Chương 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ TRÍ THÔNG MINH CỦA HỌC SINH LỚP 4 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI
3.3. Thực nghiệm sư phạm
3.3.2. Tổ chức thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành trong thời gian 2 tháng rưỡi (từ 5/3/2014 đến 20/5/2014) theo nhiệm vụ và nội dung thực nghiệm đã xác định. Các điều kiện thực nghiệm được xây dựng một cách tương đối:
- Nhóm TN và nhóm ĐC là tương đồng nhau về những điều kiện và mức độ đánh giá ban đầu.
- Các biện pháp thực nghiệm diễn ra tương đối tự nhiên theo tiến độ làm việc và lịch trình hoạt động chung của trường tiểu học Ba Vì.
- Các biện pháp thực nghiệm được tiến hành dựa trên việc tạo điều kiện giúp đỡ và phối hợp chặt chẽ giữa người nghiên cứu và trường Ba Vì mà trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp 4A.
3.3.2.2. Quy trình thực nghiệm
Quy trình thực nghiệm gồm các giai đoạn ứng với thời gian 2 tháng rưỡi
a. Giai đoạn 1: Khảo sát trước thực nghiệm và chuẩn bị tác động thực nghiệm (từ 5/3/2014 – 10/3/ 2014)
- Dùng trắc nghiệm bài tập và hệ thống bài tập thứ 2 để đánh giá thực trạng mức
độ trí thông minh của học sinh cả 2 nhóm TN và ĐC.
- Trao đổi kỹ với giáo viên chủ nhiệm nhóm TN về thực trạng mức độ trí thông minh và các phẩm chất tư duy của học sinh.
b. Giai đoạn 2: Tiến hành thực nghiệm (từ 13/3/2014 đến 15/5/2014) - Tiến hành các biện pháp thực nghiệm trên nhóm TN.
- Quan sát và theo dõi nhóm ĐC trong điều kiện bình thường.
c. Giai đoạn 3: Đo lường và đánh giá kết quả thực nghiệm (17/05/2014 đến 20/
05/2014)
- Dùng trắc nghiệm bài tập đánh giá mức độ trí thông minh của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC. Quan sát quá trình học sinh thực hiện trắc nghiệm bài tập cũng như khi học sinh giải các bài tập ở hệ thống bài tập thứ 2.
- Đánh giá hiệu quả của các biện pháp thực nghiệm qua việc so sánh kết quả thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC theo từng thời điểm.
3.3.2.3. Công cụ và cách thức đánh giá thực nghiệm a. Trước thực nghiệm
Sử dụng trắc nghiệm bài tập và hệ thống bài tập thứ 2 để đánh giá mức độ trí thông minh của nhóm TN và nhóm ĐC.
b. Sau thực nghiệm
Sử dụng trắc nghiệm bài tập và hệ thống bài tập thứ 2 đánh giá mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4, từ đó đưa ra kết luận về hiệu quả thực nghiệm.
Hệ thống bài tập thứ 2 được chúng tôi soạn thảo để đánh giá một số biểu hiện cơ bản trong trí thông minh của học sinh lớp 4, cụ thể là đánh giá một số phẩm chất tư duy như tính định hướng; tính khái quát hóa và tính tiết kiệm tư duy.
* Mô tả các bài tập cụ thể:
Dạng bài tập Biểu hiện trí thông minh
(phẩm chất tư duy) Yêu cầu
1. Dấu hiệu chia hết Khái quát hóa Chọn số thích hợp và nêu quy luật chia hết
2. Trung bình cộng Tiết kiệm tư duy
Giải bài toán trung bình cộng ngắn gọn, chính xác
nhất.
3. Tìm 2 số khi biết tổng
và hiệu Tiết kiệm tư duy
Giải bài toán dạng Tổng – Hiệu ngắn gọn, chính xác
nhất.
4. Tìm 2 số khi biết tổng
và tỉ số Tiết kiệm tư duy Giải bài toán dạng Tổng – Tỉ ngắn gọn, chính xác nhất.
5. Tìm 2 số khi biết hiệu
và tỉ số Tiết kiệm tư duy Giải bài toán dạng Hiệu – Tỉ ngắn gọn, chính xác nhất.
* Tiêu chí đánh giá từng bài tập theo các phẩm chất tư duy như sau:
+ Tính định hướng: 10 bài; tổng điểm: 100 điểm.
Bảng 3.2. Tiêu chí đánh giá tính định hướng
Tiêu chí (theo số bài tập giải đúng) Điểm Xếp loại
0 – 3 0 - 30 Thấp
4 – 7 40 - 70 TB
8 – 10 80 - 100 Cao
+ Tính khái quát hóa: 2 bài; tổng điểm: 20
Chúng tôi đánh giá tính khái quát hóa trên cả 2 phương diện: đúng bài tập và đúng quy luật. Do vậy, tiêu chí đánh giá tính khái quát hóa cụ thể ở bảng sau:
Bảng 3.3. Tiêu chí đánh giá tính khái quát hóa
Tiêu chí Điểm
Không đúng phương diện nào 0
Đúng 1 phương diện 5
Đúng 2 phương diện 10
Xếp loại tính khái quát hóa: (theo tổng điểm cả 2 bài tập) Từ 0 – 5 điểm: Thấp
10 điểm: TB 15 – 20 điểm: Cao
+ Tính tiết kiệm tư duy: 8 bài; tổng điểm: 80 Bảng 3.4. Tiêu chí đánh giá tính tiết kiệm tư duy
Tiêu chí Điểm
- Mỗi bài không đúng. 0
- Mỗi bài đúng và không ngắn gọn. 5
- Mỗi bài đúng và ngắn gọn 10
(ngắn gọn = ít bước giải nhất có thể) Xếp loại tính tiết kiệm tư duy: (theo tổng điểm 8 bài tập) Từ 0 – 25 điểm: Thấp
Từ 30 – 55 điểm: TB Từ 60 – 80 điểm: Cao
* Xử lý số liệu
- Trắc nghiệm bài tập: Xử lý giống phần nghiên cứu thực trạng - Hệ thống bài tập thứ 2:
+ Chấm điểm từng bài tập theo các tiêu chí + Cộng điểm tổng toàn bài
+ Dựa vào điểm tổng để đánh giá, nhận xét về mức độ của các phẩm chất tư duy.