Kết quả chung về mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học (Trang 78 - 87)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍ THÔNG MINH CỦA HỌC SINH LỚP 4

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1. Kết quả chung về mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1.1. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi qua trắc nghiệm Raven màu.

a. Kết quả phân tích trắc nghiệm Raven màu.

Tổng số học sinh làm trắc nghiệm: 154 (học sinh)

* Theo lý thuyết:

+ Điểm tối đa: 36 (điểm) + Điểm trung bình: 21 (điểm) + Độ khó vừa phải: 58,33%

*Theo mẫu nghiên cứu:

+ Điểm trung bình: 20,883 (điểm) + Độ lệch chuẩn: 6,262

+ Điểm cao nhất: 34; điểm thấp nhất:10 + Độ khó của bài trắc nghiệm: 58%

+ Hệ số tin cậy: 0,889

- Độ khó và độ phân cách của các câu trắc nghiệm trong Test Raven màu.

+ Độ khó các câu trắc nghiệm Theo lý thuyết thống kê:

Nếu độ khó của câu trắc nghiệm > độ khó vừa phải, ta kết luận câu trắc nghiệm ấy dễ hơn so với trình độ của học sinh.

Nếu câu trắc nghiệm có độ khó xấp xỉ độ khó vừa phải, ta kết luận câu trắc nghiệm ấy vừa sức đối với học sinh.

Nếu độ khó của câu trắc nghiệm < độ khó vừa phải, ta kết luận câu trắc nghiệm ấy khó hơn so với trình độ của học sinh.

Do đó, ta có các nhóm câu trắc nghiệm phân theo độ khó như sau:

Nhóm dễ có 7 câu (tỉ lệ 19,44 %) gồm: A1; A2; AB1; AB2; AB3; B1; B2.

Nhóm vừa phải có 19 câu (tỉ lệ 52,78%) gồm: A3; A4; A5; A6; A7; A8; A9;

A10; AB4; AB5; AB6; AB7; AB8; AB10; B3; B4; B5; B6; B7.

Nhóm khó có 7 câu (tỉ lệ 19,44 %) gồm: A11; A12; AB9; AB11; AB12; B8, B9.

Nhóm rất khó có 3 câu (tỉ lệ: 8,34 %) gồm: B10; B11; B12.

+ Độ phân cách câu trắc nghiệm: Gọi D là độ phân cách (ĐPC) của câu trắc nghiệm.

Theo lý thuyết thống kê:

Nếu D≥0,40 ta kết luận: câu trắc nghiệm có ĐPC tốt.

0,30≤D≤0,39 ta kết luận: câu trắc nghiệm có ĐPC khá tốt.

0,20≤D≤0,29 ta kết luận: câu trắc nghiệm có ĐPC tạm được.

D≤0,19 ta kết luận: câu trắc nghiệm có ĐPC kém.

Do đó, ta có các nhóm câu trắc nghiệm theo ĐPC như sau:

Nhóm câu có ĐPC rất tốt (16 câu; tỉ lệ: 44,45 %) gồm: A3; A4; A7; A10; A11;

A12; AB4; AB5; AB6; AB7; AB9; AB10; AB11; AB12; B3; B9.

Nhóm câu có ĐPC khá tốt (8 câu; tỉ lệ: 22,22%) gồm: A5; A8; B1; B5; B6; B8;

B10; B12.

Nhóm câu có ĐPC tạm được (12 câu; tỉ lệ: 33,33 %) gồm: A1; A2; A6; A9;

AB1; AB2; AB3; AB8; B2; B4; B7; B11.

Từ kết quả phân tích trắc nghiệm Raven màu trên đây, chúng tôi nhận thấy:

- Bài trắc nghiệm Raven màu có ĐTB là 20,883; độ lệch chuẩn là 6,262; các điểm trắc nghiệm dao động từ 10 đến 34 điểm; không có học sinh nào đạt điểm tối đa 36. Điều đó cho thấy điểm trắc nghiệm Raven màu của học sinh lớp 4 tập trung quanh ĐTB.

