40 = 3,07). Kết quả kiểm nghiệm t (Paired samples T – Test) cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê về ĐTB nhóm TN trước và sau

khi thực nghiệm với p = 0,000 (mức ý nghĩa 0,05). Điều này chứng tỏ khi áp dụng biện pháp thực nghiệm mức độ trí thông minh của học sinh được cải thiện khá rõ.

b. Ở nhóm đối chứng

Kết quả khảo sát mức độ trí thông minh của học sinh nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm như sau:

Bảng 3.8. Mức độ trí thông minh của học sinh nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm

Nhóm Mức độ trí thông minh (tỉ lệ %)

RXS XS TM TB TT K ĐĐ

ĐC1 0,00 0,00 20,00 53,33 20,00 0,00 6,67 ĐC2 0,00 0,00 20,00 60,00 13,33 0,00 6,67 (ĐC1: Nhóm ĐC trước thực nghiệm; ĐC2: Nhóm ĐC sau thực nghiệm)

Từ bảng 3.8, ta có biểu đồ mức độ trí thông minh của nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm như sau:

0.00 0.00 0.00 0.00

20.00 20.00 53.33

60.00

20.00 13.33

0.00 0.00

6.67 6.67 0

10 20 30 40 50 60 Tỉ lệ (%)

RXS XS TM TB TT K ĐĐMức độ trí thông minh

ể ồ

ĐC1 TN2

Biểu đồ 3.4. Mức độ trí thông minh của học sinh nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm

- Ở nhóm ĐC: Trí thông minh của học sinh có ở 4 mức: “thông minh”; “TB”;

“tầm thường” và “đần độn”. Số liệu cho thấy: có 80,00% học sinh đạt trí thông minh mức “TB” trở lên và 20,00% học sinh có trí thông minh dưới mức “TB”. Khi phân tích kết quả này, chúng tôi thấy tỉ lệ học sinh có trí thông minh mức “thông minh” không thay đổi qua 2 lần đo (đều là 20,00%); mức “TB” tăng 6,67% (trước thực nghiệm là 53,33%; sau thực nghiệm là 60%); mức “tầm thường” giảm 6,67% (trước thực nghiệm

là 20,00%; sau thực nghiệm là 13,33%), mức “đần độn” không có sự thay đổi (cả 2 lần đo đều là 6,67%).

Khi so sánh ĐTB của nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch điểm số giữa 2 lần đo, nhưng rất nhỏ (17,53 - 17,47 = 0,06). Kết quả kiểm định t (Paired samples T – Test) với p = 0,334 (mức ý nghĩa 0,05) cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm ĐC trước và sau khi thực nghiệm.

Chúng tôi lý giải sự chuyển biến không đáng kể ở nhóm ĐC có thể do nhiều yếu tố nhưng đó là sự tăng lên bình thường vì học sinh vẫn có sự phát triển trí thông minh cho dù không có sự tác động sư phạm của người nghiên cứu. Song, sự phát triển của học sinh khó có thể cao nếu thiếu sự tác động tích cực, chủ động với các biện pháp thật sự khoa học, hiệu quả ở nhà trường.

3.3.3.3. Đánh giá sự biến đổi ở một số phẩm chất tư duy (chỉ số biểu hiện trí thông minh) của học sinh lớp 4

a. Trước thực nghiệm

Kết quả đánh giá mức độ một số phẩm chất tư duy của học sinh lớp 4 nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm như sau:

Bảng 3.9. Mức độ một số phẩm chất tư duy của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm qua hệ thống bài tập thứ 2

Phẩm chất tư duy Nhóm Mức độ (Tỉ lệ %)

Cao TB Thấp

Tính định hướng TN 6,67 26,66 66,67 ĐC 6,67 26,66 66,67 Tính khái quát hóa TN 6,67 20,00 73,33 ĐC 6,67 26,66 66,67 Tính tiết kiệm tư duy TN 0,00 20,00 80,00 ĐC 0,00 20,00 80,00

Số liệu ở bảng 3.9 cho thấy:

* Ở tính định hướng: Cả 2 nhóm TN và ĐC đều có tỉ lệ học sinh ở các mức độ

“cao”, “TB” và “thấp” là giống nhau; trong đó tỉ lệ học sinh ở mức độ “cao” là khá ít

(6,67%) nhưng tỉ lệ học sinh ở mức “thấp” là rất lớn (66,67%). Tuy nhiên, khi phân tích sâu bài làm của học sinh ở cả 2 nhóm, chúng tôi nhận thấy điểm số mà mỗi học sinh trong từng nhóm đạt được có khác nhau. Cụ thể:

+ Nhóm TN:

- Điểm cao nhất là 80 điểm; học sinh này làm đúng 8 bài tập gồm 2 bài ở dạng 1 (Dấu hiệu chia hết); 2 bài dạng 2 (Tìm số trung bình cộng); 2 bài dạng 3 (Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu); 1 bài dạng 4 (Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ) và 1 bài dạng 5 (Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ).

