Khái niệm hợp đồng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ KIỂM SOÁT RỦI RO ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG CÓ GIÁ TRỊ LỚN TRONG CÔNG TY

1.1. Khái quát chung về hợp đồng có giá trị lớn

1.1.1. Khái niệm hợp đồng

Thuật ngữ hợp đồng có nguồn gốc là từ contrahere trong tiếng Latinh, có nghĩa là “ràng buộc” và xuất hiện lần đầu tiên ở La Mã vào thế kỷ V-IV TCN18. Luật La Mã sử dụng khái niệm contractus có xuất phát điểm từ “những giao dịch cổ xưa nhất như sponsio hoặc nexum (mua bán và vay mượn theo nghi thức). Các giao dịch này được các action in personam bảo vệ”19. Có nghĩa là trong cổ luật La Mã, hợp đồng được coi là các thoả thuận được pháp luật bảo hộ. Không phải tất cả các thoả thuận giữa các bên là hợp đồng mà chỉ những thoả thuận được pháp luật thừa nhận mới được coi là hợp đồng mà thôi. Sau này, dưới thời Justinian, khái niệm hợp đồng trong luật La Mã được mở rộng theo xu hướng không chỉ bao gồm những hợp đồng được pháp luật bảo hộ, được qui định trong luật, có tên trong luật mà hợp đồng còn bao gồm cả những thoả thuận làm phát sinh hậu quả nhưng không được pháp luật bảo hộ (loại hợp đồng này được gọi là “giao ước”)20.

Pháp luật dân sự các quốc gia đều có khái niệm hợp đồng. Ở Pháp, khái niệm hợp đồng được hiểu là “s thoả thuận giữa các bên, theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác về việc chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một công việc nào đó”21. Trong khi đó ở Mỹ, hợp đồng được định nghĩa tại khoản 12 Điều 1-201của Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa kỳ: “Hợp đồng là

18 Nguyễn Ngọc Khánh, (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam, Nxb

Tư pháp, Hà nội; Wiez, W.Wolodkie và M. Zabocka, Luật la mã, Dg: Lê Nết, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 1999, tr. 162.

19 W.Wolodkie và M. Zabocka, Luật La Mã, Dg: Lê Nết, (1999), Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 162.

20 W.Wolodkie và M. Zabocka, tlđd, tr. 180: Ban đầu tiên, giao ước bao gồm 4 loại, gồm:

(1) Constitutum Debiti, nghĩa vụ trả nợ trong quá khứ; (2) Receptum argentarii, đảm bảo của ngân hàng về khả năng chi trả của người có nghĩa vụ đối với người có quyền; (3) Receptum nautarum, cauponum, stabutorium, sự đảm bảo thoả thuận của chủ tàu đối với

hàng hoá chuyên chở; (4) Pacta Legitima, giao ước về tặng của hồi môn, về tặng quà.

21 Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, (2006), Bộ luật dân sự Pháp, Dg: Trương Quang Dũng,

31

tổng hợp các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ thoả thuận của các bên được qui định bởi Bộ luật thương mại thống nhất Hoa kỳ và được bổ sung bởi các luật khác22. Hay Điều 1378 Luật BLDS bang Quebéc đã định nghĩa “Hợp đồng là sự thống nhất ý chí, theo đó một hoặc nhiều chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với một hoặc các bên chủ thể khác”23. Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 thì “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Xem xét khái niệm hợp đồng trong pháp luật dân sự của các quốc gia, có thể thấy mặc dù được diễn tả bởi các thuật ngữ khác nhau nhưng về bản chất được hiểu khá thống nhất. Có thể rút ra bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý, theo đó quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên phát sinh từ thỏa thuận đó sẽ được pháp luật ghi nhận và đảm bảo. Hay nói cách khác, hợp đồng là một sự thỏa thuận hay cam kết mà kết quả của nó là làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên. Các hệ thống pháp luật đều ghi nhận, về mặt pháp lý, hợp đồng phải được cấu thành từ các yếu tố sau:

Thứ nhất, hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên. Tức là hợp đồng phải phản ánh sự thống nhất ý chí thực sự của các bên tham gia hợp đồng. Sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên trong hợp đồng phải là sự thể hiện của quyền tự do ý chí của các bên tham gia. Việc tham gia hợp đồng là để đáp ứng nhu cầu và đạt được những lợi ích nhất định mà mỗi bên hướng tới, dựa trên nền tảng thoả thuận tự nguyện chứ không vì sự đe dọa, cưỡng ép hay lừa dối của bất kỳ chủ thể nào.

Thứ hai, những thỏa thuận, cam kết của các bên làm phát sinh các nghĩa vụ pháp lý được pháp luật thừa nhận, ủng hộ và bảo vệ. Những thỏa thuận có nội dung trái đạo đức xã hội, thỏa thuận giao dịch liên quan đến những đối tượng, hành vi bị pháp luật cấm đều không làm phát sinh nghĩa vụ pháp lý, không được pháp luật thừa nhận là hợp đồng.

22 Nguyên văn tiếng Anh: “Contract”, as distinguished from “agreement”, means the total legal obligation that results from the parties’ agreemen as determined by [the Uniform Commercial Code] as supplemented by any other laws.

23 BLDS Bang Quebec, Canada năm 1991 sửa đổi, bổ sung năm 2014, Điều 1378 quy

định: “A contract is an agreement of wills by which one or several persons obligate themselves to one or several other persons to perform a prestation

Thứ ba, hợp đồng có giá trị ràng buộc các bên. Khi các bên tham gia hợp đồng đã đạt được sự thoả thuận, thống nhất ý chí về những nội dung được pháp luật thừa nhận và ủng hộ thì hợp đồng đó sẽ được pháp luật bảo hộ. Các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ sự thỏa thuận của các bên sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc các bên tham gia hợp đồng. Bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(208 trang)
w