- Bài trắc nghiệm Raven màu đã được sử dụng có hệ số tin cậy cao, vừa sức với khách thể nghiên cứu. Các loại câu trắc nghiệm theo độ khó và độ phân cách có sự phân bố phù hợp. Điều đó đã khẳng định phần nào việc sử dụng trắc nghiệm Raven màu trên nhóm khách thể nghiên cứu là học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi hoàn toàn hợp lý và đáng tin cậy.

b. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Kết quả khảo sát mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 qua trắc nghiệm Raven màu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 qua trắc nghiệm Raven màu

IQ Mức độ Tần số Tỉ lệ %

130 trở lên Rất xuất sắc 1 0,65

120 – 129 Xuất sắc 15 9,74

110 – 119 Thông minh 34 22,08 90 - 109 Trung bình 56 36,36

80 - 89 Tầm thường 34 22,08

70 - 79 Kém 14 9,09

69 trở xuống Đần độn 0 0,00

Tổng 154 100,00

Từ bảng 2.2, ta có biểu đồ mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 qua trắc nghiệm Raven màu như sau:

0.65 9.74

22.08 36.36

22.08

9.09

0.00 0

5 10 15 20 25 30 35 40 Tỉ lệ (%)

RXS XS TM TB TT K ĐĐ Mức độ trí thông minh

Biểu đồ 2.1. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 qua trắc nghiệm Raven màu Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 được dựa trên điểm số IQ tìm được theo công thức của D. Wechsler phân loại dựa trên 7 mức chuẩn. Số liệu ở biểu đồ 2.1 cho thấy: Trí thông minh của học sinh lớp 4 được trải dài ở các mức độ từ mức “rất xuất sắc” cho đến mức “kém” (6 mức), không có học sinh nào ở mức độ “đần độn”.

- Theo số liệu nghiên cứu: Trên toàn mẫu có 32,47% học sinh có trí thông minh từ mức “thông minh” trở lên, trong đó có 22,08% học sinh đạt mức “thông minh”;

9,74% học sinh đạt mức “xuất sắc” và 0,65% học sinh đạt mức “rất xuất sắc”. Những học sinh từ mức “thông minh” trở lên (có IQ từ 110 trở lên), đã giải quyết tốt các bài tập đơn giản ở mỗi sét, các bài tập ở gần cuối mỗi sét khá phức tạp (A11, A12, AB9, AB11, B10, B11, B12) trẻ đã nhận ra quy luật và có đáp án chính xác. Tuy nhiên, ở trắc nghiệm Raven màu chưa có học sinh nào trong mẫu nghiên cứu đạt điểm số tối đa (36/36), chỉ có 1 học sinh đạt được 34 điểm thô (IQ =131) là cao nhất. Tìm hiểu về học sinh có chỉ số IQ cao nhất trong toàn mẫu, chúng tôi thấy học sinh này trả lời đúng 34 câu trắc nghiệm (bao gồm tất cả các câu ở sét A, AB và 10 câu sét B, trả lời chưa chính xác 2 câu: B11, B12).

- Ở biểu đồ 2.1, tỉ lệ học sinh có trí thông minh mức “TB” là nhiều nhất (36,36%), hơn 1/3 mẫu nghiên cứu. Tỉ lệ này phản ánh sự phân bố khá bình thường trong một trắc nghiệm phân loại mức độ trí thông minh của học sinh. Đây là những học sinh có điểm IQ từ 90 – 109. Qua việc tìm hiểu phiếu trả lời trắc nghiệm của trẻ, chúng tôi thấy những học sinh này đã giải quyết được các bài tập đơn giản ở cả 3 sét A, AB, B nhưng các bài tập tương đối phức tạp ở gần cuối mỗi sét, trẻ chưa có đáp án chính xác.

- Kết quả khảo sát cũng cho thấy: còn 31,17% học sinh có trí thông minh dưới mức “TB” (gồm 22,08% học sinh ở mức “tầm thường” và 9,09% ở mức “kém”). Khi xem xét phiếu trả lời trắc nghiệm của những học sinh này, chúng tôi thấy những trẻ (có IQ từ 74 – 88 điểm) đã giải được các bài tập đơn giản có màu sắc nổi bật nhưng các bài tập trắc nghiệm “đen – trắng” (B8, B10, B11, B12) trẻ hầu như chưa có đáp án đúng. Điều đó chứng tỏ việc tổ chức hoạt động dạy học cho lứa tuổi này cần quan tâm đến yếu tố trực quan sinh động gây hứng thú cho trẻ, kích thích trẻ tích cực hoạt động để giải quyết các nhiệm vụ là hết sức cần thiết, phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ em độ tuổi này.