- Điểm thấp nhất là 10 điểm (em P.T.H). Em H chỉ làm đúng 1 bài ở dạng 2 (Tìm số trung bình cộng). Các bài tập còn lại em H đều chưa có đáp số chính xác.

+ Nhóm ĐC:

- Điểm cao nhất là 80 điểm; học sinh này làm đúng 8 bài tập gồm 2 bài ở dạng 1 (Dấu hiệu chia hết); 2 bài dạng 2 (Tìm số trung bình cộng); 2 bài dạng 3 (Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu); 2 bài dạng 4 (Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ).

- Thấp nhất là 20 điểm (em P.T.X, em X là 1 trong 2 học sinh nữ Hre có trí thông minh mức “đần độn” theo kết quả nghiên cứu thực trạng trước đây). Em X làm đúng 1 bài tập ở dạng 1 (Dấu hiệu chia hết) và 1 bài tập ở dạng 2 (Tìm số trung bình cộng).

Các bài tập khác, X đều chưa có đáp số chính xác .

* Ở tính khái quát hóa: Cả nhóm TN và nhóm ĐC đều có tỉ lệ học sinh ở mức độ

“cao” là khá ít (6,67%) nhưng tỉ lệ học sinh ở mức “thấp” là rất lớn (nhóm TN là 73,33%; nhóm ĐC là 66,67%). Khi tìm hiểu kỹ về bài làm của học sinh ở 2 nhóm thì cả 2 nhóm đều có điểm cao nhất là 15 điểm (giải đúng 2 bài tập dạng 1 và chỉ nêu đúng 1 quy luật) và điểm thấp nhất là 5 điểm (chỉ giải đúng 1 bài tập dạng 1, không nêu được quy luật nào).

* Ở tính tiết kiệm tư duy: Cả 2 nhóm TN và ĐC đều có tỉ lệ học sinh ở các mức độ “TB” và “thấp” là giống nhau và không có học sinh nào ở mức độ “cao”; trong đó tỉ lệ học sinh ở mức độ “TB” là 20,00%; tỉ lệ học sinh ở mức “thấp” lên đến 80,00%. Tuy nhiên, khi phân tích sâu bài làm của học sinh ở cả 2 nhóm, chúng tôi nhận thấy điểm số mà mỗi học sinh trong từng nhóm đạt được có khác nhau. Cụ thể:

+ Nhóm TN:

- Điểm cao nhất là 50 điểm; học sinh này làm đúng 6 bài tập gồm 2 bài dạng 2 (Tìm số trung bình cộng); 2 bài dạng 3 (Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu); 1 bài dạng 4 (Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ) và 1 bài dạng 5 (Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ) trong đó có 4 bài đúng và ngắn gọn (40 điểm) và 2 bài đúng nhưng không ngắn gọn (10 điểm) .

- Điểm thấp nhất là 0 điểm (em P.T.H). Em H không làm đúng bài tập nào ở các dạng 2; 3; 4; 5.

+ Nhóm ĐC:

- Điểm cao nhất là 50 điểm; học sinh này làm đúng 6 bài tập gồm 2 bài dạng 2 (Tìm số trung bình cộng); 2 bài dạng 3 (Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu); 1 bài dạng 4 (Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ) và 1 bài dạng 5 (Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ) trong đó có 4 bài đúng và ngắn gọn (40 điểm); 2 bài đúng nhưng không ngắn gọn (10 điểm).

- Thấp nhất là 10 điểm (em P.T.X) , em X làm đúng và ngắn gọn 1 bài tập ở dạng 2 (Tìm số trung bình cộng). Các bài tập khác ở dạng 3; 4; 5, X chưa có đáp án chính xác.

Từ kết quả phân tích trên đây, chúng tôi cho rằng giữa nhóm TN và nhóm ĐC có sự tương đồng nhau về mức độ của các phẩm chất tư duy.

Khi xét theo ĐTB mà mỗi nhóm đạt được:

* Ở tính định hướng: Nhóm TN có ĐTB là 30,00; ĐTB của nhóm ĐC là 30,67.

Kết quả kiểm định T – Test với p = 0,930 (mức ý nghĩa 0,05) chứng tỏ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tính định hướng giữa học sinh nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm.

* Ở tính khái quát hóa: Nhóm TN có ĐTB là 7,00; ĐTB của nhóm ĐC là 6,67.

Kết quả kiểm định T – Test cho thấy p = 0,772 (mức ý nghĩa 0,05) đã chứng tỏ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tính khái quát hóa giữa học sinh nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm.