Như vậy: Đánh giá trên toàn mẫu nghiên cứu: Có 68,83% học sinh đạt trí thông minh từ mức “TB” trở lên, còn 31,17% đạt dưới mức “TB”. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu mà chúng tôi đưa ra: Đa phần học sinh có mức trí thông minh

“TB”. Tỉ lệ học sinh có trí thông minh dưới mức “TB” còn nhiều đã đặt ra yêu cầu cần

thiết cho việc tổ chức hoạt động học tập và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 4 để rèn luyện nâng cao mức độ trí thông minh cho trẻ, giúp trẻ học tập tốt hơn.

2.2.1.2. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi qua trắc nghiệm bài tập.

a. Kết quả phân tích trắc nghiệm bài tập.

Tổng số học sinh làm trắc nghiệm: 154 (học sinh) - Theo lý thuyết:

+ Điểm tối đa: 40 (điểm) + ĐTB: 25 (điểm)

+ Độ khó vừa phải: 62,5%

- Theo mẫu nghiên cứu:

+ ĐTB: 25,175 (điểm) + Độ lệch chuẩn: 6,380

+ Điểm cao nhất: 37; điểm thấp nhất: 12 + Độ khó của bài trắc nghiệm: 62,95%

+ Hệ số tin cậy: 0,826

- Độ khó và ĐPC của các câu trắc nghiệm trong trắc nghiệm bài tập.

+ Độ khó câu trắc nghiệm

Theo quy ước trên đây, ta có các nhóm câu trắc nghiệm theo độ khó như sau:

Nhóm dễ (10 câu; tỉ lệ: 25,00 %) gồm các câu: 1; 2; 5; 6; 8; 13; 14; 20; 24; 25.

Nhóm vừa phải (21 câu; tỉ lệ: 52,50 %) gồm các câu: 3; 4; 9; 10; 12; 15; 16; 19;

21; 22; 23; 28; 29; 30; 31; 32; 33; 35; 36; 37; 39.

Nhóm khó (8 câu; tỉ lệ: 20,00 %) gồm các câu: 7; 11; 17; 18; 26; 34; 38; 40.

Nhóm rất khó (1 câu; tỉ lệ: 2,50) % là câu 27.

+ ĐPC câu trắc nghiệm

Theo quy ước trên đây, ta có các nhóm câu trắc nghiệm theo ĐPC như sau:

Nhóm câu có ĐPC rất tốt (15 câu; tỉ lệ: 37,50 %) gồm các câu: 3; 4; 7; 11; 12;

16; 17; 21; 23; 26; 31; 35; 38; 39; 40.

Nhóm câu có ĐPC khá tốt (12 câu; tỉ lệ: 30,00 %) gồm các câu: 5; 6; 9; 18; 19;

24; 25; 28; 29; 34; 36; 37.

Nhóm câu có ĐPC tạm được (13 câu; tỉ lệ: 32,50 %) gồm các câu: 1; 2; 8; 10; 13;

14; 15; 20; 22; 27; 30; 32; 33.

Từ kết quả phân tích trắc nghiệm bài tập trên đây, chúng tôi nhận thấy:

- Trắc nghiệm bài tập có ĐTB là 25,175; độ lệch chuẩn là 6,380; các điểm trắc nghiệm dao động từ 12 đến 37 điểm; không có học sinh nào đạt điểm tối đa 40. Điều đó cho thấy điểm trắc nghiệm bài tập của học sinh lớp 4 tập trung quanh ĐTB.

- Bài trắc nghiệm được sử dụng có hệ số tin cậy cao, vừa sức với khách thể nghiên cứu. Các loại câu trắc nghiệm theo độ khó và độ phân cách có sự phân bố phù hợp. Điều đó đã khẳng định phần nào việc sử dụng trắc nghiệm bài tập trên nhóm khách thể nghiên cứu là hoàn toàn hợp lý và đáng tin cậy.

b. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Số liệu khảo sát mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 qua trắc nghiệm bài tập được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 qua trắc nghiệm bài tập IQ Phân loại Tần số Tỉ lệ % 130 trở lên Rất xuất sắc 0 0,00

120 – 129 Xuất sắc 25 16,23

110 – 119 Thông minh 16 10,39 90 - 109 Trung bình 65 42,21

80 - 89 Tầm thường 39 25,32

70 - 79 Kém 7 4,55

69 trở xuống Đần độn 2 1,30

Tổng 154 100,00

Từ bảng 2.3, ta có biểu đồ mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 qua trắc nghiệm bài tập như sau:

0.00

16.23 10.39

42.21

25.32

4.55

1.30 0

5 10 15 20 25 30 35 40 45 Tỉ lệ (%)

RXS XS TM TB TT K ĐĐ Mức độ trí thông minh

Biểu đồ 2.2. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 qua trắc nghiệm bài tập Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 được dựa trên điểm số IQ tìm được theo công thức của D. Wechsler phân loại dựa trên 7 mức chuẩn. Số liệu ở biểu đồ 2.2 cho thấy: Trí thông minh của học sinh lớp 4 được trải dài ở các mức độ từ mức “xuất sắc” cho đến mức “đần độn” (6 mức), không có học sinh nào đạt mức “rất xuất sắc”.

- Theo biểu đồ 2.2, trên toàn mẫu có 26,62% học sinh có trí thông minh từ mức

“thông minh” trở lên (gồm 10,39% học sinh đạt mức “thông minh” và 16,23 % học sinh đạt mức “xuất sắc"). Những học sinh có IQ từ 110 trở lên (tương đương từ 30 điểm thô trở lên), trẻ đã giải quyết tốt các câu hỏi đơn giản. Với các câu hỏi khó (câu 7; 11; 17; 18; 26; 27; 34; 38; 40), có những trẻ đã giải quyết được một số câu hỏi. Tuy nhiên, chưa có học sinh nào trong mẫu nghiên cứu đạt điểm số tối đa (40/40) ở trắc nghiệm này, chỉ có 1 học sinh đạt được 37 điểm thô (IQ =128) là cao nhất. Tìm hiểu sâu về học sinh có điểm IQ cao nhất trong toàn mẫu nghiên cứu, chúng tôi thấy học sinh này trả lời đúng 37 câu trắc nghiệm (3 câu chưa đúng là câu 18; 26; 27), đây là 1 học sinh nữ trường Ba Tơ, chúng tôi đã trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và được biết em này là học sinh giỏi 3 năm liền của trường tiểu học Thị trấn Ba Tơ, từng đoạt nhiều giải nhất về thi hái hoa dân chủ, kể chuyện, văn nghệ,…trong toàn huyện Ba Tơ và tỉnh Quảng Ngãi, do vậy những câu hỏi trong trắc nghiệm bài tập học sinh ấy đã giải quyết rất thành công.

- Ở biểu đồ 2.2, tỉ lệ học sinh có trí thông minh ở mức “TB” là nhiều nhất (42,21%), gần 1/2 mẫu nghiên cứu. Đây là những học sinh có điểm IQ từ 90 – 109.

Qua việc tìm hiểu phiếu trả lời trắc nghiệm của trẻ, chúng tôi thấy những học sinh này đã đưa ra đáp án chính xác ở các câu hỏi đơn giản thuộc các lĩnh vực ngôn ngữ; trí nhớ; tư duy và tri giác còn các câu hỏi tương đối khó trong từng lĩnh vực, trẻ chưa có đáp án chính xác.

- Số liệu nghiên cứu cũng cho thấy: Trong mẫu nghiên cứu còn 31,17% học sinh ở mức trí thông minh dưới mức “TB” (gồm 25,32% học sinh có trí thông minh mức

“tầm thường”; 4,55% mức “kém” và 1,30% mức “đần độn”). Khi xem xét phiếu trả lời trắc nghiệm của những học sinh mức “đần độn”, chúng tôi thấy trẻ đã giải được các câu hỏi đơn giản và đạt điểm IQ từ 69 – 88 điểm. Nếu đối chiếu điểm IQ = 69 với