* Ở tính tiết kiệm tư duy: Nhóm TN có ĐTB là 18,67; ĐTB của nhóm ĐC là 19,33. Kết quả kiểm định T – Test cho thấy p = 0,879 (mức ý nghĩa 0,05) chứng tỏ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tính tiết kiệm tư duy giữa học sinh nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm. Từ kết quả phân tích ở trên, chúng tôi khẳng định

không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh nhóm TN và nhóm ĐC về mức độ các phẩm chất tư duy trước thực nghiệm.

b. Sau thực nghiệm

Kết quả đánh giá mức độ một số phẩm chất tư duy của học sinh lớp 4 nhóm TN và nhóm ĐC sau thực nghiệm như sau:

Bảng 3.10. Mức độ một số phẩm chất tư duy của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC sau thực nghiệm qua hệ thống bài tập thứ 2

Phẩm chất tư duy Nhóm Mức độ (Tỉ lệ %)

Cao TB Thấp

Tính định hướng TN 20,00 60,00 20,00 ĐC 6,67 33,33 60,00 Tính khái quát hóa TN 33,33 60,00 6,67

ĐC 6,67 26,66 66,67 Tính tiết kiệm tư duy TN 20,00 60,00 20,00 ĐC 0,00 20,00 80,00

Số liệu ở bảng 3.10 cho thấy: Tỉ lệ học sinh ở các mức độ một số phẩm chất tư duy giữa nhóm TN và nhóm ĐC có sự chênh lệch khá rõ. Cụ thể:

* Ở tính định hướng:

Tỉ lệ học sinh nhóm TN nhiều hơn so với nhóm ĐC ở mức độ “cao” là 13,33%, ở mức độ “TB” là 26,67%. Riêng mức “thấp”, tỉ lệ học sinh nhóm ĐC nhiều hơn nhóm TN là 40%.

* Ở tính khái quát hóa:

Tỉ lệ học sinh nhóm TN nhiều hơn nhóm ĐC ở mức độ “cao” là 26,67%; ở mức độ “TB” là 33,34%. Riêng ở mức “thấp”, tỉ lệ học sinh nhóm ĐC nhiều hơn nhóm TN đến 60,00%.

* Ở tính tiết kiệm tư duy:

- Ở mức độ “cao”: Nhóm ĐC không có học sinh nào ở mức độ “cao”; nhóm TN có 20,00% học sinh đạt mức độ này.

- Ở mức độ “TB”, tỉ lệ học sinh ở nhóm TN nhiều hơn nhóm ĐC là 40,00%.

- Ở mức độ “thấp”, tỉ lệ học sinh nhóm ĐC nhiều hơn nhóm TN là 60,00%.

Tỉ lệ học sinh nhóm TN nhiều hơn nhóm ĐC ở mức “cao” là 26,67%; ở mức

“TB” là 33,34%. Riêng ở mức “thấp”, tỉ lệ học sinh nhóm ĐC nhiều hơn nhóm TN là 60,00%.

Tiến hành phân tích theo ĐTB mà mỗi nhóm đạt được:

* Ở tính định hướng

Nhóm TN có ĐTB là 52,00; ĐTB của nhóm ĐC là 31,33. Kết quả kiểm định T – Test cho thấy p = 0,03 (mức ý nghĩa 0,05) chứng tỏ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tính định hướng giữa học sinh nhóm TN và nhóm ĐC sau thực nghiệm.

* Ở tính khái quát hóa

Nhóm TN có ĐTB là 11,67; ĐTB của nhóm ĐC là 7,00. Kết quả kiểm định T – Test với p = 0,03 (mức ý nghĩa 0,05) chứng tỏ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tính khái quát hóa giữa học sinh nhóm TN và nhóm ĐC sau thực nghiệm.

* Ở tính tiết kiệm tư duy

Nhóm TN có ĐTB là 36,33; ĐTB của nhóm ĐC là 19,67. Kết quả kiểm định T – Test với p = 0,02 (mức ý nghĩa 0,05) đã chứng tỏ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tính tiết kiệm tư duy giữa nhóm TN và nhóm ĐC sau thực nghiệm.

Từ kết quả phân tích ở trên, chúng tôi khẳng định đã có sự khác biệt ý nghĩa giữa học sinh nhóm TN và nhóm ĐC về mức độ các phẩm chất tư duy sau thực nghiệm.

Nếu phân tích kỹ sự biến đổi mức độ các phẩm chất tư duy trong từng nhóm:

- Nhóm TN: Kết quả đánh giá sự biến đổi mức độ một số phẩm chất tư duy của học sinh lớp 4 nhóm TN trước và sau thực nghiệm như sau

Bảng 3.11. Mức độ một số phẩm chất tư duy của học sinh nhóm TN trước và sau thực nghiệm qua hệ thống bài tập thứ 2

Phẩm chất tư duy Nhóm Mức độ (Tỉ lệ %)

Cao TB Thấp

Tính định hướng TN1 6,67 26,66 66,67 TN2 20,00 60,00 20,00 Tính khái quát hóa TN1 6,67 20,00 73,33 TN2 33,33 60,00 6,67 Tính tiết kiệm tư duy TN1 0,00 20,00 80,00

TN2 20,00 60,00 20,00 (TN1: Nhóm TN trước thực nghiệm; TN2: Nhóm TN sau thực nghiệm)

Một phần của tài liệu Trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học (Trang 137 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)