“Bảng các mức độ chậm trí tuệ theo chỉ số IQ” [35, tr.243] theo thang Wechsler thì 1,30 % học sinh ở mức “đần độn” thuộc nhóm “chậm khôn nhẹ”. Chúng tôi tiến hành tìm hiểu sâu về 2 học sinh có mức “đần độn” (IQ = 69) thì thấy đây là 2 học sinh nữ dân tộc Hre, trường tiểu học Ba Vì. Qua trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi được biết 2 học sinh này nói riêng và học sinh Hre khác nói chung thường khá khó khăn trong học tập so với các học sinh dân tộc Kinh; trẻ thường rất chậm chạp, khả năng sử dụng Tiếng Việt còn hạn chế, việc đọc, viết, hiểu, làm toán,… trẻ thường không dễ dàng nhưng trẻ vẫn có sự tiến bộ khi được rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, kỹ năng giải các bài tập Toán ở các lớp học phụ đạo cho học sinh người Hre.

Điều đó đã gợi mở cho chúng tôi xem xét biện pháp rèn luyện nâng cao mức độ trí thông minh cho học sinh lớp 4 bằng cách tổ chức cho học sinh học tập, rèn luyện kỹ năng giải bài tập Toán, Tiếng Việt để giúp trẻ có thể học tập tốt hơn.

Như vậy: Đánh giá trên toàn mẫu nghiên cứu, có 68,83% học sinh đạt trí thông minh từ mức “TB” trở lên, còn lại 31,17% đạt dưới mức “TB”. Kết quả khảo sát này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết nghiên cứu mà chúng tôi đặt ra: Đa phần học sinh có trí thông minh ở mức “TB”.

2.2.1.3. Nhận định chung về mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi qua các trắc nghiệm.

* Tương quan giữa trắc nghiệm Raven màu và trắc nghiệm bài tập - Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 qua 2 trắc nghiệm

Kết quả phân loại mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 qua 2 trắc nghiệm được cụ thể hóa ở bảng sau:

Bảng 2.4. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 qua 2 trắc nghiệm

IQ Phân loại Raven màu Bài tập

Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % 130 trở lên Rất xuất sắc 1 0,65 0 0,00

120 – 129 Xuất sắc 15 9,74 25 16,23

110 – 119 Thông minh 34 22,08 16 10,39

90 – 109 Trung bình 56 36,36 65 42,21

80 – 89 Tầm thường 34 22,08 39 25,32

70 – 79 Kém 14 9,09 7 4,55

69 trở xuống Đần độn 0 0,00 2 1,30

Tổng 154 100,00 154 100,00

Từ bảng 2.4, ta có biểu đồ mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 qua 2 trắc nghiệm như sau:

0.65 0.00 9.74

16.23 22.08

10.39 36.36

42.21

22.08 25.32

9.09 4.55

0.00 1.30 0

10 20 30 40 50

Tỉ lệ (%)

RXS XS TM TB TT K ĐĐ Mức độ trí thông minh

ể ồ ắ

Raven màu Bài tập

Biểu đồ 2.3. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 qua hai trắc nghiệm

Từ biểu đồ 2.3 cho thấy: Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 qua 2 trắc nghiệm là tương đồng nhau (68,83% học sinh ở mẫu nghiên cứu có trí thông minh từ mức “TB” trở lên và 31,17% học sinh dưới mức “TB”).

- Về mặt kiểm định:

Hệ số tương quan giữa trắc nghiệm bài tập và trắc nghiệm Raven màu là:

R= 0,875 nên ta khẳng định giữa trắc nghiệm bài tập và trắc nghiệm Raven màu có tương quan thuận, chặt chẽ.

* Với kết quả khảo sát ở trên, chúng tôi nhận thấy trong 7 mức độ trí thông minh theo thang đo Wechsler: Mức “TB” là nhiều nhất, chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong toàn mẫu nghiên cứu, riêng mức độ “rất xuất sắc” và “đần độn” rất ít. Tìm hiểu sâu về những học sinh ở 2 mức này, chúng tôi phát hiện học sinh đạt điểm IQ cao nhất ở cả 2 trắc nghiệm là T.H.N.Tr (lớp 4A – Ba Tơ), 2 học sinh đạt điểm IQ = 69 ở trắc nghiệm bài tập là P.T.H (4A – Ba Vì), P.T.X (4B – Ba Vì).

Một phần của tài liệu Trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)